- Công nhận 14 bảo vật quốc gia
- Chiêm ngưỡng "bảo vật hoàng cung" triều Nguyễn lần đầu trưng bày sau 71 năm
- Trưng bày chuyên đề Bảo vật Hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn
Sáng 10-1, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội đã diễn ra buổi triển lãm đặc biệt mang tên “Bảo vật quốc gia Việt Nam” với 18 bảo vật cũng là những hiện vật đứng đầu trong “top" hiện vật quý, hiếm và độc đáo của khối hiện vật đồ sộ gần 20 vạn tài liệu, hiện vật mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia sưu tập.
|
Quang cảnh buổi Triển lãm |
Tại triển lãm, khách tham quan có cái nhìn tổng thể về bộ sưu tập Bảo vật quốc gia tại Bảo tàng cũng như khám phá những câu chuyện lịch sử, văn hóa ẩn chứa trong mỗi bảo vật.
Trong không gian trưng bày hơn 100m2, công chúng đã được chiêm ngưỡng những bảo vật vô giá, có một không hai trong dòng chảy của lịch sử, văn hóa Việt Nam.
|
Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm |
Ngoài ra, công chúng còn có cơ hội chiêm ngưỡng những đường nét hoa văn tinh tế trên 18 bảo vật quốc gia như Bình vẽ thiên nga thời Lê Sơ; Bia điện Nam Giao, hiện vật đá ở thời Lê Trung Hưng, năm Vĩnh Trị 4 (1679); Trống Cảnh Thịnh, đồng, thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh; Ấn vàng "Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" được đúc vào thời Lê trung hưng năm Vĩnh thịnh thứ 5 (1709); Ấn "Sắc mệnh chi bảo" được vua Minh Mệnh cho đúc bằng vàng vào năm 1827; ...
Đặc biệt, Nhật ký trong tù, Sách Đường Kách mệnh, Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là những bảo vật quốc gia gắn bó với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh- những di sản tư tưởng, văn hóa lớn lao mà Người đã để lại cho toàn dân tộc.
|
Pháo Đồng Kỵ - Mô hình hiện vật được hiến tặng tại Triển lãm |
Cũng trong dịp này tại Bảo tàng cũng diễn ra lễ hiến tặng mô hình hiện vật Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mô hình hiện vật được hiến tặng là Pháo Đồng Kỵ, một phần của Lễ hội Làng Đồng Kỵ - tác phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng. Trước đó, vào tháng 1-2016, Lễ hội làng Đồng Kỵ đã được Bộ VHTTDL quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Triển lãm diễn ra từ ngày 10-1 đến tháng 5-2017 tại Phòng Trưng bày chuyên đề Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội.
|
Nhiều khách nước ngoài quan tâm tới tham dự Triển lãm |
|
Khách du lịch tới dự Triển lãm đã chụp ảnh các bảo vật làm kỷ niệm. |
|
Buổi triển lãm đã thu hút rất nhiều du khách tới tham quan |
Một số hiện vật quý được trưng bày tại triển lãm "Bảo vật quốc gia Việt Nam":
|
Ấn vàng "Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" được đúc vào thời Lê trung hưng năm Vĩnh thịnh thứ 5 (1709). Đến đời vua Gia Long (1802 - 1819), bảo vật này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn. |
|
Ấn "Sắc mệnh chi bảo" được vua Minh Mệnh cho đúc bằng vàng vào năm 1827. Ấn được dùng để ban cấp cáo sắc cho văn võ cùng phong tặng thần và người. Đây là hiện vật độc bản, biểu trưng cho quyền lực nhà Nguyễn, có giá trị đặc biệt trong sưu tập kim bảo triều Nguyễn. |
|
Bảo vật ‘Sắc phong thần’ bằng giấy có từ thời Nguyễn, niên hiệu Tự Đức thứ 3 năm 1850. |
|
Tượng đồng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.000 – 2.500 năm. |
|
Thống gốm hoa nâu từ thời Trần thế kỷ 13-14 và được công nhận bảo vật quốc gia từ năm 2016. |
|
Bia đá cát Võ Cạnh thuộc văn hóa Chămpa thế kỷ 3 – 4, được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2013. Đây là tấm bia cổ nhất Đông Nam Á. Bia được khắc bằng chữ Phạn cổ cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử Vương triều Tiền vương quốc Nam Chăm. |
|
Cây đèn đồng hình người quỳ thuộc Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Đây là một hiện vật độc bản, đại diện cho nghệ thuật cổ tiêu biểu, độc đáo vào thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn. Cây đèn thể hiện kỹ thuật đúc tài khéo và phản ánh thẩm mỹ cảm quan về vũ trụ của cư dân cổ giai đoạn này. |
|
Bản thảo "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. |
|
Trống Đồng Ngọc Lũ và trống Đồng Hoàng Hạ đều thuộc văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. |