Chiếc Võng Dù - Văn Nghệ Quân đội

Toggle navigation
  • Trang Nhất
  • Giới thiệu
  • Dòng chảy
  • Bình luận văn nghệ
  • Văn xuôi
  • Thơ
  • Người lính
  • Thế giới
  • VNQĐ kết nối
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dòng chảy
    • Quốc phòng
    • Chính trị - xã hội
    • Văn nghệ
  • Bình luận văn nghệ
    • Điểm sách
    • Phê bình văn nghệ
    • Diễn đàn văn nghệ
    • Trao đổi
    • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Văn xuôi
    • Sáng tác
    • Nửa thế kỉ văn xuôi
    • Tác giả & tác phẩm
    • Bút kí - Phóng sự
    • Truyện ngắn dự thi
  • Thơ
    • Sáng tác
    • Tác giả & tác phẩm
    • Thơ trên bàn biên tập
    • Thơ dự thi
  • Người lính
    • Chuyển động
    • Giải trí
    • Chiến sĩ +
    • Hôm qua & Hôm nay
    • Camera của tôi
  • Thế giới
    • Chân dung
    • Sáng tác
    • Phê bình văn học
    • Tin tức
  • VNQĐ kết nối
    • Thư tòa soạn
    • VNQĐ số mới
    • Văn học & nhà trường
    • NHÂN VẬT TUẦN NÀY
    • Tư liệu VNQĐ
Chiếc võng dù Thứ Bảy, 16/06/2018 00:46 Email . NGỌC DIỆP Ngày cậu Ba từ chiến trường trở về, hành trang theo cậu là chiếc ba lô con cóc, cái bình toong, chiếc võng dù màu xanh và nụ cười rạng rỡ của người chiến thắng. Chiếc võng dù buộc vào hai cây cột nhà, là nơi ngả lưng nghỉ trưa của cậu, là thứ mà mấy anh chị tôi giành nhau nằm đung đưa mỗi khi tan học. Ngoại chê võng dù nằm nóng lưng nhưng tụi con nít thì thích vì võng dù rộng, hai đứa chui vô trùm kín mít rồi cười rúc rích, thích lắm! Có đêm trăng, cậu tôi nằm võng đong đưa, kể chuyện vui buồn đời quân ngũ, chuyện miệt vườn cây trái sum suê, chuyện hành quân các vùng đất cây cối trụi lá vì chất độc những con suối cá chết trắng... Cậu bảo: “Đời chinh chiến, khẩu súng và chiếc võng dù là vật bất li thân, mưa thì che tăng che bạt còn không thì cột lên cây là thành nhà, nhà đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng…”. Cậu Ba còn hay ngân nga câu thơ mà đến giờ tôi vẫn chưa biết của ai: Nằm võng không gối cũng êm/ Nằm võng không trở mình cả đêm không mỏi… Năm đó cả mợ và má đều cấn bầu, hai bà cùng đau bụng lên nhà hộ sinh một ngày. Ba tôi đi làm xa, một mình cậu Ba xoay như chong chóng. Má sinh tôi trước nửa tiếng, mợ khó sinh, lại con so, con bé nặng hơn tôi sáu lạng nên phải mổ… Cậu tôi chạy lên chạy xuống, cuối cùng rồi cả hai người đàn bà cùng mẹ tròn con vuông. Hạnh phúc ngời lên ánh mắt, cậu đặt tên cho hai đứa là Hạnh và Phúc. Hai đứa sinh cùng ngày nên mọi người hay so sánh. Má nói sinh xong ai cũng khen bé Phúc bụ bẫm, còn tôi gầy nhom, da nhăn nheo như bà già mà tủi. Má nói tôi vậy mà dễ nuôi, bú no rồi ngủ khì. Có bữa, má đi chợ chưa về thì chị hai bồng tôi qua nhà mợ xin bú thép. Vì nhà tôi và nhà cậu mợ cách nhau mỗi hàng rào bông bụt nên tôi như ở cả hai nhà. Bú thép no, tôi được mợ đặt lên chiếc võng dù của cậu thế là tôi ngủ mặc kệ bé Phúc của mợ quấy quá, khóc la. Ngoại tôi