[Chia Sẻ] Sơ đồ Mạch Ampli đèn Và Cách Mắc đơn Giản, Chính Xác

1. Vai trò của sơ đồ mạch Amply đèn

Amply đèn là một trong những dòng thiết bị quan trọng giúp khuếch đại âm thanh, hoạt động dựa trên nguyên lý của bóng đèn; được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền tải tín hiệu nghe nhạc, vô tuyến truyền hình, điện thoại,...Vậy nên, việc lắp đặt Amply đèn giữ một vai trò vô cùng quan trọng.

Một trong những cách được nhiều người lựa chọn khi lắp đặt Amply đèn đó chính là sử dụng sơ đồ mạch. Cách làm này không chỉ giúp người dùng tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo được hiệu quả đem lại. Theo đánh giá của kỹ thuật viên, việc lắp đặt thiết bị âm thanh Amply dựa theo sơ đồ mạch quyết định đến 90% hiệu năng làm việc của thiết bị; đồng thời cũng giúp người dùng hạn chế được các rủi ro trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, việc lắp đặt dựa trên sơ đồ mạch Amply đèn đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về quy trình làm việc và vận hành của thiết bị Amply. Do đó, nếu như bạn không phải là một “chuyên gia” trong lĩnh vực lắp đặt thiết bị âm thanh thì đừng có lắp ráp, nó sẽ khiến bạn phải trả giá bằng rất nhiều tiền bạc. >>>Xem chi tiết ngay Ampli đèn là gì? Nguyên lý hoạt động và những sai lầm khi mua

2. Hướng dẫn cách lắp ráp dựa trên sơ đồ mạch Amply đèn:

Sau khi nắm chắc được vị trí, nguyên lý làm việc dựa trên sơ đồ mạch Amply đèn thì bạn có lắp ráp dựa trên trình tự dưới đây của chúng tôi. Đó là:

Đầu tiên, bạn cần phải mua một bộ PCB, trên bộ PCB có đủ các giá trị linh kiện nên bạn chỉ cần mua đúng và thực hiện lắp đúng vị trí là được.

Hầu hết, các thiết bị Amply đèn đều ảnh hưởng tới độ ấm áp của đèn nên bạn cần phải đốt tim đèn. Sơ đồ đốt tim đèn như sau:

Sơ đồ đốt tim đèn

Sau khi đốt tim, bạn hàn đế đèn, cắm đèn và bật nguồn. Khi làm tới bước này, điện áp đốt tim khá thấp nên bạn không cần phải lo lắng sợ điện giật. Và bạn cắm điện chờ tim đèn sáng. Khi đốt tim đèn sáng, bạn rút nguồn và đi dây đường cao áp. Bạn đi dây cao áp từ biến áp đến bo van, rồi từ bo van lên choke, và cuối cùng là từ bo van lên bo chính và biến áp xuất âm.

Như hình trên, chúng tôi đã nối cả biến áp xuất âm với bo chính. Các đường cao áp AC là màu cam, đường màu đỏ và màu đen là điện một chiều. Trong trường hợp OPT của bạn không có đường SG thì bạn nên nối mạch ở chế độ pendiot. Còn nếu có đường SG thì bạn bỏ điện trở 100R và nối đường SG như hình sau:

Vậy là, chúng ta đã hoàn thiện việc đi dây của một Amply đèn. Tiếp theo, bạn hàn jack RCA và volume ở vị trí tín hiệu vào là hoàn thiện một Amply đèn theo kit có sẵn. Với Amply đèn có công suất các bạn cần phải cắm loa ở ngõ ra để hạn chế làm hỏng biến áp xuất âm.

3. Một số lưu ý khi ráp nối Amply đèn theo sơ đồ mạch:

Để đảm bảo hiệu quả cũng như rút ngắn thời gian ráp nối thiết bị dựa trên sơ đồ mạch Amply đèn, người dùng cần phải được lưu ý một số điều sau đây:

3.1. Lựa chọn công suất của thiết bị Amply đèn

Công suất của Amply đèn phụ thuộc vào cặp loa mà bạn đang sử dụng. Nếu như cặp loa có độ nhạy từ 87 - 90dB hoặc kháng trở dưới 8 ohm thì bạn cần phải lựa chọn Amply đèn có công suất đẩy kéo với công suất ra từ 30 - 50W. Trong trường hợp thiết bị có độ nhạy cao từ 92 - 97dB hoặc hơn nữa, thì bạn nên lựa chọn một Amply single - end sẽ là tốt nhất.

Với tần công suất đẩy kéo, bạn có thể lựa chọn đèn 6V6, KT -88 hay 6L6, EL -34,...Đối với mạch single - end thì bạn có thể lựa chọn các loại đèn trên hoạc các loại đèn đốt trực tiếp như 300B, 845,....Đèn đốt trực tiếp sẽ có âm thanh tốt hơn nhưng lại khó lắp hơn so với đèn gián tiếp. Đèn đốt trực tiếp phần lớn được ráp nối theo kiểu single - end và bạn có thể áp dụng theo kiểu đẩy kéo để có thể khai thác công suất lớn hơn.

3.2. Chọn biến áp cho Amply đèn

Biến áp là linh kiện to, nặng và quyết định đến chất lượng của thiết bị Amply đèn đó. Bạn có thể thuê hoặc tự quấn biến áp nguồn. Biến áp nguồn khi cuốn cần phải căn cứ dựa trên nhu cầu điện áp và dòng điện của các loại đèn và tầng khuếch đại để quấn sao cho đúng và đủ nhất. Với điện áp ra, đòi hỏi độ chính xác khá cao nên cần bạn cần phải chọn loại dây quấn đủ to để dòng điện được cấp ổn định, không bị sụt khi vặn volume lớn.

