Chiêm Ngưỡng Những Loài Cá Kỳ Lạ Dưới đáy đại Dương

Facebook Linkedin Mail Spotify Website Search Sign in Welcome! Log into your account your username your password Forgot your password? Get help Password recovery Recover your password your email A password will be e-mailed to you. ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên Home Phóng sự ảnh Chiêm ngưỡng những loài cá kỳ lạ dưới đáy đại dương
  • Phóng sự ảnh
FacebookTwitterPinterestWhatsApp

Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin… được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.

Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola Mola, là loài cá biển cỡ lớn, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp
Loài cá này có hình dạng khá kỳ lạ. Nhìn tổng thể chúng có thân hình bầu dục tròn ở phía trước và dẹt về phía đuôi. Chiều dài thân có thể đạt từ 3,5-5,5m. Đặc biệt, miệng của loài cá này rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính vào nhau làm thành một cái mỏ. Với cái miệng đặc dị như vậy nên chúng không thể nuốt mồi to mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.
Một cá mặt trăng mẹ có thể đẻ tới 300 triệu trứng chỉ sau 3 tuần mang thai. Cá con khi nở ra chỉ nhỉnh hơn một hạt cát,, nhỏ hơn cơ thể con mẹ tới 600 lần. Tuy vậy, cá con lại lớn rất nhanh, chỉ sau 15 tháng sau khi trứng nở, chúng có thể tăng lên tới 373kg
Lúc còn nhỏ, cá mặt trăng cũng như bao loài cá khác, bơi rất khỏe theo đàn. Cho đến khi lớn, chúng càng trở nên lười biếng, chỉ sống một mình và thả cơ thể trôi lơ lửng theo dòng hải lưu đến khắp các đại dương.
Cá mập Wobbegong sinh sống ở vùng rạn san hô ven bờ ngoài khơi phía bắc Úc, New Guinea và những đảo lân cận, được biết đến là một trong những loài cá mập “dị” nhất hành tinh.
Wobbegong sở hữu thân hình khá to lớn theo dáng dẹt, màu sắc da lốm đốm và những cái râu xung quanh, bởi vậy chúng còn được gọi là cá mập thảm.
Cá mập Wobbegong được mệnh danh là “bậc thầy ngụy trang” dưới đáy đại dương. Bằng cách lợi dụng tấm da lốm đốm màu sắc và râu ria giống như rong biển, chúng giả làm san hô, ẩn thân trong lớp cát dưới đáy biển.
Tuyệt chiêu của loài cá mập này là nằm yên dưới lớp cát, khi con mồi lơ đễnh tiến đến đủ gần, chúng tấn công chớp nhoáng bằng cách mở miệng cực rộng sau đó ngậm lại nhanh chóng không để con mồi thoát thân.
Hiện tại, cá mâp thảm Wobbegong được xếp vào loại động vật ở mức gần nguy cấp.
Cá cần câu hay cá Wolftrap (Anglerfishes) thuộc họ cá xương Lophiiformes, sinh sống tại các vùng nước sâu thuộc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Cá cần câu sở hữu thân hình kỳ dị với chiếc đầu “ngoại cỡ”, hàm trên lớn bất thường và có thể gập xuống để ngậm trọn hàm dưới. Ngoài ra, chúng còn gây chú ý nhờ chiếc “cần câu” tự nhiên trên đỉnh đầu.
