Chia Sẻ, Phòng, Chống Cháy Nổ, Thoát Nạn Khi Gặp Các Sự Cố Xảy Ra ...
Có thể bạn quan tâm
I. Định nghĩa sự cháy
Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng:
- Có phản ứng hóa học.
- Có tỏa nhiệt.
- Phát ra ánh sáng.
Khi ta thấy có đầy đủ 3 dấu hiệu này thì đó là sự cháy thiếu một trong những dấu hiệu đó thì không phải là sự cháy.
II. Khái niệm về nổ
Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và nổ hóa học.
Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp ực khác…).
Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.
III. Những yếu tố điều kiện cần và đủ để tạo thành sự cháy, sự cháy
Được hình thành trước hết cần 3 yếu tố:
- Chất cháy.
- Ôxy.
- Nguồn nhiệt.
Khi có đủ 3 yếu tố nói trên thì sự cháy vẫn chưa xuất hiện được mà cần phải có 3 điều kiện nữa thì sự cháy mới có thể xuất hiện.
- Ôxy phải lớn hơn : 14%.
- Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy.
- Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy.
Như vậy: bản chất của sự cháy được hình thành nhờ có đủ 3 yếu tố và 3 điều kiện nói trên muốn phòng ngừa không để cháy xảy ra và dập tắt được sự cháy cần sử dụng nguyên lý loại bỏ một trong những yếu tố tạo hình sự cháy.
+ Về vật cháy là cả thế giới vật chất hết sức đa dạng phong phú và tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí, chất cháy là chất có khả năng tiếp tục cháy sau khi đã tách khỏi nguồn nhiệt.
+ Về ôxy: Ôxy là chất khí không cháy được nhưng nó là dưỡng khí cần thiết, không có ôxy thì không sinh ra sự cháy được ôxy chiếm tỉ lệ 21% trong không khí nếu ôxy giảm xuống nhỏ hơn 14% thì hầu hết các chất cháy không duy trì được sự cháy nữa, trừ 1 số ít chất đặc biệt cháy được trong điều kiện nghèo ôxy (ví dụ hydro và mêtan còn 5% ôxy vẫn cháy được).Nguồn lửa hay nguồn nhiệt: nguồn lửa nguồn nhiệt gây cháy thường xuất phát từ các nguồn gốc.
+ Điện năng biến thành nhiệt năng (do các nguyên nhân quá tải, nghẽn mạch, gia nhiệt, hồ quang, tĩnh điện).
+ Phản ứng hóa học sinh nhiệt dẫn tới cháy.
+ Ma sát (cơ năng biến thành nhiệt năng).
+ Ngọn lửa trần, nhiệt trần ( nguồn lửa, nguồn nhiệt ở trạng thái mở như điếu thuốc, ngọn đèn, hàn xì khô).
+ Thiên nhiên sét, nhiệt mặt trời.
IV. Khái niệm về đám cháy
Đám cháy là sự cháy xảy ra ngòi sự kiểm soát của con người, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản.
V. Các dấu hiệu để nhận biết đám cháy
Thường có 3 dấu hiệu cơ bản để nhận biết được đám cháy, cụ thể:
- Mùi sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy không hoàn toàn của chất cháy tạo nên, do đó sản phẩm cháy của chất nào thì mang mùi đặc trưng của chất đó.
- Khói: Khói là sản phẩm của sự cháy, sinh ra từ các chất cháy khác nhau nên có màu sắc khác nhau màu sắc của khói phụ htuộc vào điều kiện cháy đủ không khí hoặc thiếu không khí.
- Ánh lửa và tiếng nổ là biểu hiện đặc trưng của phản ứng cháy từ sự phát sáng của ngọn lửa mà phát hiện được cháy. Hoặc sự cháy xảy ra gây nổ và phát hiện được cháy.Từ các dấu hiệu của đám cháy giúp ta phát hiện được đám cháy phán đoán được loại chất cháy để có biện pháp sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật chữa cháy cho phù hợp đạt hiệu quả cao.
VI. Phân loại đám cháy
Căn cứ vào trạng thái của chất cháy đám cháy được phân thành các loại như sau:
6.1.Chất cháy rắn: Ký hiệu A.
6.2.Chất cháy lỏng: Ký hiệu B.
6.3.Chất cháy khí: Ký hiệu C.
6.4.Chất cháy kim loại: Ký hiệu D.
6.5.Cháy điện: Ký hiệu E.
Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sản xuất thiết bị phương tiện chữa cháy và sử dụng phương tiện chữa cháy đúng với từng loại đám cháy (trên các bình chữa cháy ghi ký hiệu chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy đó).
VII. Kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra và kỹ năng thoát nạn
7.1. Kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra
* Cách xử lý khi phát hiện đám cháy
- Khi phát hiện ra cháy, nhanh chóng thông báo, hô hoán cho mọi người biết về vụ cháy. Nhanh chóng ngắt điện nhà bị cháy (nếu có thể).
- Huy động thêm mọi người xung quanh di chuyển người trong nhà ra ngoài nơi an toàn. Cùng với mọi người sử dụng các vật dụng để chữa cháy
- Gọi điện thoại cho lực lượng PCCC qua số 114.
* Cách xử lý khi bị bắt lửa vào quần áo
- Bình tĩnh, không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức.
- Nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc sau; không lấy tay dập lửa; không được nhảy ngay vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước nếu không chắc chắn đó là nơi an toàn vì nước có thể bị nấu sôi do lửa tác động.
- Một tay che miệng, một tay che mắt, mũi và tiếp tục cuộn tròn cho tới khi tắt lửa.
* Cách xử lý khi thấy người khác bị cháy
- Trấn an giúp người đó không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức. Dùng chăn chiên đã tẩm nước hoặc dùng các bình bột, chữa cháy, nước để dập tắt lửa.
- Đưa người bị cháy đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe.
* Cách sơ cứu người bị ngừng thở
- Nếu nạn nhân ngừng thở nhưng mạch còn đập, tiến hành hô hấp nhân tạo sau đỏ
kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ và tiếp tục hô hấp cho đến khi nạn nhân bắt đầu tự thở được hoặc đến khi có người đến giúp đỡ.
- Nếu nạn nhân ngừng thở và mạch cũng ngừng đập phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Người cứu cần thực hiện 1 chu kỳ: 2 lần thổi ngạt sau đó ép tim 30 lần.
Dừng lại để kiểm tra tim, phổi nạn nhân. Nếu nạn nhân tự thở được thì dừng thổi ngạt, tim mạch hoạt động lại thì dừng ép tim. Nếu chưa phục hồi thì vẫn cấp cứu theo chu kỳ trên cho đến khi nạn nhân phục hồi hoặc nhân viên y tế đến.
- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe
* Cách sơ cứu người bị bỏng
- Sử dụng nước sạch (nhiệt độ nước tốt nhất là từ 16 - 20 C để ngâm và rửa vết bỏng).
- Có thể ngâm, rửa phần bị bỏng dưới vòi nước hay trong chậu nước mát hoặc dội liên tục nước sạch lên vùng bỏng hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt.
- Kết hợp vừa ngâm rửa phần bị bỏng, vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám vào vết bỏng.
- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe.
* Cách sơ cứu người hít phải khói
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, đến nơi có không khí trong lành, thoáng. Dập tắt lửa hay lửa cháy trên áo quần nạn nhân. Nếu nạn nhân bất tỉnh thì kiểm tra nhịp thở, mạch đập của nạn nhân và chuẩn bị hô hấp nhân tạo.
- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức. Cho nạn nhân thở oxy nếu có sẵn và bạn đã được huấn luyện. Chữa các vết bỏng hay các vết thương tích khác.
- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe.
7.2. Kỹ năng thoát nạn
- Khi xảy ra sự cố về cháy, nổ ở trường học phải bình tĩnh làm theo chỉ dẫn của lực lượng phòng, chống cháy nổ.
- Để tránh bị ngạt khói, các Đ/c di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể (vì không những lửa mà khói và hơi khí độc cũng có thể dẫn đến tử vong). Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất. Không được trốn dưới gầm bàn ghế, trốn trong phòng vệ sinh.
- Trong trường hợp quần áo bị bén lửa các Đ/c phải dừng lại, nằm xuống và lăn người quai lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa.
- Nếu mở cửa phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa nên tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.
- Khi thoát ra ngoài phòng, các Đ/c hãy bình tĩnh di chuyển thoát nạn theo đường cầu thang bộ. Tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn.
- Trong trường hợp ngọn lửa bùng phát, khói, khí độc bao trùm cả hành lang và không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa. Sau đó các Đ/c di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ và gọi to hoặc dùng khăn, áo, mũ để ra hiệu cầu cứu để các lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hướng dẫn. Tuyệt đối không được nhảy xuống dưới, trừ khi có đệm không khí, đệm hơi, lưới ở dưới và được lực lượng phòng, chống cháy nổ hướng dẫn.
Trên đây là những Kỹ năng phòng, chống cháy nổ xảy ra trong trường học; mong rằng các em học sinh sẽ trang bị cho mình kỹ năng thiết thực để phòng, chống cháy, nổ xảy ra trong trường học và luôn nêu cao tinh thần phòng, chống cháy nổ để môi trường học tập của mỗi chúng ta luôn là môi trường an toàn.
Cuối cùng xin chúc các em có một sức khỏe dồi dào và tuần học tốt.
| TM. BAN GIÁM HIỆU HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Tâm
|
Từ khóa » Khái Niệm Chung Về Cháy Nổ
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Cháy Nỗ Và đám Cháy
-
Bạn đã Biết Những Khái Niệm Về Cháy Nổ Và đám Cháy Chưa?
-
[PDF] 1.2. KHÁI NIỆM VỀ CHÁY NỔ VÀ ĐÁM CHÁY
-
Cháy, Nổ Là Gì? Điều Kiện Cần Và Đủ Để Tạo Thành Sự Cháy Là Gì
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Cháy Nổ Và đám Cháy - Quốc An PCCC
-
Khái Niệm Về Cháy Nổ
-
Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Cháy, Nổ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
-
Hóa Học Về Cháy Nổ | HHLCS
-
[PDF] Kỹ Thuật Phòng Cháy Chữa Cháy
-
Kiến Thức Về Cháy Nổ - Dịch Vụ Bảo Vệ
-
Nguyên Nhân Cháy Nổ Và Các Biện Pháp Phòng Chống Cháy Nổ
-
Kỹ Thuật Phòng Cháy Chữa Cháy-Khái Niệm Chung Và Nguyên Nhân ...
-
Phòng Cháy Chữa Cháy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Nhân Và Biện Pháp Phòng Chống Cháy Nổ