Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? 4 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược kinh doanh chính là kim chỉ nam giúp các hoạt động của doanh nghiệp trở nên nhất quán và hiệu quả. Một chiến lược đúng đắn kèm theo việc thực hiện xuất sắc chính là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch gồm một chuỗi các phương pháp, cách thức và hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu cuối cùng là tạo dựng vị thế trên thị trường, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.
Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp cũng là một phần không thể thiếu trong chiến lược đặt ra. Tuy nhiên, nó không đưa ra một định hướng rõ ràng cho các hoạt động của doanh nghiệp nên cần phải có các yếu tố khác giúp đưa ra các định hướng hoạt động cụ thể hơn.
Khái niệm chiến lược kinh doanh
Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh
Sau đây là một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp:
- Sản phẩm/ dịch vụ cung cấp
- Môi trường tự nhiên: thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên...
- Môi trường chính trị - pháp luật
- Mục tiêu về lợi nhuận
- Mục tiêu tăng trưởng
- Năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng khách hàng
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
- Phương thức Marketing và bán hàng
- Phương thức phân phối
- Loại hình và nhu cầu thị trường
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh
Xem thêm:
350+ Đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh 2023
4 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Không phải dựa vào những lý thuyết cứng nhắc, những bản kế hoạch có sẵn hay những báo cáo chung chung là bạn có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ngày nay, nó còn phải được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và va chạm trực tiếp với khách hàng. Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 4 bước cơ bản để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
1. Thiết lập mục tiêu của công ty
Thiết lập các mục tiêu mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai là vô cùng quan trọng. Và nó càng đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp nhỏ, bởi các doanh nghiệp này rất dễ rơi vào tình trạng “rối trí” khi không biết phải tập trung vào cái gì.
Mục tiêu chính là kim chỉ nam hướng bạn đến những hành động cụ thể. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một vài năm. Và nó có thể sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công trong việc kinh doanh của bạn.
Các mục tiêu đề ra phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì doanh nghiệp mong muốn đạt được. Mục tiêu quan trọng nhất mà các chiến lược kinh doanh luôn hướng tới là lợi nhuận cao và bền vững. Doanh nghiệp cũng có thể đưa thêm một số mục tiêu khác vào chiến lược kinh doanh như tăng trưởng, thị phần, chất lượng dịch vụ, giá trị khách hàng...
Việc lựa chọn mục tiêu còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng về giá trị cổ phiếu hay lợi nhuận kế toán hàng năm... vì nó có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi theo hướng phát triển bong bóng và không bền vững.
2. Đánh giá môi trường kinh doanh
Để có thể đề ra được các mục tiêu sát với thực tế và có thể thực hiện được thì các nhà quản lý cần có những tiêu chí đánh giá phù hợp. Sau đây là 2 lĩnh vực mà nhà quản lý cần quan tâm khi xây dựng chiến lược kinh doanh:
- Đánh giá môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Để xác định môi trường hiện tại đang là cơ hội hay nguy cơ cho mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp thì bạn cần phải đánh giá đầy đủ các yếu tố như yếu tố chính trị, môi trường kinh tế quốc tế, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, đơn vị cung ứng...
- Đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp về các mặt như quản lý, nhân sự, tài chính, hoạt động sản xuất, hoạt động marketing, nghiên cứu và phát triển...
3. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Nó kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm. Chiến lược sản phẩm chính là xương sống giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro và đề ra các phương án hoạt động hiệu quả.
Do đó, các doanh nghiệp cần phải tập trung chú trọng vào các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh và hiệu quả bán hàng. Các yếu tốc đặc biệt cần lưu ý là: đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm cạnh tranh, nhãn hiệu thể hiện sự chuyên nghiệp và hấp dẫn...
Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề:
- Mục tiêu cần đạt là gì?
- Đối thủ cạnh tranh là ai?
- Cạnh tranh như thế nàovà lợi thế cạnh tranh gì?
4. Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Ở bước này, các nhà quản lý thiết lập các tiêu chuẩn và chỉ tiêu, đo lường, kiểm tra, đánh giá các lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Và tiến hành các hoạt động điều chỉnh nếu cần nhằm giúp đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
7 Nguyên tắc cần nắm trong xây dựng chiến lược kinh doanh
- Cạnh tranh để khác biệt: Có nhiều nhà quản trị cho rằng, để thành công, doanh nghiệp cần huy động "tổng lực" để "bắt chước" mọi đường đi nước bước của đối thủ mạnh nhất trong ngành để vượt qua họ. Trên thực tế, doanh nghiệp không nhất thiết phải trở thành đơn vị tốt nhất, thay vì điều đó, hãy tập trung đến các giá trị khác biệt để thành công.
- Cạnh tranh vì lợi nhuận: Lợi nhuận là một chỉ số quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi chiến lược kinh doanh cần có mục đích rõ ràng về số tiền lợi nhuận mà bạn sẽ kiếm được.
- Thấu hiểu thị trường: Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm, tính chất khác nhau. Việc nắm rõ thị trường, đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tư duy chiến lược để đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
- Xác định chân dung khách hàng mục tiêu: Có một sự thật rằng bạn không thể bán dịch vụ, sản phẩm của mình cho tất cả mọi người. Bởi lẽ đó, bạn cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng để làm thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Học cách nói KHÔNG: Việc đưa ra quyết định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng chiến lược kinh doanh. Chẳng hạn như: Các sản phẩm, dịch vụ bạn không nên cung cấp; tệp khách hàng mà bạn phục vụ, không phục vụ...
- Thay đổi đúng thời điểm: Doanh nghiệp cần phải nhạy bén trong việc nắm bắt các xu hướng mới và "không ngại" thay đổi để phát triển.
- Tư duy hệ thống
Trên đây là những nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm chiến lược kinh doanh là gì và cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Từ những nội dung này, chúng tôi hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích phục vụ cho học tập, công việc cũng như trong cuộc sống. Nếu có vấn đề học thuật cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với đội ngũ của chúng tôi nhé!
Từ khóa » Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
-
5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
-
Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Hiệu Quả
-
Xây Dựng Chiến Lược Doanh Nghiệp - 4 Bước Xây Dựng Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hoàn Hảo Nhất
-
4 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho ... - KiotViet
-
Các Bước Phát Triển Chiến Lược Doanh Nghiệp Thành Công
-
5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ ...
-
Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả - MAX COOL
-
9 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh - LAPO.VN
-
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh - Công Ty TNHH Tư Vấn Quản Lý ...
-
4 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho ... - KiotViet
-
7 Nguyên Tắc Về Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiện Đại
-
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp