Chia Sẻ Trọn Bộ Kỹ Thuật Nuôi Bò Brahman Từ A-Z Thu Nhập Cao

Kinh tế của nhiều hộ gia đình đã được cải thiện rất nhanh nhờ nuôi giống bò  Brahman, vậy nên số người tìm hiểu về cách nuôi chúng đang tăng vọt. Kỹ thuật nuôi bò brahman đang là vấn đề cực kỳ nóng hổi được các hộ gia đình chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với bà con về giống bò này, và trọn bộ kỹ thuật chăn nuôi bò brahman được nhiều chuyên gia chia sẻ.

kỹ thuật nuôi bò brahman

Mục lục

  • Tìm hiểu sơ bộ về giống bò Brahman
  • Lý do giống bò Brahman được ưa chuộng chăn nuôi tại Việt Nam
  • Kỹ thuật nuôi bò Brahman từ A-Z
    • 1. Thiết kế chuồng trại
    • 2. Hướng dẫn chọn bò Brahman giống
      • 2.1. Chọn bò nuôi hướng thịt
      • 2.3. Chọn con giống nuôi sinh sản
    • 3. Thức ăn cho bò
    • 4. Kỹ thuật vỗ béo bò brahman hướng thịt
    • 5. Kỹ thuật chăm sóc bò brahman sinh sản
      • 5.1. Dấu hiệu bò cái động dục
      • 5.2. Cách phối giống
      • 5.3. Cách chăm sóc bò mẹ mang thai
      • 5.4. Đỡ đẻ cho bò
      • 5.4. Chăm sóc bò mẹ và bê con mới sinh
    • 6. Phòng ngừa bệnh tật

Tìm hiểu sơ bộ về giống bò Brahman

Bò Brahman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng được lai tạo lần đầu tiên tại Mỹ vào những năm 1954 – 1926 với bộ lông rất đa dạng vì có đến 3 màu: đỏ, trắng, đen.

Giống bò này được đặt tên theo vị thần Bà La Môn tôn kính của tôn giáo Ấn Độ. Chúng thuộc loại động vật chịu nhiệt tốt, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

Ở Úc nói riêng, người dân thường nuôi bò Brahman loại màu trắng là chủ yếu, dùng để sản xuất thịt bò. Trong khi đó, giống bò Brahman màu đỏ thì để xuất cho các nước Châu Á do người dân ở các quốc gia này chuộng hơn.

Đặc điểm bò brahman: Giống bò này nổi tiếng với đặc điểm thân hình săn chắc, phần yếm rất phát triển, tai to, cụp, lưng dài và thẳng. Con đực khi trưởng thành thì màu lông sẽ sậm hơn con cái. Khi đã phát triển, con đực nặng khoảng 850kg, đôi khi lên đến 1000kg, còn con cái thì rơi vào khoảng 500kg.

Đặc điểm bò brahman

Lý do giống bò Brahman được ưa chuộng chăn nuôi tại Việt Nam

Bò Brahman được đánh giá là 1 trong 5 giống bò thịt tốt nhất hiện nay. Giống bò này hiện được người dân ưa chuộng, chăn nuôi rộng rãi bỏi nhiều ưu điểm:

  • Kỹ thuật nuôi bò brahman đơn giản, không kén ăn, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở nhiều khu vực.
  • Khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu ôn đới ở nước ta.
  • Tỷ lệ thịt xẻ của giống bò này đạt từ 52 – 55%, thịt săn chắc, thơm ngon.
  • Bò cái giống này rất mắn đẻ và dễ đẻ cực kỳ.
  • Bê sơ sinh mỗi lứa có khối lượng từ 22 – 25kg/ con.
  • Có thể tận dụng giống bò Brahman để cải tạo giống bò vàng Việt.
  • Đặc biệt phần cơ bò Brahman rất phát triển và còn có được khả năng kháng được các loại ký sinh như ve.