Chiếc “cần câu” của cá Wolftrap khiến con mồi tự lao vào miệng chúng. Với hàm và dạ dày có khả năng tự giãn nở, cá cần câu có thể tiêu hóa được con mồi lớn gấp đôi cơ thể chúng.
Thân hình xấu xí là lợi thế của cá cần câu, giúp chúng ẩn nấp và chờ đợi con mồi tự sa vào miệng. Với khả năng săn mồi “cực đỉnh”, loài cá này còn được gọi là “quái vật” của biển khơi.
Cá Stargazer (chiêm tinh hay sao Nhật) có tên khoa học là Pleuroscopus pseudodorsalis. Đây là loài cá thường sống ở độ sâu từ 40-800m dưới đáy biển, có chiều dài cơ thể từ 18-90cm.
Với hàm răng lởm chởm, nhọn hoắt và đôi mắt hung ác, cá chiêm tinh cũng được xếp vào những loài cá xấu xí nhất thế giới.
Sở hữu màu da phù hợp với màu cát biển, cá chiêm tinh được mệnh danh là “bậc thầy ngụy trang”. Chúng phục kích con mồi bằng cách ẩn mình dưới lớp cát mỏng chỉ có đôi mắt nhô cao quan sát. Chúng ăn cá nhỏ hơn, bạch tuộc và mực.
Cá dơi môi đỏ có tên khoa học là Ogcocephalus darwini. Chúng được tìm thấy ở vùng nước sâu quanh quần đảo Galapagos ở Thái Bình Dương và ngoài khơi bờ biển Peru.
Giống như tên gọi, cá dơi môi đỏ có môi đỏ trông rất kỳ dị cùng một thân hình phẳng, dẹt và đôi vây giang rộng như cánh dơi. Đôi môi đỏ của chúng có thể được sử dụng để thu hút bạn tình hoặc ngụy trang cho việc săn mồi.
Khi trưởng thành, vây trên lưng của cá dơi môi đỏ sẽ phát triển giống như một ngón tay trên đỉnh đầu. Theo các nhà khoa học, cái vây này được nó dùng để thu hút, “bẫy” con mồi. Thức ăn của chúng là những con cá, tôm, giáp xác.
Cá giọt nước có danh pháp Psychrolutes marcidus, là loài cá biển sống sâu ở vùng nước ôn đới. Môi trường sống của chúng nằm ở biển sâu ngoài bờ biển lục địa Australia (vịnh Broken), New South Wales và Tasmania, cũng những một số vùng nước sâu ở New Zealand.
Vẻ ngoài được so sánh với nhân vật Jabba the Hut trong phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao), loài cá này có ngoại hình xấu xí nhất. Cá giọt nước có màu da trắng sữa hoặc hồng. Nếu nhìn theo phương nằm ngang, chúng giống gương mặt người đàn ông béo phì mang dáng vẻ cáu gắt, mũi hình củ hành.
Cơ thể loài cá này được cấu tạo từ các khối gelatin nhão với mật độ nhẹ hơn nước, giúp chúng nổi lơ lửng ở nền đáy biển, chịu được áp suất lớn. Cá giọt nước rất “lười biếng” trong việc di chuyển. Chúng lơ lửng trong nước, chờ đợi con mồi đi qua rồi nuốt trọn con mồi.
Cá mập Goblin (cá mập yêu tinh) cũng được coi là loài cá kỳ lạ nhất hành tinh.
Chúng được xem là quái vật tiền sử, thành viên còn sót lại duy nhất của họ Mitsukurinidae – có niên đại hơn 125 triệu năm.
Là loài cá mập sống dưới biển sâu, Goblin có dáng vẻ cực kỳ xấu xí, đáng sợ với chiếc mũi dài ngoằng giống như mỏ chim. Hơn nữa, cá mập yêu tinh còn có toàn thân màu hồng và bộ răng sắc nhọn có thể nghiền nát mọi thức ăn.
Nguồn: Kiều Phương/Báo An ninh Thủ đô

Bài liên quan:

  1. Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
  2. Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ
  3. Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
  4. Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand
  5. Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam
  6. Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất
  7. TỌA ĐÀM: Nhìn lại 2021 – Những chuyển hướng chiến lược
  8. Thái Lan đã hồi sinh vịnh Maya thế nào?
  9. Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam
  10. Quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Bất cập và khuyến nghị

RELATED ARTICLESMORE FROM AUTHOR

Thách thức trong dự báo bão

Phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm tưởng tuyệt chủng ở Nghệ An

Phát hiện loài thực vật mới ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Đakrông

Survey Banner

Nghe Podcast

Mới cập nhật

  • Hợp tác xã “không đồng” ở Vĩnh Bình 
  • Thách thức trong dự báo bão
  • Nghịch lý tài chính khí hậu tại COP29
  • Phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm tưởng tuyệt chủng ở Nghệ An
  • Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

Trên Facebook

ThienNhien.Net

3 ngày trước

ThienNhien.Net HỒ BẢN VIẾT MÙA PHONG THAY LÁTỉnh Cao Bằng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Bản Giốc, suối Lê Nin, động Ngườm Ngao, núi Mắt Thần, hồ Thang Hen... Tuy nhiên, nơi đây còn có một địa danh ấn tượng nhưng ít người biết đến, đó là hồ Bản Viết ở huyện Trùng Khánh.Hồ Bản Viết là một hồ nước ngọt nhân tạo nằm ẩn sâu trong cánh rừng tự nhiên thuộc địa phận 2 xã Phong Châu và Tân Phong. Bên cạnh chức năng điều tiết nước tưới tiêu cho canh tác nông nghiệp, hồ còn là điểm du lịch có cảnh sắc nên thơ. Hồ rộng 5ha, dài hơn 6km, sâu 50m, được chia làm 4 nhánh với hệ sinh thái và thảm thực vật đa dạng, phong phú. Hình thức du lịch sinh thái là phù hợp nhất ở đây với các hoạt động như cắm trại, nhóm lửa, hát ca hoặc đạp xe quanh hồ tận hưởng sự thư thái. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác mạnh hơn, du khách có thể trekking đường rừng. Còn gì thú vị hơn khi chân được bước trên những đám lá khô lạo xạo trong rừng vắng, mũi được hít hà mùi của cây cỏ hồn nhiên, tai được lắng nghe chim kêu ríu ran trên những tàng cây cao đầy nắng. Hồ Bản Viết còn là nơi có thể trải nghiệm các hoạt động dưới nước độc đáo. Trên những chiếc bè mảng, du khách được người dân địa phương dẫn lối trên hồ để vào chốn thần tiên ảo diệu. Giữa mênh mang nước non, ánh nắng lấp lánh chiếu qua hàng cây, soi bóng mặt hồ xanh biếc như ngọc phản chiếu dãy núi trùng điệp và những đám mây trắng lững lờ trôi.#H245 #hồ_bản_viết_mùa_phong_thay_lá #page_84_90 #Winlinh #tuannguyen #travel Nguồn: #heritage #VietnamAirlines ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

4 ngày trước

ThienNhien.Net Chúng ta không thừa hưởng Trái Đất từ tổ tiên! ... Xem thêmThu nhỏ Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

5 ngày trước

ThienNhien.Net 🌿 CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 🌿👩‍🏫👨‍🏫 Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, People and Nature Reconciliation và ThienNhien.Net xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các Thầy Cô giáo – những người luôn tận tâm, kiên nhẫn truyền tri thức và động lực cho những thế hệ tiếp nối. 💚📚 Trong hành trình của mình, chúng tôi may mắn và vinh dự nhận được sự đồng hành của rất nhiều người thầy. Đó là các thầy giáo, cô giáo công tác trong lĩnh vực giáo dục, những người cán bộ từ trung ương đến địa phương, các già làng – trưởng bản và cả cộng đồng địa phương với những tri thức và kinh nghiệm quý giá. Những sự chỉ dẫn và đồng hành ấy là sức mạnh và nguồn động viên quan trọng để #PanNature kiên định với sứ mệnh bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. 🌏💐 Nhân dịp này, #PanNature và #ThienNhienNet xin kính chúc các Thầy Cô - những người thầy ở mọi lĩnh vực – luôn dồi dào sức khỏe, tràn đầy năng lượng và giữ mãi ngọn lửa truyền cảm hứng, trao tri thức để kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn.🌳 Cảm ơn các Thầy Cô vì đã luôn đồng hành, sẻ chia và góp sức để cùng nhau bảo vệ môi trường sống, vì một Việt Nam xanh và Trái đất xanh!#NgàyNhàGiáoViệtNam #TriÂnThầyCô #PanNature #VìmộtViệtNamxanh #thiennhietnet ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