và mợ phải ẵm bồng nó suốt mà nó vẫn quậy. Má nói chỉ ba tháng sau là tôi đã vượt kí bé Phúc, đã biết lật, sáng ra đã biết hóng chuyện, biết đòi má, biết đòi ăn, biết sợ người lạ… Còn bé Phúc cứ quấy khóc, gầy nhom, suốt ngày đi bác sĩ. Mợ nhìn tôi rồi cứ thầm so sánh: “Bé Hạnh giỏi quá, biết đứng chựng rồi kìa, sao con bé nhà em tay chân cứ mềm nhũn”. Nghe người ta bày, cậu Ba chịu khó đi câu, đi lưới bắt tôm bắt cua về xay nhuyễn, giã nát nấu cháo, nấu bột để bổ sung can xi, sắt cho hai đứa chúng tôi. Khẩu phần ăn của tôi và Phúc giống nhau, hôm nay mợ nấu đồ ăn cho cả hai, hôm sau thì má tôi nấu… Má nói nấu vậy cho tiện, nấu có chút xíu mất công. “Bé Hạnh mọc răng cả hàm, hôm nay nó còn nghiến em đau điếng, sao bé Phúc chưa có cái nào...”. Má tôi an ủi mợ mà giọng bà cũng thấy phân vân: “Từ từ nó mọc đầy cho coi. Ông bà mình nói: Có đầu có đuôi, nuôi lâu cũng lớn. Mợ mày đừng lo”. Chẳng phải chỉ mấy chị em con cháu trong nhà mà cả dòng họ khi nhìn hai đứa đều so sánh. Ánh mắt của tôi đen láy, lanh lợi, thấy ai có cái gì là đòi, biết cười, biết nịnh, biết làm xấu và biết đeo cổ ngoại, còn bé Phúc thì ánh mắt dài dại, vô hồn, ai làm trò gì cũng mặc. Phúc còn khó nuôi, khó nết, không có người bồng là em khóc, mợ chẳng làm được việc gì, suốt ngày phải ôm em và làm bạn với chiếc võng dù mà em không chịu lớn. Mợ và em cùng nằm võng đu đưa, hát hò đủ kiểu. Thấy em lim dim ngủ, mợ nhẹ nhàng đứng lên em lại gào… Tới khi tôi biết kêu ba, kêu má, chạy khắp nhà thì bé Phúc bệnh nặng, hầu như cả ngày đêm mợ và em đều dính chặt với chiếc võng. Ngoại bảo: “Thiệt lạ hết sức, chắc con nhỏ có duyên nợ với chiếc võng ba nó mang về”. Cậu mợ đưa Phúc về Bệnh viện Nhi đồng mới biết em bị di chứng chất độc da cam từ cậu. Cậu mợ buồn lắm, nhưng vợ chồng bàn bạc sao đó, về giấu nhẹm không cho ai hay. Oái oăm ở chỗ, làng trên xóm dưới lại có tiếng xì xầm đồn thổi: “Kiếp trước nhà đó ăn ở thất đức sao đó nên kiếp này mới bị quả báo…”. Cậu mợ suy sụp, ít khi ló mặt ra khỏi nhà. Sau này truyền thông rộng rãi, báo chí, ti vi nói nhiều mọi người mới biết đến ảnh hưởng của chất độc hóa học, chất độc da cam dioxin đối với những người lính chống Mĩ như cậu, nên hiểu và thông cảm, có nải chuối, quả cam hay vài quả trứng cũng mang qua cho bé Phúc. Lại nữa, chính quyền, đoàn thể ở địa phương thường xuyên đến động viên chia sẻ, giúp đỡ nên cậu mợ cũng nguôi ngoai nỗi buồn phần nào…  
MH VNQD SO5 2018 TRUYEN CHIEC VONG DU copy
Minh họa: Lê Huy Quang
