Chiến Lược Cạnh Tranh Là Gì, Tìm Hiểu 3 Chiến Lược Cạnh Tranh Phổ Quát
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược cạnh tranh như một con thuyền vững chắc giúp doanh nghiệp vượt qua sóng gió, tiến về phía trước trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt.
Vào một ngày mua thu năm 1981, Bill Atkinson đã rất sung sướng khi tới Texaco Towers, ông đã giới thiệu một thuật toán thông minh giúp người dùng có thể vẽ hình tròn và hình bầu dục trên máy tính Mac, đây là một sáng tạo đột phá thời bấy giờ.
Andy Hertzfeld, chuyên gia hệ điều hành Macintosh đã kể lại rằng, khi Bill Atkinson trình bày bản mẫu, mọi người đều rất ngạc nhiên và ấn tượng… ngoại trừ Steve Jobs. Ông nói: “Được đấy, hình tròn và hình bầu dục cũng hay, nhưng làm thế nào để vẽ hình chữ nhật với các góc bo tròn?”
Atkinson đã giải thích rằng gần như không thể làm được việc đó: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta thực sự cần làm điều đó”… Tuy nhiên Steve Jobs đã không đồng ý và nhảy lên phản đối, Jobs đã tức giận, phản đối, và cuối cùng thuyết phục bằng việc mời Hertzfeld đi ra bên ngoài để xem, hình chữ nhật bo tròn ở khắp mọi nơi. Jobs đã yêu cầu các kỹ sư khi đó của Apple phải làm được điều này… và cuối cùng họ đã làm được.
Câu chuyện trên được kể lại trong thời kỳ Apple mới bắt đầu xây dựng hệ điều hành Macintosh. Nó đã thể hiện được triết lý và quyết tâm theo đuổi sự khác biệt đến cực đoan của Steve Jobs.
Chính cá tính yêu sự hoàn hảo (Steve Jobs là một người mắc hội chứng OCD) đã đặt những nền móng đầu tiên, vững chắc cho thương hiệu Apple lớn mạnh như hiện tại. Chiến lược khác biệt hóa của Apple chính là sự khác biệt từ nhà sáng lập của Apple: Steve Jobs.
Từ câu chuyện này, Vũ muốn chia sẻ tới bạn đọc một điều quan trọng rằng, mọi doanh nghiệp cần có một chiến lược cạnh tranh phù hợp và kiên trì theo đuổi chiến lược đó từ những yếu tố nhỏ nhất. Chính những điều nhỏ bé tập hợp lại sẽ tạo lên những thứ vĩ đại.
Chiến lược cạnh tranh hiệu quả là chìa khóa giúp doanh nghiệp định hướng hoạt động một cách hợp lý, từ đó giành lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu kinh doanh.
Chiến lược cạnh tranh thành công là chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững về giá cả, chất lượng, dịch vụ,…, với cách thực hiện phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Bài chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các chiến lược cạnh tranh và lựa chọn chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Bản chất của chiến lược là lựa chọn việc không nên làm
– Michael E.Porter –
Lược sử chiến lược cạnh tranh
Giáo sư Michael E.Porter là cha đẻ của chiến lược cạnh tranh và lý thuyết lợi thế cạnh tranh.
Michael Porter, giáo sư danh dự tại Đại học Harvard, là một trong những nhà tư tưởng chiến lược có ảnh hưởng nhất thế giới. Các tác phẩm của ông, bao gồm “Chiến lược cạnh tranh“, “Lợi thế cạnh tranh” và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, đã trở thành những cuốn sách gối đầu giường của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới.
5 yếu tố ảnh hưởng chiến lược cạnh tranh
5 yếu tố dưới đây quyết định mức độ cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận của ngành, yếu tố mạnh nhất sẽ quyết định tới việc hoạch định chiến lược cạnh tranh.
- Sự gia nhập ngành của đối thủ tiềm năng: sự gia nhập của đối thủ tiềm năng có thể làm thay đổi cục diện cạnh tranh trong ngành, khi những doanh nghiệp mới này mang theo sức sáng tạo và nguồn lực dồi dào, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp hiện có.
