Chiến Lược Là Gì? Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN NHÀ TUYỂN DỤNG Email * Mật khẩu * Đăng nhập Bạn quên mật khẩu?Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Tìm việc làm CV xin việc Ứng viên Dịch vụ Headhunter Bảng giá Cẩm nang tìm việc Đăng tin Đăng nhập Đăng ký Xóa thông báo Tìm việc làm CV xin việc Ứng viên Dịch vụ Headhunter Bảng giá Cẩm nang tìm việc Đăng tin Đăng nhập Đăng ký Trang chủ Blog Cẩm nang tìm việc Chiến lược là gì? Các bước xây dựng chiến lược hiệu quả Chiến lược là gì? Các bước xây dựng chiến lược hiệu quảCHIA SẺ BÀI VIẾT
Chiến lược được hiểu là những chương trình hành động được lên kế hoạch rõ ràng để đạt đến mục tiêu cụ thể. Vậy ý nghĩa của chiến lược là gì trong những lĩnh vực khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.
MỤC LỤC
- 1. Chiến lược là gì?
- 1.1. Chiến lược là gì?
- 1.2. Ý nghĩa của chiến lược là gì?
- 2. Các bước xây dựng chiến lược là gì?
- 2.1. Phân tích môi trường
- 2.2. Xác định mục tiêu
- 2.3. Xác định phương thức hành động
- 3. Các loại chiến lược thường gặp
- 4. Phân biệt chiến lược và chiến thuật
- 5. Một số lí do khiến chiến lược thường thất bại
- 5.1. Chiến lược và chiến thuật không hài hòa với nhau
- 5.2. Không có tính linh hoạt
- 5.3. Thiếu kiên nhẫn
- 5.4. Không sáng tạo
- 5.5. Thiếu sự tuân thủ
1. Chiến lược là gì?
1.1. Chiến lược là gì?
Chiến lược là tập hợp những hành động được lên kế hoạch để có thể đạt đến những mục đích nhất định. Định nghĩa chiến lược được bắt nguồn từ chiến thuật trong lĩnh vực quân sự. Những người lãnh đạo sẽ phải lên kế hoạch chiến lược để chiến thắng trong các cuộc chiến.
Có chiến lược trước khi hành động không chắc chắn là sẽ giành được chiến thắng hay thành công như mong muốn, nhưng nó sẽ giúp cho khả năng thành công được đẩy lên cao hơn.
Các yếu tố cơ bản trong chiến lược bao gồm:
Thứ nhất là xác định được mục tiêu của chiến lược. Ví dụ trong chiến tranh, khi lên kế hoạch chiến lược, người lãnh đạo cần phải xác định mục tiêu của chiến lược này là gì, để giành lại căn cứ, để đánh tan quân địch hay để cướp lương thảo,...Trong hoạt động kinh doanh, chiến lược được đặt ra cũng để hoàn thành một mục tiêu nhất định, ví dụ như chiến lược để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, chiến lược để giành thị phần, chiến lược để đánh bại đối thủ cạnh tranh, chiến lược ra mắt sản phẩm mới,...
Thứ hai, cần xác định được phương thức để đạt được mục tiêu. Ví dụ như trong một trận chiến, muốn giành được căn cứ này thì cần làm thế nào để thực hiện được, thời gian thực hiện như thế nào, đi con đường nào, dùng loại vũ khí gì, sẽ tấn công ồ ạt hay tiêu diệt địch theo cách nhỏ lẻ,...Trong chiến lược kinh doanh, ví dụ như muốn ra mắt sản phẩm mới được thành công thì doanh nghiệp sẽ sử dụng chiến lược nào, thực hiện quảng cáo hay tiếp thị tại điểm bán hay kết hợp cả hai, các chương trình khuyến mãi được áp dụng như thế nào, rồi thời điểm cho ra mắt sản phẩm ra sao, kênh phân phối chính của sản phẩm là gì,....
