Chiêm Ngưỡng Phong Lan Hoàng Thảo U Lồi, Tứ Bảo Sắc ...

Phong Lan Hoàng Thảo U Lồi là giống lan hoàng thảo hoa to, đẹp, thường nở vào dịp tết nguyên đán nên khá được ưa chuộng, tuy nhiên giống này khá khó trồng tại vùng đồng bằng do xuất xứ tại vùng núi cao, ưa lạnh và ẩm. Chúng được tìm thấy trong các khu rừng phía Tây Bắc, sống bám trên thân gỗ khá cao và nhiều rêu.

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo đốm tía, hoàng thảo u lồi, tứ bảo sắc, hoàng thảo ngũ tinh Tên Latin: Dendrobium wardianum Đồng danh: Dendrobium wardianum R. Warner, 1862. Họ: Phong lan Orchidaceae Bộ: Phong lan Orchidales Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 35 – 40 cm, dầy 0,6 – 1 cm, lóng dài 4 – 5 cm, đỉnh mỗi lóng phình mập rõ. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thuỳ tròn lệch, dài 8 – 11 cm, rộng 1,7 – 2,5 cm. Cụm hoa bên, 1 – 4 hoa, mọc trên thân không còn lá. Lá bắc dài 0,5 – 0,6 cm; hoa có đường kính 5 – 6 cm, cuống hoa và bầu dài 3,5 – 4 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh tù, dài 3,8 – 4 cm, rộng 1,2 – 1,4 cm. Cằm dài khoảng 0,7 cm, đỉnh tròn. Cánh hoa hình bầu dục, đỉnh hơi nhọn, dài 3,5 – 3,8 cm, rộng 2 – 2,2 cm. Chót đỉnh lá dài và cánh hoa màu tím. Môi hình gần tròn, dài 3 – 3,2 cm, rộng 2,6 – 2,8 cm, chót đỉnh màu tím, phần còn lại màu vàng nhạt với 2 đốm lớn màu tím ở giữa. Cột màu trắng, cao 0,3 – 0,4 cm; tuyến mật hình bầu dục, răng cột tù ở đỉnh. Nắp màu tía, hình mũ cao, đỉnh hơi cong, phủ nhú mịn.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 2 – 3. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 500 – 600 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương: núi Mây Bạc).

Thế giới: Ấn Độ, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.

Giá trị: Loài hiếm. Cây làm cảnh vì có dáng cây và hoa đẹp, cánh màu trắng chót tím, môi có tâm vàng nhạt, có thể gây trồng.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện một điểm phân bố nằm trong khu vực vườn quốc gia Cúc Phương nhưng nơi này vẫn luôn bị đe doạ xâm hại.

Phân hạng: VU B1+2c.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn:

Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – phần thực vật – trang 440.

Phong Lan Hoàng Thảo U Lồi
Hoa Phong Lan Hoàng Thảo U Lồi
Phong Lan Hoàng Thảo U Lồi
Phong Lan Hoàng Thảo U Lồi
Phong Lan Hoàng Thảo U Lồi
Phong Lan Hoàng Thảo U Lồi

Hẳn mọi người sẽ hỏi tại sao tôi lại đưa nhiều hình ảnh cây này trong rừng? Lý do đơn giản là chưa có công thức chung cho loại này, tôi đã thử nghiệm nhiều cách trồng ở vườn nhà, nhưng có một cách duy nhất là treo ngược không giá thể, cây tồn tại đã được 4 năm nhưng cây không còn thắt đốt nữa và không ra hoa, những cách thử khác với các loại giá thể đều không thành công với sau khoảng 5-6 tháng khi cây con dài được 20-30 cm là cây chết. Do đó tôi đưa những hình ảnh trong tự nhiên để mọi người tự tìm lấy cách trồng phù hợp với mình. Lưu ý là cây cần nhiệt độ mát đến lạnh, khi cây con đang phát triển thì cần nhiều nước một chút, sau đó bớt dần nước và ngưng tưới khi mùa khô đến, cây có chu kỳ giống với giả hạc, hạc vỹ.

Xem thêm:

  • Hoàng Thảo Sáp_Long Tu Đá_Dendrobium crepidatum
  • Phong Lan Hoàng Thảo Xoắn_Dendrobium tortile
  • Hoàng Thảo Phật Ngọc_Lan Rừng Việt Nam
  • Tin tức hoa lan
  • Các loài lan
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan
  • Kiến thức về hoa lan
  • Vật tư trồng hoa lan
  • Lan phi điệp_giả hạc
  • Lan hoàng thảo

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên Gionghoalan.net là trang chia sẻ kiến thức về hoa lankinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan. Tham khảo TẠI ĐÂY ./.

Từ khóa » Hình ảnh Hoa Lan U Lồi