Chiến Lược Chiến Tranh Cục Bộ Là Loại Hình Chiến Tranh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Chiến lược chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh gì?
- Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ như thế nào?
- So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ
Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Vậy Chiến lược chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh gì?
Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây:
Chiến lược chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh gì?
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
Chiến lược chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại. Chiến lược chiến tranh cục bộ có âm mưu và thủ đoạn như sau:
+ Thủ đoạn:
Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực ta bằng chiến lược: “tìm diệt”, giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ…làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm, diệt”vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 nhằm “tìm diệt”và “bình định”vào vùng căn cứ kháng chiến.
+ Âm mưu:
Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng của ta về phía phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc lui về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ như thế nào?
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
– Trận Vạn Tường:
+ Ngày 18/08/1965: Mỹ huy động 9000 quân với nhiều xe tăng, xe bộc thép, máy bay, …tấn công Vạn Tường.
+ Kết quả: Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 địch, nhiều xe tăng, nhiều máy bay, …
+ Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với Mỹ, mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ đánh, tìm ngụy diệt” trên khắp miền Nam.
– Cuộc tấn công 2 mùa khô
+ Mùa khô thứ nhất: 1965 – 1966:
Mỹ huy động 72 vạn quân (22 vạn Mỹ và đồng minh), mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, nhắm vào hai hướng chiến lược chính: Liên khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại quân chủ lực giải phóng.
Ta tấn công khắp nơi, giành nhiều thắng lợi, loại khỏi vòng chiến 104.000 địch (có 45.500 Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1430 máy bay.
+ Mùa khô thứ hai: 1966 – 1967
Mỹ huy động 98 vạn quân (44 vạn Mỹ và đồng minh), mở 895 cuộc hành quân, có 3 cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” lớn, lớn nhất là Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
Ta tấn công khắp nơi, đập tan cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ, loại khỏi vòng chiến 151.000 địch (73.500 Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1231 máy bay.
So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ
– Sự giống nhau:
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ.
+ Đều bị thất bại.
– Sự khác nhau:
+ Lực lượng
Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.
Chiến tranh đặc biệt: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ.
+ Phạm vi thực hiện
Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam
Chiến tranh đặc biệt: Miền Nam.
+ Âm mưu:
Chiến tranh đặc biệt: âm mưu cơ bản của chiến lược chiến tranh đặc biệt là “dùng người Việt đanh người Việt”
Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.
+ Thủ đoạn:
Chiến tranh đặc biệt: Mỹ đề ra kế hoạch Staley – Taylor, bình định miền Nam trong 18 tháng. Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn; Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. “Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt”, Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV); Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
Chiến tranh cục bộ: Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam; Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”; Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Trên đây là nội dung bài viết về Chiến lược chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.
Từ khóa » Sự Khác Biệt Về âm Mưu Giữa Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt So Với Chiến Lược Chiến Tranh Cục Bộ Là
-
Sự Khác Biệt Về âm Mưu Giữa Chiến Lược “chiến Tranh đặc Biệt” So ...
-
Sự Khác Biệt Về âm Mưu Giữa Chiến Lược ... - Trắc Nghiệm Online
-
So Sánh Chiến Tranh đặc Biệt Và Chiến Tranh Cục Bộ - Luật Hoàng Phi
-
Điểm Khác Biệt Giữa Chiến Tranh đặc Biệt Và Chiến Tranh Cục Bộ
-
Nội Dung Chính Sách Thành Tựu
-
So Sánh Giống Và Khác Nhau Giữa Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Và ...
-
Chiến Dịch Mậu Thân 1968 - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam
-
Nắm Bắt Và Chớp Thời Cơ Chiến Lược Trong Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy ...
-
Âm Mưu Cùng Thủ đoạn Và Hành động Của đế Quốc Mỹ
-
Bài 2: Đòn đánh Quyết định Vào Mưu đồ Xâm Lược Của đế Quốc Mỹ
-
Nghị Quyết Hội Nghị Trung ương Lần Thứ 12 (mở Rộng) Tháng 3/1957 ...
-
Nghị Quyết Hội Nghị Trung ương Lần Thứ 15 (mở Rộng) Về Tăng ...
-
Điểm Khác Biệt Lớn Nhất Về âm Mưu Thủ đoạn Của Mĩ Trong Chiến ...
-
Chiến Tranh đặc Biệt (1961 - 1965)