7 ngày trước

ThienNhien.Net 🙈ĐI TÌM KHO BÁU CỦA RỪNG GIÀ Cảm ơn những bức ảnh quý giá chụp loài Voọc mũi hếch ở Vườn Quốc gia (VQG) Du Già của anh Nguyễn Khắc Quyền. Ảnh được đăng trên Heritage - Inflight Magazine of Vietnam AirlineseVà dưới đây là câu chuyện của anh Quyền với loài vật ý nghĩa này!--Gần 10 năm kể từ ngày đầu tham gia bảo tồn động vật hoang dã, tôi đã may mắn có cơ hội gặp nhiều loài linh trưởng, trong đó có những loài bí ẩn nhất hành tinh.Chỉ có thể được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới Việt Nam, rất ít người có cơ hội nhìn thấy và ghi hình được Voọc mũi hếch. Với chiếc mũi đặc trưng và đôi môi dày màu hồng nổi bật trên khuôn mặt màu lam nhạt, chúng mang diện mạo riêng biệt cuốn hút.Chụp ảnh loài Voọc mũi hếch là ước mơ của các nhiếp ảnh gia thiên nhiên. Đó là một hành trình tốn kém và gian khổ nhưng chẳng thể thành công nếu thiếu may mắn. Nơi duy nhất có được hình ảnh của loài này là rừng nguyên sinh Khau Ca trên núi đá vôi thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Du Già – cao nguyên đá Đồng Văn. Với địa hình hiểm trở và điều kiện thời tiết đặc thù, Khau Ca trở thành chốn cư ngụ cuối cùng của quần thể Voọc mũi hếch lớn nhất ở Việt Nam, với khoảng 120 cá thể.Để tới Khau Ca, chúng tôi bắt đầu lên đường từ lúc trời chưa sáng. Sau 1,5h từ thành phố Hà Giang, xe dừng tại bờ suối, chúng tôi bắt đầu cung đường đi bộ gần 3h để tới điểm dựng lán. 2 con suối nước chảy xiết vào mùa mưa là thử thách đầu tiên phải vượt qua trong hành trình này. Cởi bỏ giày và khoác trên vai chiếc ba lô gần 20kg với đủ thứ máy móc lỉnh kỉnh, tôi đặt bước chân trần đầu tiên xuống lòng suối. Nước lạnh cóng ở một nửa thân dưới, còn nửa thân trên ướt đẫm mồ hôi vì vác nặng và phải chống chọi với dòng nước mạnh. Đến khi bước lên bờ suối, tôi như trút bỏ được nửa thế giới trên vai. Chưa kịp thở lấy hơi, phía trước là con đường mòn dốc đứng kéo dài liên tục vài trăm mét khiến ai nấy đều sững sờ. Đứng dưới chân dốc, có thể nhìn thấy đỉnh dốc cao tít tắp. Vượt con dốc dài vắt kiệt năng lượng, từng giọt mồ hôi chảy vào mắt, miệng mặn chát, cuối cùng chúng tôi cũng tới được lán nghỉ chân. Ngôi nhà sàn trên triền đồi vàng ruộm dưới ánh bình minh. Chào đón chúng tôi là anh em trong đội trợ lí nghiên cứu. Họ túc trực ở đây, đi tuần trong khu rừng hàng ngày để bảo vệ quần thể voọc và hỗ trợ thu thập dữ liệu....heritagevietnamairlines.com/cac-an-pham/heritage/h268-nov-2024/ #đi_tìm_kho_báu_của_rừng_già #lê_khắc_quyền #coverfeature #heritage #voọcmũihếch ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

7 ngày trước

ThienNhien.Net Xách balo và đi thôi các bạn ơi! ... Xem thêmThu nhỏ

Nội dung này hiện không hiển thị

Lỗi này thường do chủ sở hữu chỉ chi... Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

Trên YouTube

https://www.youtube.com/watch?v=hXH3ulZGzSo

Chủ đề nổi bật

BBĐVHD biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu BĐKH bảo vệ môi trường Bảo vệ rừng bệnh truyền nhiễm cháy rừng corona Covid-19 cơ hội việc làm Dịch bệnh Hà Nội Hạn hán Hổ Khai thác khoáng sản khoáng sản khu công nghiệp lũ lụt Mê Kông Mưa bão Mưa lũ Mỹ Nghệ An ngà voi phá rừng plastic Quảng Nam rác thải nhựa SARS-CoV-2 sạt lở thiên tai Thủy điện Trung Quốc Trung Quốc vaccine xả thải Ô nhiễm không khí Ô nhiễm môi trường ô nhiễm ĐBSCL ĐVHD đa dạng sinh học đại dịch động vật hoang dã Giấy phép số 243/GP-TTĐT do Cục PT, TH và TTĐT cấp ngày 11/10/2024 Trụ sở: NV31, Khu đô thị Trung Văn, p. Trung Văn, q. Nam Từ Liêm, Hà Nội ĐT: 024 3556-4001 Fax: 024 3556-8941 Email: bbt@nature.org.vn Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Chịu trách nhiệm xuất bản: Trịnh Lê Nguyên Phụ trách biên tập: Phan Bích Hường Thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn. Facebook Linkedin Mail Spotify Website © Trung tâm Con người và Thiên nhiên - 2024 MORE STORIES

Khói từ cháy rừng ở California bay tới châu Âu

Trường Sa qua ảnh

Ngôi nhà mới giúp bảo tồn loài gấu đang có nguy...

Ô nhiễm vùng mỏ Sin Quyền

Hàng nghìn tỷ con ve sầu sắp trồi lên sau 17...

Đà Nẵng: Phá bẫy, cứu thú tại khu bảo tồn thiên...

G-29DEB5NF3T

Từ khóa » đàn Cá đáy đại Dương