Chiến Lược Đa Dạng Hóa: Vai Trò Và Các Phương Pháp Thực Hiện

Kiến Thức Home » Kiến Thức » Chiến Lược Đa Dạng Hóa: Vai Trò Và Các Phương Pháp Thực Hiện Chiến Lược Đa Dạng Hóa: Vai Trò Và Các Phương Pháp Thực Hiện Lan Anh 15:30 - 29/04/2022 0 4.2/5 - (34 bình chọn)
  • Trang chủ
  • Chia sẻ
  • Bình luận 0
  • Top

Trong kinh doanh, có rất nhiều chiến lược giúp thúc đẩy doanh số và sự phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược đa dạng hóa được biết đến là giải pháp kích thích tăng trưởng doanh thu, tăng khả năng nhận diện vô cùng hiệu quả. Đến nay, giải pháp này đã trở thành chiến lược không thể thiếu đối với đại đa số doanh nghiệp.

Tìm hiểu thế nào là chiến lược đa dạng hóa?

Chiến lược đa dạng hóa (Diversification Strategy) hiểu đơn giản là tạo ra sự khác biệt, đa dạng trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia. Đây là chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng, giúp tăng khả năng tiếp cận sản phẩm trên thị trường.

Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa, doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm tính năng, mẫu mã vào dòng sản phẩm hiện tại. Đây được xem như một chiến lược giúp tăng khả năng bán hàng, là đòn bẩy để giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.

Xem thêm

  • Chiến Lược Sản Phẩm Là Gì? 5 Phương Pháp Phổ Biến Hiện Nay
Chiến lược đa dạng hóa là giải pháp giúp tăng trưởng doanh thu
Chiến lược đa dạng hóa là giải pháp giúp tăng trưởng doanh thu

Ngoài ra, chiến lược này cũng là giải pháp hữu ích để đáp ứng được những yếu tố nội vi, ngoại vi như:

  • Hạn chế tình trạng sản phẩm của doanh nghiệp bị chuyên môn hóa quá mức.
  • Đáp ứng sự phát triển, cải tiến của khoa học, công nghệ mới.
  • Phục vụ doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển tốt hơn.
  • Có thể mở rộng thị trường.
  • Thay đổi sản phẩm theo nhu cầu và xu hướng của xã hội.

2 chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hiện nay

Theo các chuyên gia, chiến lược đa dạng hóa có thể chia thành 2 dạng cơ bản đó là đa dạng hóa liên quan (ràng buộc hoặc theo chuỗi) và chiến lược đa dạng hóa không liên quan.

Đa dạng hóa liên quan

Doanh nghiệp sử dụng chiến lược đa dạng hóa liên quan với mong muốn tạo ra và tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô của các lĩnh vực kinh doanh. Lợi thế này có được nhờ sự tiết kiệm chi phí sản xuất được tạo ra do sự chia sẻ nguồn lực, chuyển giao năng lực cạnh tranh cốt lõi cấp doanh nghiệp.

  • Việc tạo và chuyển giao giá trị này có thể được thực hiện bằng 2 cách:
  • Chia sẻ các hoạt động để tạo ra sự liên hệ trong quy trình tổ chức sản xuất.
  • Chuyển giao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện tại.

Trong đó, để tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô, doanh nghiệp buộc phải chia sẻ các tài sản như nhà xưởng, máy móc, thiết bị cùng các tài sản hữu hình khác, các tài sản vô hình,…. Nếu chỉ chuyển giao công nghệ mà không gồm tài sản hữu hình khác thì chỉ là chuyển năng lực cạnh tranh cốt lõi ở doanh nghiệp, không phải chia sẻ hoạt động.

