Chiếc Xe Thồ Của đoàn Xe Thồ Hỏa Tuyến Quảng Trị - Trường Sơn

Chiếc xe thồ ấy đã gắn bó với ông Trịnh Đình Dũng (Thôn 7, xã Quý Lộc, Yên Định, Thanh Hóa) từ năm 1966.

Năm 1966, khi còn giữ chức vụ xã đội trưởng xã Yên Lộc (cũ), ông Dũng mua chiếc xe của một người đồng đội bên huyện Mỹ Lộc (Thanh Hóa) để phục vụ việc đi lại cho bản thân và công tác sản xuất của gia đình. Năm 1968, đi theo tiếng gọi cứu nước, ông cùng chiếc xe thồ ấy đã tham gia cách mạng trong vai trò Đội trưởng đoàn xe thồ hỏa tuyến Quảng Trị - Trường Sơn.

Trong suốt những năm từ 1968 đến 1970, theo thời gian và yêu cầu của tiền tuyến, hai “người bạn” ấy đã cùng nhau và cùng đồng đội vượt qua không biết bao chặng đường rừng núi, có lúc bị bom phá đường, họ lại dừng lại san đường để tiếp tục cuộc trường chinh không mệt mỏi.

“Lúc đầu xe thồ 50kg lương thực, thực phẩm; sau tăng dần lên 1 tạ rồi 1,5 tạ”, ông Dũng chia sẻ.

Tháng 12/1970, ông Dũng về địa phương công tác. Chiếc xe đạp thồ ấy cũng theo ông về phục vụ công tác sản xuất tại quê nhà. Năm tháng đi qua, con cháu ông lại dùng xe ấy đi chở thóc, lúa…

Ông Trịnh Đình Dũng trao tặng chiếc xe đã gắn bó với mình lại cho Bảo tàng Quân sự Việt Nam. Ông Trịnh Đình Dũng trao tặng chiếc xe đã gắn bó với mình lại cho Bảo tàng Quân sự Việt Nam.

Ông Lê Ngọc Đắc, phó đoàn xe thồ hỏa tuyến tỉnh Thanh Hóa tự hào: “Khi đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt nhằm chặn đứng tuyến vận tải của ta từ Hà Tĩnh vào miền Nam, Trung ương Đảng và Chính phủ giao cho Tỉnh ủy Thanh Hóa phải tổ chức được 5.000 cán bộ chiến sĩ đi tiếp tế bằng xe thồ hỏa tuyến.

Sau khi cân đối và lựa chọn, tháng 5/1968, Tỉnh ủy đã có quyết định điều ở 11 huyện và 1 thị xã Thanh Hóa đủ số lượng 5.000 cán bộ, chiến sĩ và chia làm hai đợt: Đợt 1 là 25 đại đội và mỗi đại đội có 100 xe là những người có kinh nghiệm, sức khỏe và có xe của mình.

Đợt hai là mang theo xe của Nhà nước. Và chỉ ở Thanh Hóa mới có đoàn xe thồ hỏa tuyến ấy. Trong những chuyến hành quân không mệt, chúng tôi đã tiếp tế được 5.000 tấn lương thực, thực phẩm cho bộ đội, góp phần cùng đồng bào cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Ông Đắc nhấn mạnh thêm: Ngày đó, một chiếc xe là tài sản của nhân dân nhưng dân vẫn sẵn sàng mang đi phục vụ chiến trường, phục vụ tiền tuyến để mong ngày giang sơn thu về một mối.

Trong niềm xúc động, Đại tá Đinh Tiến Dược, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam chia sẻ: Đây là những kỉ vật rất quý và hiếm. Chúng có giá trị cao về mặt chính trị đặc biệt là chiếc xe thồ mà bác Dũng đã lưu giữ bao nhiêu năm nay.

Ngoài chiếc xe đạp thống nhất cũ, ban liên lạc đoàn xe thồ hỏa tuyến tỉnh Thanh Hóa còn tặng lại Bảo tàng lịch sử quân đội Việt Nam 1 mũ cối Trung Quốc cũ, 1 mảnh vải dù, 1 bình toong, 1 xà cột cũ.

Dưới đây là hình ảnh những kỉ vật được ban liên lạc đoàn xe thồ hỏa tuyến tỉnh Thanh Hóa gửi tặng Bảo tàng lịch sử quân đội Việt Nam:

Chiếc xe đạp thống nhất cũ từng tham gia tải lương thực, thực phẩm tiếp tế cho miền Nam; giữa thời bình tham gia phục vụ sản xuất. Chiếc xe đạp thống nhất cũ từng tham gia tải lương thực, thực phẩm tiếp tế cho miền Nam; giữa thời bình tham gia phục vụ sản xuất. Hình ảnh chiếc mũ cối.

Hình ảnh chiếc mũ cối với nhiều "di tích" để lại của chiến tranh.

Chiếc bình toong luôn sát cánh cùng bộ đội trong những lần hành quân. Chiếc bình toong luôn sát cánh cùng bộ đội trong những lần hành quân. Mảnh vải dù màu xanh được ông Trịnh Đình Dũng cất giữ như vật báu trong nhà. Mảnh vải này ông đã đeo nó sau lưng để ngụy trang, che mắt địch trong những lần mình hành quân thồ hàng.

Mảnh vải dù màu xanh được ông Lê Ngọc Đắc cất giữ như vật báu trong nhà. Mảnh vải này ông đã đeo nó sau lưng để ngụy trang, che mắt địch trong những lần mình hành quân thồ hàng.

Giữa thời bình, ông Dũng vẫn cùng chiếc xe thồ chở thóc, lúa... phục vụ sản xuất tại địa phương. Giữa thời bình, ông Dũng vẫn cùng chiếc xe thồ chở thóc, lúa... phục vụ sản xuất tại địa phương.
Chiếc xe thồ của đoàn xe thồ hỏa tuyến Quảng Trị - Trường Sơn Những bức ảnh phơi bày tội ác của địch tại nhà tù Phú Quốc Chiếc xe thồ của đoàn xe thồ hỏa tuyến Quảng Trị - Trường Sơn Gặp người giám đốc thương binh "có một không hai" giữa lòng thủ đô Chiếc xe thồ của đoàn xe thồ hỏa tuyến Quảng Trị - Trường Sơn Người thương binh với kí ức về hai lần “chết hụt” sau 40 năm

Từ khóa » Hình ảnh Xe Thồ Lúa