Chiếc Nón Lá Của 3 Miền - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >
Chiếc nón lá của 3 miền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.38 KB, 20 trang )

2. Chiếc nón lá của 3 miền

Ở Việt Nam, cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón LaiChâu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hố có 16-20 vành; nón Ba Ðồn Quảng Bình mỏng nhẹ và giáng thanh thốt;nón Gò Găng Bình Ðịnh; nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chng Thanh Oai, Hà Tây là loại nón bền đẹp vào loại nhấtở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một số đặc trưng của chiếc nón lá ở một số tỉnhthành phố:HuếNón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.Nghề nón ở Huế xuất hiện từ bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết.Nhưng có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu và đã đi vào ca dao, tục ngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòngnhững câu thơ phổ biến: “Ai ra xứ Huế mộng mơMua về chiếc nón bài thơ làm quà” Hay:“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ Che đầu thơn nữ lúc mưa sa”Nghề nón ở Huế có ở khắp nơi với những làng nghề nổi tiếng như: làng Đồng Di – Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ huyện Phú Vang - Phủ Cam - Đốc Sơ thànhphố Huế. Mỗi làng chuyên về một loại nón: làm nón 3 lớp thì có La Ỷ, Nam7Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khácbiệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình:“Áo trắng hỡi thuở tìm em chẳng thấy Nắng mênh mang mấy nhịp Trường TiềnNón rất Huế nhưng đời không phải thế Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”Nói về Làng Đồng Di Thơn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang, đây là làng làm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Nón bài thơ Đồng Dinổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh, sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trongnón. Vào mùa thì người lớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, mộtbuổi về nhà chằm nón, tuy thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học mới. Một tuần, mười ngày, nón Đồng Di đượcngười làng đem bán tại chợ Dạ Lê. Những ngày chợ quê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua, người phụ nữ sắm vật dụng cần thiết chogia đình. Nón Huế ngày nay khơng chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng nhưngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thơngbằng xe gắn máy khơng thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã khơng còn cơ hội “nghiêng nón làm dun”.8Quảng NamĐối với người dân Quảng Nam, nếu nón khơng làm bằng lá thì hai chữ nón và mũ lại được dùng như nhau, chẳng hạn: nón rơm - mũ rơm, hay nón nỉ - mũ nỉ.Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lá nón trên đây, tùy theo chất lá: lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón; còn lá già,dày và có gân cứng thì dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là cái áo đi mưa ngày trước.Sau khi nan tre mềm và nhỏ được vót tròn và ghép uốn thành vành để bắt vành và đặt ở trong khung ở vùng q Quảng Nam thường gọi là khn, ngườilàm nón xếp hai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung. Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên trong. Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp tồn lá dày. Những chiếcnón lá người đi cày ở quê ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này. Vành nón cũng phải chuốt mỏng hơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã.Giai đoạn chót là chằm nón: dùng chỉ cước khâu lại các lớp lá vơ vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn nhất thì người chằm nón dùng một vành tre to, kèmtheo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào giữa cho chắc, cho lá khỏi tụt ra và xơ rách. Việc may hay viền vành nón cuối cùng này, người làm nón gọi là nút vành.Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn, thật đều, mà người trong nghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ tai, nhất là với các bạntrẻ ngày nay.Nón chuông - Hà TâyNằm ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, làng Chuông là một làng nghề được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, với sản phẩm chính là nón. Ngơilàng nghề này ln tấp nập khách ra vào khơng chỉ để đặt hàng, mà còn để tham quan, tận mắt chứng kiến cơng việc làm nón.9Ngun liệu chính để làm nón đó là lá cọ, những chiếc nón được chọn là búp trắng của cây cọ mua từ Phú Thọ, hay lá nội mua từ Hà Tĩnh, vòng nón bằngmây tre cũng phải mua từ những nơi khác... Chiếc nón quai thao với vẻ đẹp độc đáo, quai nón màu hồng, được gắn thêm 2chùm dây tua chỉ sợi tơ, nhuộm màu vàng đỏ, dành riêng cho thiếu nữ làng quê đi Hội xuân, Hội làng, hát chèo và hát quan họ...Nhiều người làng Chuông rất giỏi làm nón quai thao, chiếc nón độc đáo đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người làm nón quai thao phải tỷ mỉ,khéo tay và có nhiều kinh nghiệm vì phải thực hiện nhiều khâu như: chọn, xếp, khâu lá vào vòng nón, khâu mũ nón trong vòng nón, thêu chỉ màu trang trívành nón. Để có một chiếc nón quai thao đẹp có khi người thợ phải làm đến cả ngày.Nón quai thao khơng chỉ được nhiều đồn nghệ thuật đặt mua, mà còn là một vật lưu niệm được du khách nước ngoài rất ưa thích. Nhiều du khách đến từĐức, Pháp, Anh... thường mua nón Chng về để làm món q lưu niệm. Xa xưa nón làng Chng là cống vật tiến hồng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rấtriêng được làm nên bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề. Ngày nay, nón làng Chng có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trongnước lẫn ngoài nước. Cơng đoạn làm nón buộc những người thợ đã phải bỏ ra khá nhiều công sức vàthời gian. Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó lá được lótdưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà khơng ròn, khơng rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều khi nối bắt buộc phảitròn và khơng chắp, khơng gợn. Nón làng Chng có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềmmại. Tiếp theo người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp10lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi phải đảm bảo lá khơng bị rách nhưng từng mũi khâu phải thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngồi. Khichiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón khơng mốc.Làm nón cũng là một cách làm kinh tế. Người dân làng Chuông từ người già đến em nhỏ đều biết làm nón. Nghề này đã giúp cho người dân tăng thu nhập,cải thiện cuộc sống và góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp và gìn giữ một nghề truyền thống có giá trị.Chiếc nón xuất hiện từ khi nào khơng ai biết. Từ thời xưa đã có câu: Nón chng, khua lụa, quai thao làng Đơ. Chiếc nón quai thao đã được các bà, cáccô tầng lớp trung lưu trở lên ưa chuộng, chiếm vị trí quan trọng trong trang phục lễ hội của phụ nữ mà thời Nguyễn được sử dụng phổ biến nhất. ở Hà Nộixưa, các cô ả mười lăm, mười sáu - cái tuổi bắt đầu làm duyên, thường đi sắm chiếc nón Nghệ. Về cái nón Nghệ, nhà văn hóa Hồng Đạo Thúy mơ tả:nón rộng đến 80 cm, sâu 10 cm, lần lót đan bằng sợi tre rất nhỏ, đằng sau cài những mảnh gương vào. Nón Nghệ nặng lắm vì thế, cái khua phải cứng, sơnquang dầu. Lên Hàng Bạc sắm một bộ chiên, thẻ. Chiên là miếng bạc vng, trong đó có vòng tròn, chạm hai rồng chầu mặt nguyệt. Hai chiếc thẻ cũngbằng bạc, to như quân bài tam cúc, chạm hoa lá, ở giữa có cái vòng để buộc quai thao. Cắm hai cái thẻ vào bên trong nón, đặt cái chiên vào đáy khua, rồichờ phiên chợ hàng tơ, các bà làng Triều Khúc ra bán quai thao. Một bộ quai thao gồm tám sợi bằng tơ, mỗi sợi gồm nhiều sợi tơ, ngoài bọc tơ dệt liên tục,như bấc đèn con. Quai thao dài độ 1,5m. Hai đầu mỗi sợi thao là một quả găng, từ đó rủ xuống những chỉ tơ, dài độ 20 cm. Phải đưa thao mộc đi nhuộmthâm, nhuộm kỹ. Chỉ như thế cũng đủ biết chiếc nón được làm cơng phu đến mức nào.11Về cái quai thao của nón, có hẳn một làng giữ nghề làm thao, đó là làng Triều Khúc Thanh Trì - Hà Nội nổi tiếng dệt quai thao nón dẹt nên còn có tên làLàng Đơ Thao. Làng này còn có đền thờ, tượng, và sự tích tổ sư nghề Thao là Vũ úy, thời Lê - Trịnh thế kỷ 17-18 được cử sang sứ Trung Hoa và học đượcnghề dệt Thao, khi về vua phong làm Cục trưởng cục Thao và tổ chức dạy nghề này cho dân làng Triều Khúc - Đơ Thao. Bây giờ người làng vẫn còntruyền tụng câu ca như một niềm tự hào: Làng tôi công nghệ đâu bằngLà làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân Quai thao dệt khéo vô ngầnLà nghề của Vũ sứ thần dạy cho...12

3. Giá trị của chiếc nón lá trong đời sống người Việt

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • CHIẾC NÓN LÁ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆTCHIẾC NÓN LÁ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT
    • 20
    • 509
    • 0
Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(142 KB) - CHIẾC NÓN LÁ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT-20 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nón Lá Nổi Tiếng ở đâu