Nếu doanh nghiệp muốn tạo ra giá trị thông qua chia sẻ hoạt động cơ bản thì thường lựa chọn chiến lược đa dạng hóa ràng buộc. Sự liên hệ trong quá trình tổ chức sản xuất được tạo ra nhờ sự chia sẻ hỏa động phân phối, giao hàng và hoạt động khác hỗ trợ,…

Thông tin hữu ích

  • Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường – Vai Trò Và Các Bước Thực Hiện
Đa dạng hóa liên quan và không liên quan là 2 chiến lược điển hình
Đa dạng hóa liên quan và không liên quan là 2 chiến lược điển hình

Chiến lược đa dạng hóa không liên quan

Chiến lược đa dạng hóa không liên quan hướng đến việc đầu tư tài chính vào những ngành có triển vọng lợi nhuận tốt thay vì theo đuổi việc đầu tư vào hoạt động cùng chuỗi giá trị. Đa dạng hóa không liên quan thường tìm kiếm những doanh nghiệp có nhu cầu mua bán, sáp nhập, triển vọng lợi nhuận cao trong nhiều ngành khác nhau.

Các doanh nghiệp chọn làm mục tiêu thường là doanh nghiệp định giá thấp dưới giá trị tài sản thật, doanh nghiệp đang bị “túng quẫn” hoặc doanh nghiệp có triển vọng lợi nhuận cao mà thiếu vốn đầu tư.

Trở ngại lớn nhất khi thực hiện chiến lược này là họ phải có đội ngũ quản lý cấp cao với khả năng hoạch định, tổ chức, ủy quyền, kiểm soát hữu hiệu. Điều này rất cần thiết bởi quản lý hoạt động kinh doanh đa ngành phức tạp hơn nhiều so với kinh doanh đơn ngành.

Các hình thức cụ thể của hoạt động mua bán doanh nghiệp để thực hiện chiến lược đa dạng liên quan gồm: Liên kết mua bán, sáp nhập, liên minh, liên doanh chiến lược, giành quyền kiểm soát,…

Những lợi ích khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược đa dạng hóa

Chiến lược đa dạng hóa mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về phân tán rủi ro và cả tài chính, phi tài chính, cụ thể như sau:

Giảm thiểu rủi ro

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, suy thoái ngành là hiện trạng xảy ra vô cùng phổ biến, không thể tránh khỏi. Khi áp dụng chiến lược đa dạng hóa, doanh nghiệp sẽ giảm được những rủi ro về tài chính nếu suy thoái ngành xuất hiện.

Đừng bỏ lỡ

  • Bí Quyết Xây Dựng Quy Trình Bán Hàng Online Hiệu Quả, Thành Công
Doanh nghiệp giảm được nhiều rủi ro nếu suy thoái xuất hiện
Doanh nghiệp giảm được nhiều rủi ro nếu suy thoái xuất hiện

Nếu doanh nghiệp tạo ra khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm hiệu quả, mục đích sử dụng sản phẩm từ đây cũng được mở rộng theo. Việc này giúp giảm bớt những rủi ro tiềm ẩn từ tình trạng suy thoái ngành khi kinh doanh.

Duy trì sự ổn định

Đa phần các doanh nghiệp áp dụng chiến lược đa dạng hóa như một phương thức phòng thủ riêng. Chiến lược đa dạng sẽ giúp doanh nghiệp ngăn được hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Khi gia tăng được sự đa dạng của sản phẩm, doanh nghiệp có khả năng duy trì được sự ổn định của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, đây cũng như “tấm khiên” bảo vệ doanh nghiệp trước các xu thế cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Củng cố vị thế thương hiệu

Đa dạng hóa cũng như một chiến lược định vị thương hiệu, tăng khả năng nhận diện thị trường. Có thể nói, chiến lược đa dạng hóa là một trong những giải pháp tốt nhất để củng cố vị thế doanh nghiệp.

Chiến lược này sẽ tạo ra nhiều cơ hội để khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu của bạn. Theo thông thường, người tiêu dùng sẽ để tâm đến các doanh nghiệp cung cấp đa dạng sản phẩm mà họ tìm kiếm. Vậy nên đây chính là cơ hội tuyệt vời để công ty tăng được lòng trung thành của khách hàng, gia tăng lợi nhuận.