- Áp lực từ sản phẩm/ dịch vụ thay thế: sự xuất hiện của các sản phẩm/ dịch vụ thay thế có thể đe dọa đến thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp, khi khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, chất lượng tốt hơn, giá thành thấp hơn.
- Sức mạnh của khách hàng: khách hàng có thể sử dụng sức mạnh của mình để ép giá bán, mặc cả đòi tăng chất lượng hoặc gia tăng dịch vụ, khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giành thị phần.
- Sức ép từ nhà cung cấp: nhà cung cấp có thể sử dụng sức mạnh của mình để yêu cầu tăng giá hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu, khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giảm chi phí.
- Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện hữu: các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ và cạnh tranh với nhau trên nhiều mặt trận, bao gồm giá cả, quảng cáo, marketing, sản phẩm, dịch vụ, … Điều này có thể dẫn đến chi phí cao và lợi nhuận thấp cho các doanh nghiệp.
Bài viết liên quan Cấu trúc ngành, khung 5 lực lượng giúp hoạch định chiến lược cạnh tranh
3 chiến lược cạnh tranh phổ quát
Theo Michael Porter, để giải quyết 5 yếu tố cạnh tranh có 3 chiến lược cạnh tranh hiệu quả , giúp doanh nghiệp có thể thành công và dẫn đầu ngành, gồm: Chiến lược tổng chi phí thấp (Low Cost Strategy), Chiến lược khác biệt hoá (Differentiation Strategy), Chiến lược tập trung (Concentration strategy). Vũ sẽ chia sẻ về 3 chiến lược này dưới đây với 3 nội dung: nền tảng, quản trị và rủi ro của từng chiến lược.
1. Chiến lược tổng chi phí thấp (Low Cost Strategy)
Tổng chi phí sản xuất thấp nhất trong ngành thông qua những chính sách cải tiến hiệu suất và kế hoạch thực hiện hiệu quả.
Chiến lược tổng chi phí thấp là một chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất và phân phối để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Cách thực hiện:
- Tận dụng quy mô: Doanh nghiệp có thể sản xuất hàng hóa với số lượng lớn để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất do chi phí cố định được chia cho nhiều đơn vị sản phẩm hơn.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau để tận dụng các nguồn lực sẵn có và giảm chi phí sản xuất.
- Tự động hóa: Doanh nghiệp có thể tự động hóa các quy trình sản xuất để giảm chi phí lao động.
- Sử dụng các nguyên liệu và linh kiện rẻ tiền: Doanh nghiệp có thể sử dụng các nguyên liệu và linh kiện rẻ tiền để giảm chi phí sản xuất.
- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giảm chi phí vận chuyển và lưu kho.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động: Doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động để giảm chi phí chung.
Lợi thế cạnh tranh:
- Khả năng cạnh tranh về giá: Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm hoặc dịch vụ thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Lợi nhuận cao hơn: Doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận cao hơn do chi phí sản xuất và phân phối thấp.
- Sức mạnh đàm phán với nhà cung cấp: Doanh nghiệp có thể có sức mạnh đàm phán cao hơn với nhà cung cấp do nhu cầu mua hàng lớn.
Yêu cầu nền tảng:
- Đầu tư vốn liên tục và có khả năng tiếp cận những nguồn vốn lớn.
