Chích Chòe Than Làm Tổ Bao Lâu Mới đẻ - Cùng Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
--- Bài mới hơn ---
Trong đời sống hoang dã, chim sinh sản theo mùa. Mỗi năm chim chóc có mùa đẻ và mùa thay lông.
Mùa sinh sản của chim thường là mùa khí hậu ấm áp mát mẻ trong năm. Vì vậy, dù là trong một nước, nhưng vùng này chim sinh sản tháng này, nhưng vùng khác lại trễ hoặc sớm hơn chút đỉnh. Tại miền Nam, mùa sinh sản của chim hắt đầu từ giữa tháng ba đến đầu tháng tư Âm lịch, tức là đầu mùa mưa. Nhưng, cũng do sự thay đổi khí hậu, mà sự sớm trễ thời hạn của mỗi vùng cũng có khác. Bằng chứng là con Chích Chòe Than ở vùng Bà Rịa mùa sinh sản trễ hơn những nơi khác.
Trước mùa sinh sản độ vài tháng, chim trống mái bắt đầu tìm đến nhau và bắt cặp với nhau thành vợ thành chồng. Vào tháng giêng, hai, tiết trời ấm áp, chim trống chim mái từ đâu kéo về nơi mà năm trước chúng làm tổ để kết đôi với nhau.
Ở loài chim, chính chim mái chủ động chọn chồng cho mình. Chỉ những con chim hót hay nhất, có dáng hùng dũng nhất mới được các nàng để mắt xanh đến, còn những anh chàng giọng yếu ớt như chim con, chưa đủ lửa thì khó lòng tìm được vợ!
Giọng hót của chim trong trong thời gian này nhằm vào việc khoe khoang tài nghệ của mình để các nàng chim mái quanh vùng nghe thấy mà lựa chọn. Gặp con trống hót căng, chim mái say mê đứng nghe, và sau đó tự nàng tìm đến không một chút e thẹn để kết đôi. Nếu gặp trống hót dở, chim mái dù nghe thấy cũng làm ngơ, rồi bay qua vùng khác, không hề phân vân tiếc nuối gì.
Chim trống thì trước tết đã thay lông xong, anh nào trên mình cũng có bộ áo mới, sức khỏe được phục hồi nhanh và giọng hót căng. Chim mái cô nào cũng mập mạ, bộ lông mướt mát ép sát vào mình, bụng dưới hơi sệ vì đang rụng trứng.Chúng đã sẵn sàng bước vào mùa sinh sản hàng năm.
Chích chòe lửa làm tổ trên cây, nơi vắng bóng người qua lại. Giống chim này rất nhát người và không thích sống gần người. Thỉnh thoảng mới gặp một vài cặp dạn dĩ dám về vườn cây trái trong vườn nhà đẻ làm tổ mà thôi.
Ngày nay tìm được ổ Chích Chòe Lửa để bắt là cả một chuyện khó khăn. Do nhiều nơi gặp nạn phá rừng làm rẫy nên chim muông sợ hãi rút vào rừng sâu, tìm được nơi chúng ở thật vô cùng vất vả.
Chẳng hạn độ mười năm trước đây, lên Bến Cát (Bình Dương) đi sâu vào vài ba cây số đã gặp rừng và đã đánh hắt được Chích Chòe Lửa. Nay thì phải lặn lội xa hơn mới gặp chúng, và cũng không thấy xuất hiện nhiều như trước đây. Mồi trường sống của chim bị đe dọa thì chúng càng rút vào sâu, sâu hơn nữa…
Chim trống và mái khi bắt cặp với nhau thì sống kề cận bên nhau. Ban ngày chúng “chim liền cánh” đi tìm mồi, tối về ngủ chung một chỗ. Không như trước đó, anh chị mỗi con sống riêng một phương.
Chim con để trong mùa trước, nay đã thật sự trưởng thành, chúng cũng kết đôi với nhau thành vợ thành chồng, để lập làm cha làm mẹ.
Tuần trăng mật của Chích Chòe Lửa kéo dài chừng vài tháng thì đã đến mùa sinh sản. Chúng bắt đầu bay đi chỗ này chỗ nọ để tìm một nơi vừa ý để làm tổ. Sau đó chàng và nàng cùng lo tha rác…
Mỗi lứa, chúng cho ra đời được bốn năm trứng. Và sau mười sáu ngày nằm ấp, vài ba chim con được ra đời. Tuần đầu, chim mái không ra khỏi tổ vì phải ủ ấm cho con, mọi việc cung cấp lương thực hằng ngày cho vợ, con chim trống một mình đảm nhận hết. Sau thời gian đó, chim mẹ cũng đi tha mồi về đút thêm chim còn, vì chim con càng lớn càng đòi ăn liên tục. Chim con nằm trong ổ độ hai mươi ba ngày thì ra ràng. Chim ra ràng là chim đã đủ lòng đủ cánh, hình dáng chẳng khác gì một con chim trưởng thành, trừ phần đuôi mọc chưa đủ dài mà thôi.