Tìm hiểu ngay

  • Quy Trình Bán Hàng 8+2 Cực Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
Việc định vị được thương hiệu cũng là lợi ích của chiến lược này
Việc định vị được thương hiệu cũng là lợi ích của chiến lược này

Xúc tiến doanh thu

Doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận cao là mong muốn của tất cả doanh nghiệp, chiến lược đa dạng sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Chiến lược đa dạng giúp tối ưu nguồn lực hiện có, phát triển thêm nhiều nguồn lực mới và tăng khả năng chinh phục khách hàng.

6 phương pháp đa dạng hóa sản phẩm nổi bật nhất

Có rất nhiều cách để xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Tùy theo đặc điểm, mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn 1 trong 6 giải pháp sau:

Đổi tên sản phẩm

Đổi tên sản phẩm là một bước giúp tăng cơ hội xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Phương pháp này cũng giúp tăng sự hấp dẫn trong mắt của khách hàng. Nhiều người đánh giá đổi tên sản phẩm là một chiến lược marketing mang tính đột phá của mọi doanh nghiệp.

Trường hợp này, sản phẩm mới thường khá tương đồng với sản phẩm gốc nhưng lại được tung ra thị trường với tên gọi mới. Với cách “thay tên đổi họ” và điều chỉnh phương thức tiếp thị, sản phẩm có thể sẽ phát triển tốt hơn.

Đổi bao bì sản phẩm

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đa dạng hóa sản phẩm bằng cách thay đổi bao bì của chúng. Về bản chất, việc thiết kế bao bì sản phẩm phụ thuộc nhiều vào đối tượng tiếp thị mà doanh nghiệp hướng đến.

Đọc nhiều nhất

  • Tuyệt Chiêu Marketing Phòng Khám Chi Tiết Nhất, Hiệu Quả Nhất
Đổi bao bì sản phẩm là một phương pháp của chiến lược đa dạng hóa
Đổi bao bì sản phẩm là một phương pháp của chiến lược đa dạng hóa

Nghiên cứu cho thấy, hình dáng bên ngoài là một trong những nhân tốc thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng. Điều này càng đặc biệt chính xác hơn với những sản phảm đa dụng, chỉ bán được cho một nhóm khách hàng cụ thể. Thay đổi bao bì chính là tạo ra nhiều cơ hội mới để tăng khả năng tiếp cận của sản phẩm.

Định giá lại sản phẩm

Chiến lược định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm giá thành để tạo ra sự đa dạng của các mặt hàng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giảm giá thành hầu như ít được sử dụng. Đa số doanh nghiệp chọn cách thức tăng giá sau một thời gian tung ra thị trường (ngoại trừ một số sản phẩm đặc thù).

Mở rộng thương hiệu

Mở rộng thương hiệu được áp dụng nhiều khi kinh doanh những mặt hàng cao cấp như: Xe hơi, trang sức, laptop, điện thoại thông minh,…. Các doanh nghiệp có thể mở rộng thương hiệu bằng cách giới thiệu đến khách hàng những tính năng cao cấp hơn của sản phẩm, dòng sản phẩm.

Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiến, đồng thời thu hút, tìm kiếm khách hàng tiềm năng – nhóm đối tượng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm chất lượng, bất chấp giá cao hay thấp.

Đổi kích cỡ, số lượng

Thay đổi kích thước, số lượng sản phẩm cũng là một giải pháp hữu hiệu trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp áp dụng cách này để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Nói cách khác, khi đưa ra nhiều kích cỡ, nhiều số lượng khác nhau và mức giá khác nhau thì sẽ phù hợp với “túi tiền” của nhiều nhóm khách hàng hơn.

Mở rộng sản phẩm

Một sản phẩm có thể được đa dạng hóa bằng cách mở rộng sản phẩm. Các doanh nghiệp thực hiện giải pháp này bằng cách giới thiệu một số phiên bản khác nhau của dòng sản phẩm. Bạn có thể cung cấp một sản phẩm với đa dạng mẫu mã và màu sắc.