Kỹ thuật nuôi bò Brahman từ A-Z

Kỹ thuật nuôi bò Brahman từ A-Z

1. Thiết kế chuồng trại

Xây dựng chuồng cho bò Brahman cũng như một số kỹ thuật xây chuồng trại cho các loài vật nuôi khác, điều cần lưu ý nhất chính là hướng chuồng. Người chăn nuôi nên làm theo hướng Đông Nam để tránh gió lùa và giữ ấm cho những chú bò vào mùa lạnh và vẫn đảm bảo nhiệt độ mát cho mùa hè.

Vật liệu xây chuồng cho bò Brahman không cần đầu tư quá đắt đỏ. Hãy tận dụng gỗ, tre, nứa để dựng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Xây chuồng theo từng ô để dễ quản lý và chăm sóc bò hơn. Mật độ trung bình là từ 3 – 4 m2/con.

Ngoài ra, cần thiết kế hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả để tránh tồn đọng nước trên nền chuồng. Luôn cần phải để nền chuồng luôn khô ráo, thông thoáng.

Thông số kỹ thuật tiêu chuẩn của máng ăn cho bò Brahman với diện tích là 0,6 x 1,2m, máng uống 0,6×0,6×0,4m. Bên cạnh đó cần lắp đặt hệ thống xử lý chất thải đúng quy chuẩn, để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Bà con nên tham khảo các công nghệ xử lý chất thải bằng Máy ép phân tách nước 3A. Ưu điểm của phương pháp này đó chính là:

  • Tiết kiệm diện tích hầm chứa chất thải.
  • Xử lý triệt để, nhanh chóng, kịp thời, tránh phát sinh mùi hôi, ruồi muỗi, ký sinh trùng gây dịch bệnh,…
  • Tận dụng lượng nước thải sau khi ép để sản xuất khí Biogas.
  • Tận dụng phân khô sau khi ép để làm phân hữu cơ, hoặc nuôi giun quế.

Ngoài ra để xử lý mùi hôi chuồng trại, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học EM VBio:

chế phẩm sinh học EM VBio

Ngoài tác dụng xử lý mùi hôi chuồng trại, chế phẩm có tác dụng giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh. Tăng cường hệ tiêu hóa và hấp thu các loại thức ăn, kích thích khả năng sinh sản. Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi.

2. Hướng dẫn chọn bò Brahman giống

Tùy vào nhu cầu chăn nuôi mà bà con chọn bò giống Brahman sao cho phù hợp.

2.1. Chọn bò nuôi hướng thịt

Con giống phải có nét đặc trưng của giống, khỏe mạnh, ăn uống bình thường, thân hình cân đối, cử động dứt khoát, kinh hoạt, đường sống lưng bằng phẳng, ngực sâu và rộng, mông to, các chân đều và cân đối, lông trơn. U vai và cơ phát triển tốt, tai cụp.

2.3. Chọn con giống nuôi sinh sản

Con đực: Bò đực giống brahman phải có ngoại hình phù hợp với các đặc trưng của từng giống. Yêu cầu cơ bản như giống bò hướng thịt. Yêu cầu đạt để lai giống sinh sản là bộ phận sinh dục phát triển bình thường. Hai hòn cà đều, cân đối, to, treo vững chắc, không quá sa xuống, chất lượng tinh dịch tốt.

Con cái:

Chọn con giống bò brahman nuôi sinh sản

  • Bò brahman cái phải thuần tính, hiền lành, có ngoại hình đặc trưng của giống.
  • Thân hình tổng thể bò có dáng thanh nhẹ, da mỏng, thưa lông, các phần đầu, cổ, thân và vai cân đối hài hòa.
  • Phần ngực sâu và rộng; khung xương sườn mở rộng, cong về phía sau. Bụng to nhưng không chảy xệ, chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.
  • Bầu vú phát triển về phía sau, các núm vú đều nhau, dài vừa phải, không bị vú kẹ, da vú mỏng và đàn hồi, tĩnh mạch vú nổi rõ, phân nhánh ngoằn ngoèo.