Chim vừa ra ràng thì chưa hề biết bay. Chúng chỉ đứng ở tổ mà quạt cánh vù vù. Chim cha mẹ hướng dẫn bầy con bay từng quãng ngắn, từ cành này sang cành khác. Bước đầu chim con bay rất khó khăn và vụng về. Nhiều con do yếu sức, hoặc nở sau nên non ngày. Thế nhưng, chỉ cần một buổi tập bay, chim non đã bay được quãng xa, chuyền cành đã thông thạo…
Chim cha mẹ cứ bay theo đàn con, thỉnh thoảng tìm mồi đút cho chúng. Vì những ngày đầu mới ra khỏi tổ, chim con chưa biết tìm mồi mà sống. Nhưng, chúng lớn rất nhanh và khôn cũng rất nhanh, chỉ mấy hôm sau là chúng đã biết tự tìm mồi. Và từ đó con nào khôn sớm thì tự tách xa cha mẹ sớm… Đời sống của thú rừng là vậy, đủ lông đủ cánh là cứ tự lập thân.
Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim cũng đẻ được vài ba lứa.
Nếu nuôi chim con đủ cặp trống mái, Chích Chòe Lửa vẫn có khả năng sinh sản tại “chuồng” được. Muốn nuôi chim đẻ, quí vị nên vây một cái lồng lớn bằng lưới kẽm mắt nhỏ. Đây là một cái chuồng đúng nghĩa của nó: làm trên nền đất, diện tích ít ra cũng vài thước vuông, bên trên lợp mái. Vách chuồng nên vây lưới kẽm cao khoảng hai thước, nhưng hai phần ba phía trên của vách nên che kín mít, mục đích là hạn chế tầm nhìn của chim với quảng cảnh chung quanh để chim khỏi nhát sợ.
Điều này cũng có nghĩa là chuồng chim này nên làm xa nhà, để cho chim sống được yên tĩnh. Ngay chủ nuôi cũng nên hạn chế việc tới lui, trừ những lúc cần phải cho chim ăn uống…
Giữa chuồng nên “trồng” một cây khô để chim lấy chỗ mà làm tổ. Chim nuôi đẻ cách này thường phải nuôi hai mùa trỏ lên chúng mới chịu sinh sản. Nuôi chuồng thì chim đẻ ít khi trùng với mùa của chúng ngoài thiên nhiên, do cách nuôi và chăm sóc của ta biến cuộc sống của chúng trở thành chim nhà.
Việc nuôi đẻ lại chuồng vẫn cho kết quả tốt, nhưng ít người chịu nuôi vì thực tế không lợi được bao nhiêu, có chăng chỉ là để… giải trí cho vui.
--- Bài cũ hơn ---
Từ khóa » Chích Chòe Than Hay Làm Tổ ở đâu
-
Những Thông Tin Cơ Bản Về Chim Chích Chòe
-
Chòe Than Làm Tổ ở Cây Gì ? | Diễn Đàn Chim Cảnh Việt Nam
-
Top 14 Chích Chòe Than Thường Làm Tổ ở đâu
-
Cách Đơn Giản Để Có Tổ Chim Chích Chòe Than Non . - YouTube
-
Độc Chiêu Tìm Ra Tổ Chích Chòe Than Đẻ Trong Bọng Cây Cực ...
-
Cách Tìm Tổ Chim Chích Choè Than Cực Đơn Giản Và ... - YouTube
-
Cách Tìm Tổ Chim Chích Choè Than Cực Đơn Giản ... - NASIBBITAR
-
Chích Chòe Than - Nguồn Gốc Và Đặc điểm - Thế Giới Thú Cưng
-
Top 18 Cách Làm Tổ Cho Chích Chòe Than Mới Nhất 2022
-
KTC - Cách Tìm Tổ Chim Chích Chòe, Mùa Chích Chòe Sinh Sản ...
-
【Những Thông Tin Cơ Bản Về Chim Chích Chòe】
-
Chích Chòe Than Làm Tổ Ở Đâu / TOP #10 Xem Nhiều Nhất & Mới ...
-
Chim Chích Chòe Than Là Chim Gì? Cách Chăm Sóc để Hót Hay