Có thể bạn cũng thích

  • Kỹ Năng Xử Lý Từ Chối Ai Cũng Cần Biết Để Bán Được Hàng
Apple đã làm rất tốt việc mở rộng sản phẩm
Apple đã làm rất tốt việc mở rộng sản phẩm

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên cung cấp phiên bản sản phẩm mới cùng những tính năng đã được bổ sung, nâng cấp. Chiến lược này giúp thu hút những khách hàng quan tâm nhiều đến tính thẩm mỹ hay tính năng cải tiến. Apple là ví dụ thành công khi đã phát triển những đời iPhone mới với nhiều màu sắc.

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu vị thế thương hiệu trên thị trường. Tùy theo mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp có thể chọn giải pháp phù hợp nhất để đa dạng hóa sản phẩm của công ty.

Cập nhật lúc 14:49 - 25/04/2022 4.2/5 - (34 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

Tin đọc nhiều Kinh Nghiệm Quản Lý Phòng Nha Thực Chiến Dành Cho Các Ông Chủ Kinh Nghiệm Quản Lý Phòng Nha Thực Chiến Dành Cho Các Ông Chủ Cách Sử Dụng Phần Mềm Camtasia Dễ Hiểu Nhất Cho Người Mới Cách Sử Dụng Phần Mềm Camtasia Dễ Hiểu Nhất Cho Người Mới 3 Điều Cần Biết Về Đào Tạo Quản Lý Spa Không Thể Bỏ Qua 3 Điều Cần Biết Về Đào Tạo Quản Lý Spa Không Thể Bỏ Qua Chứng Nhận ISO 27001 Quốc Tế Và Những Thông Tin Cần Biết Chứng Nhận ISO 27001 Quốc Tế Và Những Thông Tin Cần Biết Tin khác Gợi Ý Cách Tạo Logo Nhà Thuốc Ấn Tượng Và Chuyên Nghiệp

Gợi Ý Cách Tạo Logo Nhà Thuốc Ấn Tượng Và Chuyên Nghiệp

Khi kinh doanh nhà thuốc, bạn cần tạo logo bắt mắt, thu hút để lôi kéo được nhiều khách hàng cũng như giúp khách hàng… 7 Bước Xây Dựng Sơ Đồ Quy Trình Bán Hàng Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất

7 Bước Xây Dựng Sơ Đồ Quy Trình Bán Hàng Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất

Bán hàng là một phần vô cùng quan trọng của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, giúp các công ty thu về doanh thu,… Top 10 Phần Mềm Quản Lý Quán Cafe Miễn Phí Hiệu Quả Nhất

Top 10 Phần Mềm Quản Lý Quán Cafe Miễn Phí Hiệu Quả Nhất

Khi mở quán cafe, việc lựa chọn phần mềm quản lý quán cafe miễn phí là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Giải… Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Phần Mềm Quizizz Cho Giáo Viên Và Học Sinh

Cách Sử Dụng Phần Mềm Quizizz Cho Giáo Viên Và Học Sinh Chi Tiết

Quizizz là phần mềm hỗ trợ tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học… Quản Lý Chất Lượng Bệnh Viện Như Thế Nào Để Mang Lại Hiệu Quả?

Quản Lý Chất Lượng Bệnh Viện Như Thế Nào Để Mang Lại Hiệu Quả?

Cũng giống như quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý chất lượng là yếu tố ngày càng được coi trọng trong lĩnh… Kinh Nghiệm Khai Trương Quán Cafe Từ A - Z Cho Người Mới

Kinh Nghiệm Khai Trương Quán Cafe Từ A – Z Cho Người Mới

Khai trương quán cafe như thế nào để đạt được hiệu quả và thu hút nhiều khách hàng là vấn đề mà nhiều chủ cửa…
  • Trang chủ
  • Đặt lịch
  • Nhắn tin
  • Liên hệ
Đặt lịch Họ tên Email Số điện thoại Nội dung Gửi yêu cầu

Từ khóa » đa Dạng Hóa Ngành Nghề Là Gì