- Có kinh nghiệm và năng lực về sản xuất
- Quản lý tốt lực lượng lao động và quy trình sản xuất
- Các sản phẩm được thiết kế đơn giản và dễ dàng sản xuất
- Mô hình phân phối không tốn nhiều chi phí
Yêu cầu quản trị:
- Kiểm soát chi phí sát sao
- Báo cáo được thành lập liên tục
- Hệ thống phân chia công việc và trách nhiệm rõ ràng
- Tạo ra những mục tiêu có thể đo được bằng các con số chi tiết
Rủi ro:
- Công nghệ mới làm các khoản đầu tư tối ưu không còn hiệu quả
- Thương hiệu mới gia nhập ngành bắt trước hoặc đầu tư và thiết bị mới để tối ưu chi phí
- Không nhạy bén về thị trường và marketing vì tập trung quá nhiều vào chi phí
- Lạm phát làm thu hẹp sự khác biệt giá bán
2. Chiến lược khác biệt hoá (Differentiation Strategy)
Tạo ra sự đổi mới nhằm sở hữu những đặc tính khác biệt với toàn bộ đối thủ trong ngành, chiến lược khác biệt hoá có thể là sản phẩm hoặc thương hiệu.
Chiến lược khác biệt hóa là một chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp tập trung vào việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo hoặc mang tính đặc trưng so với các đối thủ cạnh tranh.
Cách thực hiện:
- Cải thiện chất lượng sản phẩm: Doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm bằng cách sử dụng nguyên liệu và linh kiện cao cấp, áp dụng công nghệ mới hoặc cải thiện quy trình sản xuất.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội: Doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội bằng cách đào tạo nhân viên, cung cấp hỗ trợ 24/7 hoặc có chính sách đổi trả linh hoạt.
- Xây dựng thương hiệu mạnh: Doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu mạnh bằng cách đầu tư vào marketing và truyền thông, tạo ra trải nghiệm khách hàng tích cực hoặc cam kết với các giá trị và nguyên tắc đạo đức.
Lợi thế cạnh tranh:
- Khả năng định giá cao hơn: Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm hoặc dịch vụ cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh do sản phẩm hoặc dịch vụ mang tính độc đáo hoặc mang tính đặc trưng.
- Lợi thế cạnh tranh bền vững: Lợi thế khác biệt hóa có thể khó bắt chước, từ đó giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
- Tăng cường lòng trung thành của khách hàng: Doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng trung thành do sản phẩm hoặc dịch vụ mang tính độc đáo hoặc mang tính đặc trưng.
Yêu cầu nền tảng:
- Năng lực sáng tạo
- Đội ngũ marketing mạnh, nhạy bén
- Có năng lực, quy trình thiết kế sản phẩm sáng tạo
- Tài sản thương hiệu tốt
- Có sự am hiểu về lịch sử ngành
- Nắm bắt nhu cầu thị trường và hợp tác tốt với các kênh phân phối
Yêu cầu quản trị:
- Phối hợp tốt giữa bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm và marketing
- Chấp nhận những giả định và sáng kiến chủ quan hơn là số lượng
- Văn hoá thương hiệu truyền cảm hứng
- Thu hút và giữ chân các nhân tài chủ chốt
Rủi ro:
- Khách hàng có thể không đặt yếu tố khác biệt lên trên giá bán
- Nhu cầu của khách hàng về các yếu tố khác biệt giảm theo thời gian khi người tiêu dùng thông minh hơn.
- Sự sao chép của đối thủ
3. Chiến lược tập trung (Concentration strategy)
Doanh nghiệp tập trung vào một nhóm khách hàng hoặc một phân khúc thị trường cụ thể.
Chiến lược tập trung là một chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp tập trung vào một phân đoạn thị trường cụ thể và đáp ứng nhu cầu của phân khúc đó tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược này có thể được thực hiện bằng cách phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế riêng cho phân khúc thị trường đó hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng cá nhân hóa.
Chiến lược tập trung có thể mang lại cho doanh nghiệp một số lợi thế cạnh tranh, bao gồm:
Cách thực hiện:
- Phân khúc thị trường: Doanh nghiệp có thể tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể, chẳng hạn như thị trường dành cho trẻ em hoặc thị trường dành cho người cao tuổi.
- Địa lý: Doanh nghiệp có thể tập trung vào một khu vực địa lý cụ thể, chẳng hạn như một quốc gia hoặc một thành phố.
- Loại sản phẩm hoặc dịch vụ: Doanh nghiệp có thể tập trung vào một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, chẳng hạn như quần áo thể thao hoặc đồ ăn nhanh.
