Chiến Lược Cấp Kinh Doanh Và Chiến Lược Cấp Chức Năng

 Tri thức Cộng đồng xin chia sẻ bài viết Chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp chức năng

Mục lục

  • 1. Các yếu tố nền tảng của chiến lược cấp kinh doanh
    • 1.1 Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm
    • 1.2 Nhóm khách hàng và sự phân khúc thị trường
    • 1.3 Năng lực phân biệt
  • 2. Chọn lựa chiến lược cạnh tranh tổng quát
    • 2.1 Chiến lược chi phí thấp nhất
    • 2.2 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
    • 2.3 Chiến lược tập trung
    • 2.4 Chiến lược phản ứng nhanh
  • 3. Chiến lược cấp chức năng
    • 3.1 Chiến lược marketing+
    • 3.2 Chiến lược tài chính
    • 3.3 Chiến lược nghiên cứu và phát triển
    • 3.4 Chiến lược vận hành
    • 3.5 Chiến lược nguồn nhân lực

1. Các yếu tố nền tảng của chiến lược cấp kinh doanh

1.1 Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm

Nhu cầu khách hàng là những mong muốn, sự cần thiết hay  khao khát mà có thể sẽ được thoả mãn bằng các đặc tính của sản phẩm hay dịch vụ.

Sự khác biệt hóa sản phẩm là quá trình tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách thiết kế sản phẩm – hàng hoá hay dịch vụ với những đặc tính riêng để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Tất cả các công ty phải tạo sự khác biệt cho các sản phẩm của họ sao cho  có thể hấp dẫn được khách hàng và ít nhất là thoả mãn nhu cầu.

1.2 Nhóm khách hàng và sự phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là cách thức mà công ty phân  nhóm các khách hàng dựa vào những sự khác biệt quan trọng về nhu cầu và sở thích của họ, để tìm ra một lợi thế cạnh tranh. Các công ty có thể sử dụng ba lựa chọn chiến lược hướng  đến các phân khúc thị trường:

– Thứ nhất, chọn phục vụ cho  các khách hàng bình thường, như  thế không nhất thiết phải nhận biết sự khác biệt nhu  cầu giữa các nhóm (xem như toàn bộ khách hàng đều có nhu cầu  ở mức trung bình).

– Thứ hai, phục vụ đa đạng nghĩa là phân khúc thị trường của nó thành các phân khúc khác nhau và phát triển những sản phẩm thích ứng với nhu cầu của mỗi phân khúc.

– Thứ ba, phục vụ tập trung, nghĩa là công ty nhận thức rằng thị trường bị phân khúc nhưng chỉ tập trung vào phục vụ một phân khúc, hay một khe hở.

1.3 Năng lực phân biệt

Năng lực phân biệt là cách thức công ty sử dụng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Một số công ty tập trung xây dưng quy mô, hiệu ứng đường cong kinh nghiệm để sản xuẩ sản phẩm với chi phí thấp, các công ty khác lại tập trung vào R&D, công nghệ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng về sản phẩm độc đáo, có thiết kế và chất lượng vượt trội. Một số công ty khác lại tập trung vào bán hàng, dịch vụ hậu mãi…

Nền tảng của chiến lược cạnh tranh được hình thành từ sự kết hợp các quyết định về sản phẩm, thị trường và năng lực phân biệt của công ty, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp chức năng
Chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp chức năng

2. Chọn lựa chiến lược cạnh tranh tổng quát

2.1 Chiến lược chi phí thấp nhất

Bản chất của chiến lược chi phí thấp nhất là đạt được mức tổng chi phí thấp nhất trong ngành. Nói cách khác, chiến lược chi phí thấp nhất dựa trên  khả năng của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với mức chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược này là tạo ra sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất để vượt qua đối thủ cạnh tranh, để tồn tại và phát triển.

Công ty lựa chọn chiến lược chi phí thấp nhất có mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp, phân khúc thị trường thấp, thế mạnh đặc trưng tập trung ở khâu quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu.

Công ty sử dụng chiến lược chi phí thấp có các lợi thế cạnh tranh:

– Nhờ chi phí thấp, công ty có thể bán sản phẩm với mức giá hơn đối thủ cạnh tranh mà vẫn giữ được mức lợi nhuận dự tính. Trong trường hợp đối thủ cạnh tranh bán cùng mức giá, công ty có chi phí thấp nhất sẽ có lợi nhuận cao hơn.

– Khi ngành kinh doanh đi vào giai đoạn trưởng thành, nếu xảy ra chiến tranh về giá thì công ty có chi phí thấp hơn sẽ giành được phần thắng nhờ khả năng cạnh tranh tốt hơn.

– Công ty dễ dàng chịu đựng khi có sức ép tăng giá của nhà cung cấp.

Những bất lợi khi theo đuổi chiến lược chi phí thấp:

– Đối thủ có thể giảm chi phí thấp hơn, dễ bị đối thủ bắt chước;

– Sự thay đổi về công nghệ.