Tôi lớn dần, học hết cấp một, cấp hai rồi cấp ba nhưng bé Phúc của mợ vẫn vậy. Tuy tay chân dài ra nhưng đầu óc vẫn như đứa trẻ lên ba, không biết nói, chẳng biết đi, suốt ngày nằm trên chiếc võng dù màu xanh của cậu. Thỉnh thoảng thấy em cười vu vơ, vô hồn, cho cái bánh thì cầm ăn, ú ớ gì đó chẳng biết. Đã mười lăm tuổi vẫn không cầm được muỗng xúc cơm. Mợ nói tập hoài mà không được, các ngón tay co quắp, cứng còng, cho nó xúc một chén cơm lại tốn công đi tắm giặt. Hết ngoại rồi cậu mợ thay phiên nhau chăm sóc em vậy mà em đi bệnh viện suốt. Nhà cậu miết chẳng có thứ gì đáng giá. Hễ thấy tôi là mợ lại chép miệng: “Nhìn con Hạnh mà ham, anh chị thiệt có phước” rồi mợ lau nước mắt. Năm mười bảy tuổi, em Phúc cũng “có tháng”. Tuy có muộn hơn tôi một năm nhưng em ấy chẳng có tí khái niệm gì cả, chỉ tội cho ngoại và mợ. Thấy nóng nảy, vướng víu, khó chịu là em ấy cởi phăng, quăng hết… Thương em ấy quá mà chẳng biết làm sao. Nhân sinh nhật lần thứ mười bảy của tôi và Phúc, má và tôi đi chợ, thấy áo đầm màu hồng đẹp quá, má liền kêu tôi vô thử rồi mua cho tôi và em Phúc. Tôi diện vào ai cũng khen đẹp. Má và tôi mặc cho em Phúc, em không phản ứng gì, cười ngô nghê, tay vân vê cái bông hồng trước ngực. Vậy mà chiều tôi chạy qua đã thấy cái áo bị xé toang, em đang cởi trần, xương tay xương chân dài ngoẵng, ngực lép kẹp, xương sườn lộ rõ đếm được từng chiếc. Mợ và ngoại đang dỗ dành em mặc áo. Má ngán ngẩm lắc đầu: “Không biết mợ bây còn khổ đến bao giờ…”. Cuối đông năm đó, em đi sau một trận bệnh. Em không chịu ăn, không chịu uống, không cho truyền nước biển, hung hăng phá phách quá trời, tới khi sức kiệt thì đi, tuổi mười bảy đành gửi lại. Đám tang của em cả làng đến chia buồn nhưng không ai khóc cả. Mấy bà thì thầm: “Nó đi là một giải thoát cho nó, cho ba má nó. Ba má nó khổ quá rồi”! Mợ cặm cụi tháo chiếc võng dù màu xanh đã xơ cũ đặt vào cho Phúc. Chiếc võng suốt mười bảy năm qua gắn liền với mọi sinh hoạt của em. Mợ thì thầm: “Đem theo cho con nằm êm lưng, nằm giường đau xương tội nghiệp”. Thấy mợ quệt nước mắt mà xót xa… Sau đám tang, chỗ treo chiếc võng trông trống sao ấy, mỗi lần qua nhà mợ tôi lại nhìn chỗ treo chiếc võng. Hình ảnh em Phúc, cô bé chưa được biết hạnh phúc là gì, chưa một lần cất tiếng gọi “má ơi”, chưa một lần được trang điểm, được diện đồ đẹp, được thử giày mới… Tôi thương em, thương em cả đời chỉ biết gắn liền bên cánh võng, thương cậu mợ quá đỗi. Căm thù cái chất độc chết người đã ngấm sâu vào máu thịt cậu, vào bao đồng đội của cậu để bây giờ cuộc chiến đã lùi xa nhưng bao mảnh đời còn phải hứng chịu nỗi bất hạnh... Vâng, một kiếp người đã yên, còn bao kiếp người như thế đang khắc khoải đâu đây. Nghe má nói khi Phúc được sáu tuổi mợ cấn bầu thêm một lần nữa. Cậu mợ hi vọng “đổi lốt con” sẽ khác nhưng được tám tháng thì thai chết lưu. Mợ lại lên bàn mổ, khi đưa ra ngoài thì đó là một bé trai không có chân và không có mắt… Cậu mợ sợ quá nên không dám sinh tiếp nữa. Sau ngày ngoại và cậu mất, thấy mợ lủi thủi một mình, ba má kêu anh Tư của tôi qua ở hẳn với mợ. Mợ cưng cháu ghê lắm. Cu Bi con anh Tư bụ bẫm, lém lỉnh ôm bà Ba tối ngày. Nhà luôn rộn rã tiếng nói cười, tiếng bi bô của con trẻ mà suốt mấy chục năm qua không có được. Vợ chồng anh Tư hiếu thảo chính là chút an ủi cuối đời của mợ.   N.D     VNQD Tin tức khác
  • Hoa hồng trong sương

