Chia Sẻ Kinh Nghiệm Niềng Răng Từ A đến Z - Webtretho
Có thể bạn quan tâm
1. Độ tuổi niềng răng chỉnh nha tốt nhất là bao nhiêu?
Theo các Nha sĩ thì độ tuổi tốt nhất để niềng răng là từ 6 đến 12 tuổi( đây là giai đoạn trẻ thay răng từ răng sữa sang răng vĩnh viễn). Lúc này, răng đang trong giai đoạn phát triển nên việc chỉnh răng sẽ dễ dàng hơn. Khí cụ niềng răng cho giai đoạn này là các hàm trainer bằng nhựa cao su mềm, giúp định hướng răng mọc, giúp hàm phát triển cân đối. Mặc dù mình đã ở tuổi 27,nhưng bác sĩ vẫn khuyên nên niềng răng dù rằng thời gian niềng xác định sẽ hơi lâu 1 chút so với trẻ em nhưng vẫn đạt hiệu quả tốt.
Để giúp khách hàng có được đầy đủ kiến thức và đỡ tốn thời gian tìm kiếm, chúng tôi đã tổng hợp 1 bài viết chi tiết về NIỀNG RĂNG, bạn xem nhé!!!
2. Niềng răng có phải nhổ răng không?
Niềng răng không phải nhổ răng, là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, đặc điểm cấu tạo và tình trạng của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định nên nhổ hay không. Trường hợp của mình thì phải nhổ 3 răng. Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý, nhưng mình vẫn không tránh được nỗi sợ nhổ răng. Và thật may mắn là trong suốt quá trình diễn ra, bác sĩ đã gây tê đầy đủ và thao tác rất chuyên nghiệp nên mình cảm thấy yên tâm hơn. Sau khi thuốc tê tan dần, mình có cảm giác hơi ê nhức ở phần răng bị nhổ nhưng sau 3 - 4 giờ cảm giác đã biến mất và mình có thể ăn uống bình thường, chỉ tránh những thức ăn quá nóng hoặc lạnh để hạn chế động chạm vào vết thương.
3. Niềng răng có đau không?
Trong khoảng 1 – 2 tuần đầu khi đeo niềng răng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau và ê buốt. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì cảm giác khó chịu này sẽ nhanh hết thôi vì phương pháp niềng răng hiện nay gần như sẽ hạn chế tối đa việc đau nhức và không hề tác động đến cấu trúc răng.
4. Niềng răng trong bao lâu?
Thông thường, thời gian niềng răng thường kéo dài từ 14 - 23 tháng, tùy từng trường hợp mà thời gian này có thể rút ngắn hoặc phải kéo dài hơn. Với trẻ em, cung hàm đang phát triển nên quá trình chỉnh nha sẽ diễn ra lâu hơn so với người lớn. Đối với trường hợp phải nhổ răng khi niềng thì thời gian niềng sẽ kéo dài hơn so với những ca niềng không nhổ răng. Ngoài ra thời gian niềng răng còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: độ tuổi, cách chăm sóc vệ sinh răng và phương pháp niềng răng… Sau 13 tháng “chịu khổ” mình đã tìm lại được hàm răng đúng như mong muốn. Mình cảm thấy rất hài lòng.
Một liệu trình niềng răng sẽ được chia thành những bước như sau:
Khám tổng quát, chụp phim hàm răng, tư vấn điều trị
Ở bước này, bác sĩ sẽ khám răng miệng tổng quát của bạn, chụp hình trong và mặt ngoài để tư vấn chính xác về tình trạng cũng như đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
Gắn khí cụ
Trước khi mắc cài được đặt lên răng, bạn sẽ được gắn thun tách kẽ trước. Thời gian đầu đặt thun có thể bạn sẽ ê ẩm vài ngày do chưa quen. Và lúc mình ở giai đoạn này mình không ăn uống được gì, chỉ “húp" tạm cháo. Nhưng sau khoảng một tuần khi đã quen thì khả năng ăn uống đã trở lại bình thường.
Giai đoạn gắn mắc cài
Mắc cài sẽ được gắn ở bề mặt của răng, dây cung sẽ nằm trong các rãnh mắc cài để tạo lực siết giúp răng di chuyển về đúng vị trí:
Quy trình gắn mắc cài:
Bước 1: Bác sĩ sẽ đánh bóng nhẹ bề mặt của răng bạn.
Bước 2: Sau đó, bạn sẽ được đặt một dụng cụ dùng để banh miệng bằng nhựa, tiếp theo bác sĩ sẽ làm khô răng rồi bôi keo nha khoa đặc biệt lên bề mặt răng để giữ các mắc cài.
Bước 3: Mắc cài được đặt lên keo nha khoa và cứng lại nhờ ánh sáng quang trùng hợp. Tiếp đó, bác sĩ sẽ được đặt chắc chắn trên răng, dây cung được đặt trên rãnh mắc cài và được cố định bằng thun chuyên dụng.
Khi gắn xong mắc cài, định kỳ từ 3 - 6 tuần, bác sĩ hẹn mình đến nha khoa để khám lại và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trong suốt quá trình niềng răng.
- Giai đoạn hoàn thiện
Sau một thời gian đeo mắc cài, khi các răng của mình đã sắp xếp đều và ổn định. Bác sĩ sẽ tháo niềng răng và mình được chuyển sang đeo hàm duy trì để răng không chạy lại vị trí cũ. Sau đó, bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám định kỳ để kiểm tra mức độ ổn định của răng của mình.
Từ khóa » Niềng Răng Tại Nhà Webtretho
-
Dụng Cụ Niềng Răng Tại Nhà Có Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất? - Webtretho
-
Có Ai đang Niềng Răng Bằng Hàm Tháo Lắp Ko Cho Mình Hỏi Chút?
-
Đây Là Sự Thật đằng Sau Việc Niềng Răng - Đọc Xong Bạn Có Muốn ...
-
Trước Khi Niềng Răng Bạn Cần Phải Biết Những điều Này - Webtretho
-
Niềng Răng, đẹp Cỡ Nào? (Tầng 18) - Webtretho
-
Niềng Răng, đau Cỡ Nào? (Phần 8) - Webtretho
-
Nhật Ký Niềng Răng! - Webtretho
-
Niềng Răng Có đau Không Webtretho? Giai đoạn Nào đau Nhất?
-
Phương Pháp Niềng Răng Invisalign Trên Webtretho
-
Niềng Răng, Đẹp Cỡ Nào? (Tầng 17) Part 2 - Webtretho
-
Niềng Răng Invisalign ở Việt Nam Part 1 - Webtretho
-
Review Dụng Cụ Niềng Răng Tại Nhà Có Tốt Như Quảng Cáo Không?
-
REVIEW ĐỊA CHỈ NIỀNG RĂNG Ở ĐÂU TỐT WEBTRETHO
-
Niềng Răng Trong Suốt Tốt Như Thế Nào