– Phải luôn tìm ra phương pháp sản xuất với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh

– Do mục tiêu chi phí thấp, công ty có thể bỏ qua, không đáp ứng được sự thay đổi vì thị hiếu của khách hàng.

Tham khảo: Vai trò của nhà quản trị

2.2 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Bản chất của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra cái mà toàn ngành đều công nhận là “độc nhất, vô nhị”. Khác biệt hóa thể hiện dưới nhiều hình thức: kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, nhãn mác thương hiệu, công nghệ, dịch vụ khách hàng…

Mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra các sản phẩm (hàng hoá hay dịch vụ) mà được khách hàng nhận thấy là độc đáo, duy nhất, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách mà đối thủ cạnh tranh không thể thực hiện. Chính khả năng này đã cho phép công ty định giá “vượt trội” cho sản phẩm, tăng doanh thu và đạt tỷ suất lợi nhuận trên trung bình.

Giá “vượt trội” này thường cao hơn mức giá mà công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp nhất đòi hỏi, và khách hàng sẵn lòng trả cho điều đó bởi họ tin rằng sản phẩm có chất lượng cao. Công ty lựa chọn chiến lược khác biệt hóa sản phẩm có mức độ khác biệt hóa sản phẩm cai, phân khúc thị trường cao, thế mạnh đặc trưng tập trung ở khâu: R&D, marketing và bán hàng.

Những lợi thế khi theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:

– Sự khác biệt giúp công ty đối phó được năm lực lượng cạnh tranh trong ngành và thu

được lợi nhuận trên mức trung bình.

– Tài sản quý giá nhất mà chiến lược khác biệt hóa tạo ra là sự trung thành với nhãn hiệu của khách hàng.

– Với chiến lược khác biệt hóa, công ty có thể chống đỡ được với việc tăng giá đầu vào.

– Sự khác biệt và trung thành nhãn hiệu cũng tạo nên một rào cản với các công ty khác muốn thâm nhập ngành.

– Với sản phẩm thay thế, khi khách hàng đã trung thành với sản phẩm thì sản phẩm thay thế khó có chỗ đứng trong lòng khách hàng.

Những bất lợi khi theo đuổi chiến lược khác biệt hóa:

– Việc xây dựng và phát triển năng lực phân biệt nhằm tạo ra sản phẩm/ dịc vụ khác biệt thường đỏi hỏi chi phí rất lớn, làm cho giá sản phẩm cao, thậm chí rất cao.

– Vấn đề chính với một chiến lược tạo khác biệt là  phải tập trung vào khả năng dài hạn của công ty để duy trì tính độc đáo có thể nhận thấy được trong mắt của khách hàng.

– Chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện và khách hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm, khách hàng cũng tinh tế, sành sỏi hơn thì sự trung thành với nhãn hiệu rất dễ đánh mất.

– Vì theo đuổi sự khác biệt nên công ty có thể đưa vào những chi tiết, phụ kiện hay đặc tính rất tốn kém nhưng khách hàng không cần hoặc không xem trọng.

– Sự thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

2.3 Chiến lược tập trung

Bản chất của chiến lược tập trung là phục vụ nhu cầu của một nhóm hay phân khúc thị trường nào đó được xác định thông qua  các yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm. Công ty sử dụng chiến lược tập trung có thể tập trung vào chi phí thấp hoặc khác biệt hóa chỉ trong phân khúc thị trường đã chọn, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh.

Những lợi thế khi theo đuổi chiến lược tập trung:

– Lợi thế cạnh tranh của các công ty theo đuổi chiến lược tập trung bắt nguồn từ chính năng lực cạnh tranh của họ – khả năng cung cấp sản phẩm/ dịch vụ độc đáo mà đối thủ cạnh tranh không làm được.

– Sự trung thành với nhãn hiệu của khách hàng làm giảm mối đe dọa từ sản phẩm thay thế và là rào cản với đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

– Công ty có khả năng tạo ra sản phẩm với mức độ khác biệt cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

– Vì tập trung một nhóm nhỏ sản phẩm nên công ty đáp ứng sự thay đổi thị hiếu của khách hàng tốt hơn, thực hiện cải tiến, phát minh nhanh hơn so với công ty thực hiện chiến  lược khác biệt hóa trên diện rộng.

Những bất lợi của công ty khi theo đuổi chiến lược tập trung:

– Công ty ở vào thế bất lợi với nhà cung cấp vì lượng mua nhỏ.

– Do sản xuất với quy mô nhỏ, công ty không tận dụng được hiệu ứng quy mô lớn và đường cong kinh nghiệm, và thường có chi phí sản xuất cao.

– Công ty cần đầu tư phát triển năng lực cạnh tranh dẫn đến chi phí sản xuất cao, lợi nhuận giảm.

– Vị thế cạnh tranh có thể mất đi do thay đổi công nghệ hoặc thị hiếu của khách hàng.