  • Bánh xì chen chạy lung tung

  • Nhà văn NGUYỄN HUY THIỆP và truyện ngắn "Con gái thủy thần - Truyện thứ nhất"

  • Tiếng vọng

  • Lá thư đô thị

  • Nguời đàn bà giặt chiếu

  • Quê tôi ở Trường Sa

  • Trúng số

  • Bạn bè một thuở

  • Lựa chọn thứ ba

Thống kê Bài đọc nhiều nhất
  • Ấn tượng Lễ tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
  • Trung tướng Đỗ Xuân Tụng: Góp sức để lan tỏa, làm sáng đẹp hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kì mới
  • Thơ của Nguyễn Đức Sơn
  • Thơ của Tú Anh
  • Thơ của Hương Giang
  • Tinh thần và ý chí "thép" của tuổi trẻ Quân đội luôn được phát huy
  • Thơ của Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Ống kính nhà văn Những người lính giữ biển

Những người lính giữ biển

Lặng lẽ đường biên xanh

Lặng lẽ đường biên xanh

Hoà Lam, xóm nhỏ bình yên bên bờ sông Lam

Hoà Lam, xóm nhỏ bình yên bên bờ sông Lam

Phố phường Hà Nội rợp sắc trong ngày thu lịch sử

Phố phường Hà Nội rợp sắc trong ngày thu lịch sử

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Sách từ Nhà số 4 Những lát cắt giữa chiến trường rộng lớn Kho dữ liệu chi tiết về những người tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ Đời người hòa cùng đời phố Những trang viết tươi ròng xúc cảm Đặt mua tạp chí Văn nghệ Quân đội Lịch phát sóng trên kênh
  • Lịch phát sóng thứ 7 ngày 6/4
  • Lịch phát sóng thứ 6 ngày 5/4
Quảng cáo 1 Thaco Cửa sổ văn nghệ Hội thảo Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cuộc đời và sự nghiệp

Hội thảo Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cuộc đời và sự nghiệp

Nguyễn Quang Sáng được biết đến là nhà văn có lối viết mang đậm chất Nam Bộ. Giọng văn của ông mộc mạc, hồn hậu, tự nhiên nhưng có chiều sâu như chính tính cách của đất và người Nam Bộ.

"Truyện cổ Andersen" dưới góc nhìn của nghệ thuật múa rối

"Truyện cổ Andersen" dưới góc nhìn của nghệ thuật múa rối

Nghệ thuật múa rối Việt Nam từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa dân tộc.

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”

Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần giáo dục lòng yêu nước, bồi đắp tình yêu biển, đảo

Triển lãm tranh dân gian Việt Nam

Triển lãm tranh dân gian Việt Nam

Với nội dung phong phú, sinh động, các dòng tranh đều thể hiện ước vọng ngàn đời của người dân hướng tới cuộc sống tốt đẹp, hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” lần thứ nhất

Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” lần thứ nhất

Với mong muốn khuyến khích các thế hệ đạo diễn, nghệ sĩ hoạt hình trẻ tiếp tục theo đuổi đam mê, mang tới cho khán giả nhiều dự án phim hoạt hình mãn nhãn,

Ra mắt tập đầu tiên bộ tiểu thuyết kì ảo

Ra mắt tập đầu tiên bộ tiểu thuyết kì ảo

Thể loại kì ảo sử thi vẫn rất mới mẻ đối với người viết trong nước, điều này mở ra cơ hội lớn cho bộ tiểu thuyết

Sách tranh giúp trẻ thêm yêu nét đẹp văn hóa nghề truyền thống

Sách tranh giúp trẻ thêm yêu nét đẹp văn hóa nghề truyền thống

Bộ sách có minh họa tươi sáng, gần gũi, mang đậm màu sắc Việt, giúp các em nhỏ thêm yêu mến và trân trọng nét đẹp làng nghề truyền thống

Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam mùa 6

Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam mùa 6

Chủ đề chính của VFCD năm nay là Tái tạo, bao gồm ba trọng tâm: môi trường, cộng đồng và không gian, và văn hóa và di sản.

Thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới qua giới thiệu sách

Thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới qua giới thiệu sách

Dự án 8 được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần bảo vệ, chăm sóc cho phụ nữ và chị em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn thực hiện bình đẳng giới.

Ngày rộng 4: hài hòa trong đa dạng

Ngày rộng 4: hài hòa trong đa dạng

Không giới hạn về đề tài, phong cách, Ngày rộng 4 đem đến những góc nhìn đa chiều về thời gian, văn hoá, cuộc sống, con người, tình yêu…

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
  • Dòng chảy
  • Bình luận văn nghệ
  • Văn xuôi
  • Thơ
  • Thế giới
  • VNQĐ kết nối

Tạp chí văn nghệ quân đội điện tử - tổng cục chính trị - QĐND Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Bình Phương - Tòa soạn và trị sự: 4 Lý Nam Đế - Hà Nội

Tel: (84 - 024)8454370 Fax: (84 - 024)7333979

Email: info@vannghequandoi.vn / vnquandoi@gmail.com

Thường trú phía Nam: 161 - 163 Trần Quốc Thảo, P9, Q3, TP.Hồ Chí Minh

Từ khóa » Cai Vong Du