Chiến Lược Kinh Doanh Của KFC - SIU REVIEW
Có thể bạn quan tâm
Những trải nghiệm và thành công của KFC qua nhiều thập kỷ mang đến cho các doanh nghiệp và các nhà quản lý cơ hội học hỏi những ý tưởng và chiến lược kinh doanh mới cho doanh nghiệp mình. Sau đây là những chiến lược mà KFC đã áp dụng từ khi còn là một doanh nghiệp một thành viên cho đến khi trở thành một doanh nghiệp tỷ đô như hiện nay.
Logo của KFC kể từ năm 2006 - Ảnh: wikipedia.org
Kiến thức và kỹ năng là tài sản vô giá
Một doanh nghiệp muốn thành công đòi hỏi người sáng lập phải có chuyên môn, kiến thức và kỹ năng đặc biệt trong lĩnh vực mà họ kinh doanh. Đây là lý do vì sao những ai muốn thành lập doanh nghiệp đều được khuyên là phải hội tụ đủ những yếu tố trên.
Kỹ năng đặc biệt của Đại tá Harland Sanders trong việc chế biến món gà rán chính là yếu tố chính tạo nên sự thành công và ngày càng phát triển của KFC như hiện tại.
Tạo sự độc đáo
Hãy làm những điều khác biệt với cách mà các doanh nghiệp khác đang làm. Điều này sẽ giúp bạn tạo nên sự độc đáo và có chỗ đứng riêng trong tâm trí của khách hàng. Do đó, để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, bạn nên quan tâm đến cách mà mình làm ra sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như cách mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng như thế nào…
Harland Sanders nổi tiếng vào cuối năm 1930 với bí quyết tạo ra loại gia vị độc đáo cho món gà rán.
Có hướng đi và kiên trì
Bạn nên tập trung mọi nỗ lực vào một mục tiêu và kiên trì theo đuổi mục tiêu đó. Tuy có khó khăn lúc ban đầu nhưng đến cuối cùng chúng ta cũng sẽ đạt được mục tiêu mà mình đặt ra.
Sau khi để mất công ty ở tuổi 65, Đại tá Sanders đã đề ra mục tiêu xây dựng lại hệ thống doanh nghiệp trong vòng 10 năm và ông đã thành công.
Đại tá Harland Sanders - người sáng lập thương hiệu KFC - Ảnh: kentucky.com
Chiêu mộ các nhà quản lý tài ba
Khi bắt đầu, bạn có thể tự thành lập và điều hành doanh nghiệp của mình. Nhưng khi nó phát triển, bạn cần phải chiêu mộ các nhà quản lý tài giỏi để xây dựng công ty. Họ có thể đến với bạn với tư cách là nhân viên hoặc là đối tác. Đây sẽ là những người có khả năng tạo ra một cơ cấu và hệ thống giúp cho công ty hoạt động độc lập và tồn tại lâu hơn.
Bằng cách cho phép các nhà quản lý chuyên nghiệp điều hành KFC vào năm 1964, ngày nay từ một doanh nghiệp một thành viên, KFC đã trở thành một tập đoàn rộng lớn với thị trường ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ và một số thị trường nước ngoài.
Mở rộng thị trường
Dù kinh doanh ở lĩnh vực nào thì bạn vẫn luôn có thị trường riêng dành cho các sản phẩm của mình ở trong lẫn ngoài nước. Đôi khi, nhu cầu ở thị trường nước ngoài còn lớn hơn nhu cầu của thị trường trong nước, mang đến cho bạn cơ hội kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn và ít đối thủ cạnh tranh hơn. Để tăng doanh thu, bạn phải liên tục khám phá và mở rộng thị trường.
Vào năm 1992, KFC kiếm được nhiều lợi nhuận từ thị trường quốc tế hơn là thị trường trong nước.
Đình PhúTheo successprinciplesonline.com
Từ khóa » Cách Quản Lý Của Kfc
-
Phân Tích Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Cửa Hàng Thức ăn Nhanh Kfc
-
Quản Lý Cung Dịch Vụ ăn Nhanh Của KFC
-
Phân Tích Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Cửa Hàng Thức ăn Nhanh KFC
-
Tiểu Luận Môn Quản Trị Học Phân Tích Quản Trị Tại Kfc - SlideShare
-
5+ Kỹ Năng Của Nhà Quản Trị Tài Ba! - KFC Việt Nam Tuyển Dụng
-
QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KFC Việt Nam Tuyển Dụng
-
Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Của Thương Hiệu KFC Có Gì Khác Biệt?
-
(DOC) PHÂN TÍCH BÊN TRONG KFC | Vân Anh Lê
-
(DOC) Hệ Thống Kiểm Soát Cty KFC | Việt Hoàng
-
PHAN TICH BEN Trong KFC Tài Liệu Thực Hiện Bởi Sing Viên - StuDocu
-
Từ Câu Chuyện Của KFC đến 3 Bài Học Trong Kinh Doanh Chuỗi Nhà ...
-
Luận Văn: Quản Trị Marketing Thức ăn Nhanh KFC - TaiLieu.VN
-
Phân Tích Hoạt động Quản Trị Marketing Của Doanh Nghiệp KFC
-
Tuyển Trơ Lý Quản Lý Nhà Hàng Kfc Tại Khu Vực Tp. Hà Nội