– Khác công ty khác biệt hóa trên diện rộng, công ty theo đuổi chiến lược tập trung không thể dịch chuyển một cách dễ dàng tới các khe hở  mới chính bởi sự tập trung các nguồn lực và năng lực cạnh tranh của nó vào một hay một vài khe hở.

– Đối thủ cạnh tranh tìm được những thị phần con trong thị trường mục tiêu của công  ty theo đuổi chiến lược tập trung và đánh bại những công ty này với mức độ khác biệt hơn, chuyên biệt hơn.

– Trong điều kiện hiện đại, khoảng cách của sự khác biệt sẽ dần bị thu hẹp.

2.4 Chiến lược phản ứng nhanh

Chiến lược phản ứng nhanh đề cập tới tốc độ, với tốc độ này những vấn đề có ảnh hưởng đến khách hàng như việc tạo ra các sản phẩm mới, việc hoàn thiện sản phẩm, hoặc ra những quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng nhất. Phản ứng nhanh thể hiện sự năng động của công ty.

Lợi thế cạnh tranh khi theo đuổi chiến lược phản ứng nhanh:

– Phát triển sản phẩm mới.

– Cá thể hóa sản phẩm. Khi mức sống ngày càng cao, nhu cầu khách hàng ngày càng có xu hướng cá thể hóa thì sự thành công của các công ty là có được các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu rất khác biệt của khách hàng.

– Hoàn thiện các sản phẩm hiện hữu.

– Phân phối các sản phẩm theo đơn đặt hàng.

– Điều chỉnh các hoạt động marketing.

– Quan tâm đến yêu cầu của khách hàng.

Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn chất lượng hãy liên hệ dịch vụ THUÊ VIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ củaTrung tâm. Với kinh nghiệm hơn 10+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng nhất. Liên hệ qua gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

3. Chiến lược cấp chức năng

Chiến lược cấp chức năng bao gồm: chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển, chiến lược vận hành, chiến lược nguồn nhân lực.

3.1 Chiến lược marketing+

Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội giúp cho các cá nhân và tập thể đạt được những gì họ cần và mong muốn, thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.

Chiến lược marketing là quá trình tổ chức chuyển tại mục tiêu kinh doanh và chiến lược kinh doanh của họ thành các hoạt động trên thị trường.

Chiến lược marketing của một tổ chức là tất cả những gì liên quan đến việc phát triển và thực hiện Marketing – mix (gồm 4P: Product, Price, Place và Promotion; hoặc 7P: Product, Price, Place và Promotion, People, Physical evidence và Process hoặc nhiều hơn).

3.2 Chiến lược tài chính

Quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động xác định và tạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh tế cao.

Nội dung chủ yếu của quản trị hoạt động tài chính là hoạch định và kiểm soát tài chính, hoạch định và quản trị các dự án đầu tư, quản trị các hoạt động tài chính ngắn hạn, quản trị các nguồn cung tài chính, chính sách phân phối và phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chiến lược tài chính liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng có hiệu quả một nguồn vốn phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3 Chiến lược nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm phát triển những sản phẩm mới trước các đối thủ cạnh tranh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hay cải tiến các quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả…

Chiến lược nghiên cứu và phát triển hướng đến hoàn thiện và phát triển hoạt động R&D, đầu tư đúng mức cho hoạt động này, phối hợp một cách tối ưu các hình thức tổ chức hoạt động R&D, giữa R&D do tổ chức tự thực hiện với R&D theo hợp đồng với bên ngoài…

3.4 Chiến lược vận hành

Vận hành bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng, bao gồm các hoạt động của quá trình sản xuất – vận hành máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng, đóng gói… đây là bộ phận cơ bản của chuỗi giá trị, nên việc cải tiến, hoàn thiện những hoạt động này nhằm góp phần quan trọng làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, điện nước…

3.5 Chiến lược nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các công cụ, phương tiện, phương pháp và giải pháp khai thác hợp lý và hiệu quả năng lực, sở trường của người lao động nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức và từng người lao động.

Các nội dung chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực là công tác tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ lao động.

Chiến lược liên quan đến nguồn nhân lực bao gồm: thu hút và giữ nhân tài, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức lao động khoa học, đãi ngộ hợp lý…

cả 5 chiến lược trong chiến lược cấp chức năng này đều vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, mỗi chiến lược trở thành mắt xích không thể thiếu trong quá trình kinh doanh diễn ra.

Tìm hiểu thêm các bài viết liên quan

- Đề tài quản trị dự án đầu tư

- Quản trị chi phí

Các tìm kiếm liên quan khác: chiến lược cấp kinh doanh, chiến lược cấp chức năng, chiến lược chức năng, chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp chức năng là gì, chiến lược cấp tổ chức, chiến lược cấp công ty là gì, chiến lược chức năng là gì, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược tập trung chi phí thấp, chiến lược tập trung khác biệt hóa, chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh, chiến lược kinh doanh của công ty, chiến lược kinh doanh là gì, …

Từ khóa » Chiến Lược Cấp Công Ty Là Gì