- Loại khách hàng: Doanh nghiệp có thể tập trung vào một loại khách hàng cụ thể, chẳng hạn như khách hàng doanh nghiệp hoặc khách hàng cá nhân.
Lợi thế cạnh tranh:
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn:Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng trong phân khúc thị trường đó và đáp ứng nhu cầu đó tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.
- Lợi thế cạnh tranh bền vững: Lợi thế tập trung có thể khó bắt chước, từ đó giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
- Tăng cường lòng trung thành của khách hàng: Doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng trung thành do doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.
Yêu cầu nền tảng:
- Đội ngũ nhạy bén và sẵn sàng mạo hiểm
- Sở hữu quản trị của chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt hoá, sau đó hướng vào một mục tiêu cụ thể
Yêu cầu quản trị:
- Sở hữu quản trị của chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt hoá, sau đó hướng vào một mục tiêu cụ thể
Rủi ro:
- Giá bán của đối thủ chi phí tối ưu có thể quá tốt khiến khách hàng bỏ qua yếu tố phù hợp.
- Thị trường bị thu hẹp
- Các đối thủ tìm thấy thị trường nhỏ hơn trong thị trường ngách mà doanh nghiệp đang hoạt động và tập trung hơn cả thị trường doanh nghiệp đang tập trung.
- Thị trường tập trung không phải là bất biến, luôn có thể có một đối thủ cạnh tranh xuất hiện.
Ví dụ chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh là một kế hoạch hành động tổng thể mà một doanh nghiệp sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Như Vũ đã chia sẻ, có ba chiến lược cạnh tranh khác nhau, mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Dưới đây là một số ví dụ về chiến lược cạnh tranh:
- Chiến lược chi phí thấp: Đây là chiến lược tập trung vào việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này có thể được thực hiện bằng cách giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí phân phối hoặc cả hai. Ví dụ: Walmart là một công ty sử dụng chiến lược chi phí thấp để cạnh tranh trong ngành bán lẻ.
- Chiến lược khác biệt hóa: Đây là chiến lược tập trung vào việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo hoặc mang tính đặc trưng so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này có thể được thực hiện bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội hoặc cả hai. Ví dụ: Apple là một công ty sử dụng chiến lược khác biệt hóa để cạnh tranh trong ngành công nghệ.
- Chiến lược tập trung: Đây là chiến lược tập trung vào một phân đoạn thị trường cụ thể và đáp ứng nhu cầu của phân khúc đó tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này có thể được thực hiện bằng cách phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế riêng cho phân khúc thị trường đó hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng cá nhân hóa. Ví dụ: Nike là một công ty sử dụng chiến lược tập trung để cạnh tranh trong ngành quần áo thể thao.
Một số ví dụ cụ thể về chiến lược cạnh tranh trong các ngành khác nhau:
- Trong ngành hàng tiêu dùng, các công ty có thể cạnh tranh bằng cách giảm giá, tăng tính năng hoặc cải thiện thiết kế. Ví dụ, Coca-Cola đã cạnh tranh với Pepsi bằng cách giới thiệu các sản phẩm mới như Diet Coke và Fanta.
- Trong ngành dịch vụ, các công ty có thể cạnh tranh bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội, thời gian giao hàng nhanh chóng hoặc giá cả hợp lý. Ví dụ, Amazon đã cạnh tranh với các cửa hàng bán lẻ truyền thống bằng cách cung cấp giao hàng miễn phí trong hai ngày.
- Trong ngành công nghệ, các công ty có thể cạnh tranh bằng cách phát triển công nghệ mới, cải thiện hiệu suất hoặc giảm giá. Ví dụ, Apple đã cạnh tranh với các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác bằng cách giới thiệu iPhone X, một chiếc điện thoại có màn hình OLED và cảm biến nhận dạng khuôn mặt.