3. Thức ăn cho bò

Khối lượng thức ăn cung cấp năng lượng phù hợp cho bò Brahman tiêu chuẩn là từ 2 – 3% so với cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại cám công nghiệp để đảm bảo chất lượng thịt sạch. Kết hợp sử dụng thức ăn ủ chua để bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bò.

Thức ăn tinh cho bò Brahman bao gồm: sắn, ngô nghiền nát, khô dầu đậu phộng hoặc bột keo là chủ yếu. Nhóm thực phẩm này chiếm đến gần 20-30% trong khẩu phần ăn của bò.

Ngoài thức ăn tinh, thì còn thức ăn thô xanh cũng cần phải chuẩn bị như: cỏ, các loại phụ phẩm, … vì chúng chiếm đến hơn 70-80% trong khẩu phần ăn của bò.

Bà con có thể bổ sung thêm khoảng 3-5% các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của những chú bò này.

Để đảm bảo bò dễ tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, bà con cần băm nghiền nhỏ tất cả các loại thức ăn, và phối trộn đồng đều theo tỷ lệ.

Máy băm cỏ, nghiền ngũ cốc 3A4Kw
Máy băm cỏ, nghiền ngũ cốc 3A4Kw

>> Xem thêm: Máy băm cỏ

4. Kỹ thuật vỗ béo bò brahman hướng thịt

Vỗ béo bò thịt giúp rút ngắn thời gian nuôi, nhờ đó bà con có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi. Trước khi xuất bán 2 tháng, là giai đoạn vỗ béo lý tưởng, vừa đảm bảo vỗ béo kịp thời, vừa đảm bảo chất lượng thịt không bị ảnh hưởng. Để vỗ béo bò brahman thịt nhanh chóng, bà con có thể tham khảo áp dụng các kỹ thuật như sau:

  • Tẩy giun sán trước khi bắt đầu vỗ béo.
  • Nuôi nhốt trong chuồng suốt giai đoạn vỗ béo.
  • Giảm 20% lượng thức ăn thô xanh hằng ngày.
  • Tăng khoảng 5-10% lượng thức ăn tinh, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, khoảng 4 – 5 bữa mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm muối tinh vào thức ăn hoặc nước uống cho bò.
  • Giai đoạn nuôi bò bò brahman vỗ béo phải đảm bảo từ 50 đến 60 ngày.

5. Kỹ thuật chăm sóc bò brahman sinh sản

5.1. Dấu hiệu bò cái động dục

Bò cái khoảng 17-20 tháng tuổi đã bắt đầu phát dục. Việc phát hiện bò động dục để phối giống đúng thời điểm sẽ giúp tăng khả năng thụ thai cao. Thời gian động dục của bò brahman cái kéo dài trong khoảng 18-36 giờ và sau khi đẻ khoảng 1 tháng thì bò cái có thể động dục trở lại. Như vậy bò cái có thể sinh sản mỗi năm 1 lứa.

Khi bò cái động dục, chúng sẽ có các biểu hiện sau:

  • Kêu rống, bồn chồn, cắn, phá chuồng, đuôi cong lên hoặc lệch sang 1 bên.
  • Ăn ít hoặc bỏ ăn, gần gũi con bò khác hoặc để con bò khác nhảy lên.
  • Âm hộ sưng, đỏ, chảy nước nhờn, ban đầu là lỏng, trong, sau đó đặc và màu đục dần.
  • Đuôi bò cái thường cong lên hoặc lệch sang một bên.

5.2. Cách phối giống

Để tăng khả năng thụ thai cho bò, tối nhất nên phối giống cho bò 2 lần, lần sau cách lần trước tối thiểu 12 tiếng. Có 2 cách phối giống cho bò.

  • Phối giống tự nhiên: tức là chọn bò đực chất lượng để cho giao phối trực tiếp với bò cái. Bằng cách này, chi phí rẻ, sẽ mất thời gian hơn, tỷ lệ thụ thai không cao.
  • Phối giống nhân tạo: Cách này thường phải nhờ tới các chuyên gia thú ý. Tinh dịch được chọn lọc và bảo quản kỹ lưỡng sau đó sẽ được thụ tinh cho bò cái bằng các thiết bị chuyên dụng. Với cách này thì sẽ tốn chi phí hơn, khả năng thụ thai cao hơn, hơn nữa bà con có thể chủ động chọn mua giống tinh dịch theo yêu cầu.

5.3. Cách chăm sóc bò mẹ mang thai

Trong thời gian bò mang thai cần cho ăn uống đầy đủ, thành phần cài khẩu phần ăn như bình thường, có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Giai đoạn bò mang thai cần tránh việc xua đuổi mạnh, khiến động thai, nhất là trong các tháng 3,7,8,9 của thai kỳ. Thời gian mang thai của bò khoảng 9 tháng 10 ngày.

5.4. Đỡ đẻ cho bò

Nếu bò khỏe mạnh, có thể để bò tự sinh, hỗ trợ kéo bê con ra để giúp bò đỡ tốn sức. Còn nếu bò khó sinh cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ thú y.

Cắt dây rốn dài khoảng 10-12cm, dùng dây dù sạch cột đầu dây rốn lại, vệ sinh, sát trùng bằng loại cồn iốt 5%. Dùng khăn lau sạch miệng và mũi bê con, và để bò mẹ tự liếm thân bê.

Vệ sinh sạch chuồng trại sau khi bò mẹ sinh xong. Chen chắn gió kỹ lưỡng, lót rơm hoặc khăn để giữ ấm cho bò mẹ và bê con. Phòng chống muỗi cho bò, không sử dụng các loại hóa chất, có thể dùng bồ kết hoặc xả để xông, không xông quá nhiều tránh bê con bị ngạt.

5.4. Chăm sóc bò mẹ và bê con mới sinh

Vệ sinh sạch phần thân sau và bầu vú của bò mẹ bằng khăn sạch. Cho bò mẹ uống nước muối loãng sau khi sinh. Khoảng 3 ngày sau khi sinh chỉ nên cho bò mẹ ăn cháo loãng hoặc cám gạo pha loãng.

Khi bê con bắt đầu tập đi, bà con nên bóc móng để bê con không bị té ngã. Giai đoạn mới sinh đến 5 tháng tuổi, bò sử dụng sữa mẹ là chính, từ tháng thứ 2 có thể bắt đầu cho bò tập ăn, bằng cháo, thức ăn tinh pha loãng, sử dụng khoảng 0.6 đến 0.8kg/ngày. Có thể cho bò tập ăn cỏ non, rau xanh, mỗi con bê có thể ăn 5 đến 7kg mỗi ngày.

Kỹ thuật chăm sóc bò brahman sinh sản

6. Phòng ngừa bệnh tật

Cuối cùng chính là việc phòng ngừa bệnh tật trong quá trình chăn nuôi bò Brahman cũng rất cần thiết phải lưu tâm đến.

Yếu tố quan trọng nhất ở giai đoạn này khi nuôi chính là người chăn nuôi phải nắm thật kĩ lịch tiêm phòng cho bò. Đây là cách tốt nhất và duy nhất để giúp bò phòng ngừa được các loại bệnh thường gặp hay khó điều trị.

Ngoài ra, cũng nên dùng thuốc tẩy giun định kỳ và thường xuyên vệ sinh chuồng trại cùng với khu vực chăn nuôi để đảm bảo kiểm soát tốt không cho bò bị lây nhiễm những căn bệnh không đáng có.

Phòng ngừa bệnh tật bò brahman

Bài viết trên vừa hướng dẫn cho các hộ đầu tư hay những gia đình đang có nhu cầu tìm hiểu về kỹ thuật nuôi bò brahman. Vật nuôi này đang nằm trong danh sách mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, hãy thử áp dụng theo quy trình trên để mang lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất nhé!

Từ khóa » Bò đực Giống Brahman