Theo kinh nghiệm, dòng điện và công suất cho biến áp nên chọn mức lớn hơn mức khai thác tối thiểu là 1, 3 lần. Riêng biến áp xuất âm thì bạn nên sử dụng biến áp chính hãng, chất lượng cao vì đây là “trái tim” của Amply đèn.

3.3. Lựa chọn linh kiện cho Amply

Một Amply đèn chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu của các linh kiện sử dụng. Lựa chọn linh kiện tốt, lắp ráp đúng vị trí theo sơ đồ mạch Amply đèn chưa cần có tay nghề tốt cũng có thể đạt được yêu cầu. Nếu như linh kiện kém dù sơ đồ, kinh nghiệm lắp đặt có cao siêu đến đâu thì chất lượng âm thanh khó có thể đạt được yêu cầu.

3.4. Lựa chọn tụ, trở và chiết áp

Mỗi một loại tụ, trở đều có những “âm thanh” riêng, tùy thuộc vào từng linh kiện mà bạn lựa chọn sẽ có các âm thanh khác nhau. Để có những âm thanh tốt nhất cho Amply đèn, bạn nên lựa chọn trở Kiwame, Allen Bradley,....Với tụ nối tầng thì bạn lựa chọn tụ đầu sẽ cho âm thanh ấm và chậm hơn còn nếu muốn âm thanh “tươi” thì bạn có thể dùng loại tụ polypropylene. Còn đối với tụ lọc nguồn thì BlackGate và Elna Cerafine là sự chọn lựa phù hợp nhất thế nhưng, mức giá tương đối đắt đỏ, trong trường hợp không đủ điều kiện về tài chính, bạn có thể lựa chọn một số loại tụ hóa thông thường sau đó nâng cấp dần lên. Lưu ý cho bạn đó chính là tụ phải có điện áp làm việc cao hơn điện áp thực tế trong mạch và tối thiểu là 20% mới an toàn.

3.5. Thiết kế sườn máy (chassis)

Sườn máy chính là nơi lắp đặt các linh kiện của Amply đèn nên đòi hỏi cần phải chắc chắn. Bạn có thể làm sườn bằng các vật liệu như gỗ, inox, nhôm,....Nếu như biến áp nguồn và biến áp ra đặt cùng trên chassis thì chassis cần phải dày tối thiểu là 2,5 - 3mm.

Những nguyên tắc sau đây bạn cần phải nhớ khi lắp đặt các linh kiện lên sườn máy (chassis) đó là:

  • Đặt bộ biến áp cách xa khu vực đầu vào và khu vực đèn tiền khuếch đại.
  • Đặc cuộn cảm lọc nguồn xoay 90 độ so với biến áp nguồn.
  • Cố gắng xây dựng sơ đồ để lắp ráp, nối dây giữa các linh kiện càng ngắn càng tốt.
  • Khoảng cách giữa dây xoay chiều AC với dây tín hiệu càng xa càng tốt; nếu chúng buộc phải giao nhân thì bạn nên cho chúng vuông góc với nhau.
  • Khi phân phối điện áp sợi đốt, không nên nối các đế đèn thành hàng nối tiếp mà hãy dùng loại đầu nối để đế đèn có một đường đi riêng.

3.6. Phương pháp nối đất

Sử dụng cách “nối đất một điểm” tức là sơ đồ điện chỉ tiếp xúc với chassis duy nhất tại 1 điểm . Mỗi một điểm nối đất trong các mạch điện được kết nối với các điểm bằng những sợi dây riêng biệt. Những điểm này sẽ được nối với điểm nối đất chung của chassis tức là nối đất từ đầu vào RCA, trở thoát lưới, tụ thoát cathode,...thành một điểm nối của tầng khuếch đại đó. Ở mỗi tầng, những linh kiện lại có điểm nối đất riêng. Tất cả những điều này đều nối riêng biệt với một điểm nối đất chung với chassis.

Cực âm của tụ lọc nguồn đầu tiên sẽ được nối trực tiếp với điểm nối đất của chassis và tụ lọc cuối cùng sẽ nối với điểm nối đất của tầng đó để rút ngắn đường đi tín hiệu qua khu vực nguồn. Bạn cũng đừng quên nối một bên của cuộn thứ cấp của biến áp với đất, nó có thể khiến chiếc loa của bạn khi biến áp ra bị chập hoặc rò rỉ.

>>Bạn đừng bỏ lỡ 6+ mẫu Amply đèn được ưa chuộng nhất hiện nay mà bạn nên xem

Mong rằng nội dung thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết cách lắp đặt thiết bị theo sơ đồ mạch Amply đèn cùng những lưu ý cần thiết. Nếu như bạn không phải là một chuyên gia hoặc am hiểu về vị trí, chức năng của Amply đèn thì đừng cố gắng lắp đặt, rất dễ gây ra các phiền toái cho bạn. Bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới hoặc liên hệ tới hotline 0243.5627488 - 0977060286 - Hotline 24/24: 0932060286, nhân viên Audio Hải Hưng sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của bạn.

Từ khóa » Sơ đồ Mạch Ampli đèn đơn Giản