Lời kết
Chiến lược cạnh tranh là một hệ thống các phương pháp giúp doanh nghiệp thành công trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt. Bất kỳ người kinh doanh nào cũng cần biết và hiểu rõ về các chiến lược cạnh tranh.
Theo Michael E.Porter, rất nhiều doanh nghiệp không ý thức rõ về các chiến lược cạnh tranh. Do không lựa chọn và tập trung vào một chiến lược cụ thể, các doanh nghiệp này bị gọi là “mắc kẹt giữa dòng sông”, bế tắc giữa các chiến lược. Những doanh nghiệp “mắc kẹt” này sẽ hoạt động không hiệu quả và có lợi nhuận dưới trung bình của ngành.
Chiến lược cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Bằng cách lựa chọn chiến lược phù hợp, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Xin cảm ơn, Chiến lược cạnh tranh là phương pháp luận định hướng mọi hoạt động trong thị trường, mọi doanh nghiệp đều có chiến lược cạnh tranh của riêng mình, dù là rõ ràng hay chỉ là những chiến lược cạnh tranh ẩn dấu. Giáo sư Michael E.Porter là cha đẻ của chiến lược cạnh tranh và lý thuyết lợi thế cạnh tranh. 5 yếu tố dưới đây quyết định mức độ cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận của ngành, yếu tố mạnh nhất sẽ quyết định tới việc hoạch định chiến lược cạnh tranh. 1. Sự gia nhập ngành của đối thủ tiềm năng
2. Áp lực từ sản phẩm/ dịch vụ thay thế
3. Sức mạnh của khách hàng
4. Sức ép từ nhà cung cấp
5. Các đối thủ hiện hữu
1. Chiến lược tổng chi phí thấp (Low Cost Strategy)
/ Chiến lược khác biệt hoá (Differentiation Strategy)
/ 3. Chiến lược tập trung (Concentration strategy)
Không lựa chọn và tập trung và một chiến lược cụ thể, đây là lý do khiến các doanh nghiệp này được gọi là “mắc kẹt giữa dòng sông", bế tắc giữa các chiến lược. Những doanh nghiệp “mắc kẹt" này sẽ hoạt động không hiệu quả và có lợi nhuận dưới trung bình của ngành. Những câu hỏi thường gặp
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Ai là cha đẻ của chiến lược cạnh tranh?
5 yếu tố quyết định hoạch định chiến lược cạnh tranh?
3 chiến lược cạnh tranh phổ biến?
Tại sao cần chiến lược cạnh tranh?
Từ khóa » Chiến Lược Cạnh Tranh Tổng Quát Của M.porter
-
Các Chiến Lược Cạnh Tranh Tổng Loại Của M. Porter - Dân Kinh Tế
-
Chiến Lược Cạnh Tranh Tổng Quát Theo đặc điểm Thị Trường Của ...
-
Các Chiến Lược Cạnh Tranh Của Michael E. Porter - Phan Tuấn Nam
-
Quản Trị Chiến Lược (P3: Chiến Lược Cạnh Tranh Theo Michael Porter)
-
Chiến Lược Cạnh Tranh Theo Lý Thuyết Michael Porter
-
Chiến Lược Cạnh Tranh Tổng Quát Theo đặc điểm Thị Trường (Porter ...
-
3 Chiến Lược Cạnh Tranh Của Michael Porter, Các ... - MarvelVietnam
-
Các Chiến Lược Cạnh Tranh Tổng Quát - Nền Tảng Cho Sự Thành Công ...
-
3 Chiến Lược Tăng Năng Lực Cạnh Tranh Của Michael E Porter - 123doc
-
Chiến Lược Cạnh Tranh Của Michael Porter?
-
3 Chiến Lược Cạnh Tranh Tổng Quát (tóm Tắt Chiến ... - Grow With Paha
-
BỘ SÁCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA MICHAEL PORTER
-
Các Chiến Lược Cạnh Tranh Tổng Loại Của M Porter - 123doc
-
Một Trong 3 Chiến Lược Cạnh Tranh Tổng Quát Của M. Porter Là: