Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Có thể bạn quan tâm
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp. Nó không những thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, nguồn lực có thể huy động, mà còn chỉ ra những cơ hội cũng như những nguy cơ mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai. Từ đó, đưa ra định hướng đúng đắn cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Table of Contents
- Đặc điểm của chiến lược kinh doanh hiệu quả là gì?
- Những nguyên tắc để có chiến lược kinh doanh hiệu quả
- Cạnh tranh để khác biệt
- Cạnh tranh vì lợi nhuận
- Thấu hiểu thị trường
- Xác định đối tượng khách hàng
- Hãy học cách nói không
- Không ngại thay đổi
- Tư duy hệ thống
- 4 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
- 1. Thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp
- 2. Đánh giá môi trường kinh doanh
- 3. Chiến lược sản phẩm
- 4. Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
- Kết luận
Đặc điểm của chiến lược kinh doanh hiệu quả là gì?
Để có thể hoạch định một chiến lược kinh doanh online hiệu quả thì bạn cần nắm rõ những đặc điểm chính của nó. Bao gồm:
- Sự ổn định theo thời gian: Điểm chung thông thường của các chiến lược chính là thời gian và giới hạn được quy định rõ ràng.
- Không phải là mô hình hoạt động bất biến: Nếu có sự biến động trong thị trường ở mức độ vừa và nhỏ thì cần thay đổi chiến thuật để thích ứng chứ không phải chiến lược. Bởi lẽ, xây dựng chiến lược chỉ thay đổi khi biến động thị trường quá lớn.
- Chiến thuật thì có thể được đề xuất bởi cá nhân, nhưng một chiến lược kinh doanh phải thông qua một tập thể lớn: khả năng thất bại của nó sẽ ảnh hưởng lớn đối với tổ chức kinh doanh. Do đó, chiến lược kinh doanh phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng từ nhóm lãnh đạo cao cấp và những chuyên gia có năng lực nhất.
- Phạm vi của chiến lược kinh doanh rộng hơn chiến thuật: Ví dụ, chiến lược kinh doanh của tập đoàn kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, nhưng ở mỗi thị trường cụ thể từng quốc gia phải có chiến thuật riêng biệt. Tức là cách thức kinh doanh phải thực sự phù hợp ở địa phương.
- Một chiến lược kinh doanh thông thường bị chi phối bởi giới hạn về vốn: Việc thiết lập các đối tác liên minh, góp vốn kinh doanh với nhau trong một số trường hợp cần thiết có thể khắc phục hạn chế này.
Những nguyên tắc để có chiến lược kinh doanh hiệu quả
Tham khảo thêm:
>> 5 yếu tố của một chiến lược kinh doanh hiệu quả là gì?
>> 3 mô hình xây dựng chiến lược nhân sự phổ biến hiện nay
>> 5 chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Sau đây là một số nguyên tắc về chiến lược kinh doanh hiệu quả mà những người lãnh đạo nên biết để có thể có thêm những gợi ý hữu ích trong quá trình xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp.
Cạnh tranh để khác biệt
Nhiều ý kiến cho rằng chiến lược kinh doanh thành công khi nó biến doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp dẫn đầu, chiếm lĩnh thị phần của thị trường. Nhưng sự thật là rất khó và không nhiều doanh nghiệp có thể đạt được điều này.
Vậy nên, đừng cố gắng đánh bại đối thủ mạnh nhất trong ngành bằng việc bắt chước mọi đường đi nước bước hay chiến lược của họ. Thay vào đó, bạn hãy tự tìm ra và tập trung vào những thế mạnh hay các giá trị khác biệt của chính doanh nghiệp mình, để thành công hơn.
Cạnh tranh vì lợi nhuận
Chắc hẳn bạn cũng biết rằng lợi nhuận chính là yếu tố mà mọi doanh nghiệp đều chú trọng, bởi nó là yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Bên cạnh thị phần hay tốc độ phát triển của doanh nghiệp, một chiến lược cũng được đánh giá cao là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu một chiến lược kinh doanh không mang mục đích rõ ràng về lợi nhuận mong muốn đạt được thì bạn nên cân nhắc kỹ càng hơn.
Thấu hiểu thị trường
Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế thị trường và mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm cũng như tính cách riêng. Do đó, để có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần có sự tìm hiểu để thấu hiểu về thị trường và đối thủ. Những điều này sẽ giúp bạn hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp về lợi thế cạnh tranh.
Xác định đối tượng khách hàng
Nguyên tắc này khá quan trọng, bạn cần xác định chính xác đối tượng mục tiêu bạn đang nhắm đến và cách bạn phục vụ tệp khách hàng mục tiêu này. Một doanh nghiệp muốn kinh doanh tốt thì không thể dàn trải nguồn lực để phục vụ cho tất cả mọi khách hàng được.
Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải giới hạn khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu của mình. Kế tiếp là xác định quy trình pipeline phù hợp, xác định những sản phẩm và giá trị bạn có thể mang lại để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Hãy học cách nói không
Khi bạn đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng và xây dựng được các giá trị cam kết đến với khách hàng thì bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối. Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà bạn không phục vụ, các hoạt động mà bạn không cần thực hiện và các sản phẩm và dịch vụ bạn không nên cung cấp. Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng như nhau.
Không ngại thay đổi
Chúng ta phải biết rằng thị trường luôn thay đổi không ngừng. Các đối thủ thì tận dụng chuyển đổi số doanh nghiệp, cũng như đổi mới không ngừng để thoả mãn nhu cầu và hành vi của khách hàng. Do đó, chính bạn buộc phải thay đổi không ngừng để cạnh tranh. Bên cạnh đó, khi xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty, nhà quản lý cũng cần sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của mình. Nếu không bạn sẽ bị đào thải và biến mất khỏi thị trường.
Tư duy hệ thống
Cuối cùng, nguyên tắc quan trọng không kém trong chiến lược kinh doanh chính là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bạn cần phải có sự phán đoán về khách hàng, xu hướng thị trường, hành vi người tiêu dùng trong tương lai,… để sẵn sàng các phương án và kịch bản ứng phó, cạnh tranh.
4 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 bước cơ bản để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhé.
Tham khảo thêm:
>> 3 bước xây dựng chiến lược nhân sự dành cho doanh nghiệp
>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý
1. Thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp
Xác định mục tiêu kinh doanh càng có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà bạn chưa dư dả nguồn lực để thực hiện nhiều mục tiêu cùng lúc. Do đó, hãy xác định được một hoặc vài mục tiêu trọng tâm để làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động trong một vài năm. Nó cũng có thể sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, các mục tiêu đề ra cần phải mang tính thực tế và được lượng hóa nhằm thể hiện chính xác những gì doanh nghiệp mong muốn đạt được.
Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà nhà quản lý sẽ xác định những mục tiêu riêng cho tổ chức của mình. Việc xác định mục tiêu cần phải có sự cân nhắc cẩn thận, vì từng mục tiêu khác nhau sẽ dẫn đến các chuỗi hoạt động khác nhau. Trong trường hợp xác định mục tiêu không phù hợp, không những doanh nghiệp sẽ tiêu tốn công sức, thời gian, nhân lực mà đôi khi những quyết định sai lầm, phải trả giá bằng sự thành bại của cả doanh nghiệp đó.
2. Đánh giá môi trường kinh doanh
Đánh giá môi trường kinh doanh sẽ giúp nhà quản lý đề ra được các mục tiêu sát với thực tế để dễ dàng thực hiện với nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Nhà quản lý muốn đánh giá tốt yếu tố này thì cần phải quan tâm đến hai nội dung sau:
- Đánh giá môi trường bên ngoài: Để xác định môi trường hiện tại đang là cơ hội hay nguy cơ cho mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp thì bạn cần phải đánh giá đầy đủ các yếu tố như yếu tố chính trị, môi trường kinh tế quốc tế, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, đơn vị cung ứng…
- Đánh giá môi trường bên trong: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp về các mặt như quản lý, nhân sự, tài chính, hoạt động sản xuất, hoạt động marketing, nghiên cứu và phát triển…
3. Chiến lược sản phẩm
Nhiều người vẫn ví von rằng “Chiến lược sản phẩm chính là xương sống, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, nhằm hạn chế rủi ro và đề ra các phương án hoạt động hiệu quả”. Đúng như vậy, chiến lược sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp phát huy các nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho từng nhóm sản phẩm cũng như các dòng sản phẩm chủ lực.
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh và hiệu quả bán hàng, các doanh nghiệp cần phải tập trung chú trọng vào các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm. Các yếu tố đặc biệt cần lưu ý bao gồm: đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm cạnh tranh, nhãn hiệu thể hiện sự chuyên nghiệp và thu hút… Chiến lược sản phẩm tốt cần phải làm rõ được ba nội dung: mục tiêu cần đạt được là gì, đối thủ cạnh tranh là ai và doanh nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào, lợi thế cạnh tranh gì.
4. Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Cuối cùng, nhà quản lý doanh nghiệp đừng quên thiết lập các tiêu chuẩn và chỉ tiêu, đo lường, kiểm tra, đánh giá các chiến lược kinh doanh đã thực hiện. Thường xuyên đánh giá xem chiến lược có đang đi đúng hướng và phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp hay không.
Nếu nhận thấy chiến lược khi đi vào triển khai trở nên chệch hướng so với mục tiêu đề ra ban đầu thì cần phải nhanh chóng tiến hành điều chỉnh. Có như thế doanh nghiệp mới có thể thành công với chiến lược kinh doanh của mình.
Kết luận
Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả không phải là điều dễ dàng mà nó đòi hỏi năng lực và tầm nhìn của những người làm công tác quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả khi bắt tay xây dựng chiến lược kinh doanh thì nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ. Trong đó, công cụ đánh giá năng lực nhân sự sẽ là một phần không thể thiếu trong các chiến lược phát triển bền vững. Nhưng nếu nắm vững những nguyên tắc và 4 bước cơ bản trên đây, bạn sẽ có thêm những gợi ý hữu ích khi bắt tay vào xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp mình đấy!
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter
Từ khóa » Các Chiến Lược Của Công Ty
-
Các Loại Hình Chiến Lược Kinh Doanh Và Các Cấp Chiến Lược
-
Các Loại Chiến Lược Kinh Doanh Phổ Biến Nhất Hiện Nay - HrOnline
-
Các Cấp Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả đối Với Sự Hình Thành Và ...
-
[PDF] BÀI 4 CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP - Topica
-
12 Chiến Lược Phát Triển Doanh Nghiệp Hiệu Quả (2022) - Zyro
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? 8 Nguyên Tắc Về Xây Dựng Chiến Lược ...
-
Danh Sách Các Chiến Lược Kinh Doanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì?
-
Chiến Lược Doanh Nghiệp – Góc Nhìn Từ Khủng Hoảng - EY
-
Các Cấp Chiến Lược Trong Kinh Doanh được áp Dụng Hiện Nay - Winerp
-
3 Chiến Lược Kinh Doanh Thông Minh Các Doanh Nghiệp Phải Nắm Chắc
-
[PDF] Chương 4 CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH 4.1 ...
-
Chiến Lược Công Ty Là Gì? - Babuki JSC
-
Xác Lập Chiến Lược Kinh Doanh Tổng Thể Là Gì? Các Bước Xác Lập