Cuối cùng, yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược chính là định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn. Nguồn lực là có hạn và người lên kế hoạch chiến lược cần phải tính toán làm sao để sử dụng nguồn lực sẵn có một cách phù hợp để đạt được mục tiêu hiệu quả nhất. Ví dụ, cùng một mục tiêu đánh tan quân địch, với số lượng quân áp đảo so với quân địch, chúng ta có thể lựa chọn chiến lược đánh úp, tấn công ồ ạt, nhưng nếu số lượng quân ít hơn quân địch thì chúng ta cần lựa chọn phương thức đánh nhỏ lẻ, đánh tỉa,...
Việc kết hợp hiệu quả cả ba yếu tố nêu trên sẽ giúp xây dựng được chiến lược phù hợp, giúp thành công đạt được mục tiêu.
1.2. Ý nghĩa của chiến lược là gì?
Việc xây dựng chiến lược cụ thể đóng vai trò rất quan trọng. Tưởng tượng xem nếu bạn đang đi trên một con đường mà không biết đi về đâu thì sẽ thế nào? Hoạt động kinh doanh mà không có chiến lược cụ thể cũng vậy.
Một chiến lược tốt sẽ giúp bạn đảm bảo rằng mình đi đúng đường và không bị mất tập trung cho những hoạt động không cần thiết. Bạn sẽ có một tầm nhìn rõ ràng hơn và nhanh chóng đi đến đích hơn.
Đồng thời, có được chiến lược cụ thể cũng giúp bạn theo dõi được tiến độ thực hiện và đo lường hiệu quả đạt được, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đi đúng con đường đã vạch ra.
Một số lợi ích cụ thể của việc xây dựng chiến lược kinh doanh như:
-
Xây dựng định hướng rõ ràng cho doanh nghiệp: Một chiến lược rõ ràng sẽ được chia sẻ với tất cả thành viên trong tổ chức, từ đó tất cả mọi người cùng cố gắng để hướng tới mục tiêu chung.
-
Tăng năng lực kiểm soát: Có được chiến lược cụ thể, doanh nghiệp có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn và chủ động điều chỉnh để thích nghi với những biến đổi dù là nhỏ nhất.
-
Xác định được vị trí của mình: Có những chiến lược, mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí của mình trên thị trường. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ vị trí đứng của mình đang ở đâu để đưa ra những giải pháp hợp lý, đạt được cái đích cần đến.
-
Nắm bắt được cơ hội: Thường xuyên xem xét chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn thấy những cơ hội mới. Trong những thách thức, khó khăn, tư duy sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp có những giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
-
Cải thiện hiệu suất kinh doanh: Có chiến lược cụ thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những gì mình cần đạt được, từ đó tạo những cố gắng nhất định trong thời gian ngắn hạn và dài hạn.
-
Tăng cường sự giao tiếp trong tổ chức: việc giao tiếp này được cải thiện thông qua các cuộc họp, thảo luận để nói về phương hướng hoạt động chung, tất cả các bộ phận trong công ty cũng sẽ có được nguồn thông tin xuyên suốt.
-
Tăng cường sự phối hợp trong nội bộ doanh nghiệp: Tất cả mọi người sẽ thúc đẩy nhau cùng làm việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
-
Quyết định nhanh và tốt hơn: Khi chiến lược đã được xác định rõ ràng, doanh nghiệp cũng sẽ nhanh chóng đưa ra những quyết định phù hợp với định hướng tương lai. Thay vì những đánh giá, phán đoán chủ quan thì chiến lược cụ thể giúp họ đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
2. Các bước xây dựng chiến lược là gì?
2.1. Phân tích môi trường
Việc thu thập thông tin về các điều kiện môi trường xung quanh là rất cần thiết để xây dựng chiến lược hoàn hảo.
Trong chiến tranh, khi muốn xây dựng chiến lược tấn công hay phòng thủ, các nhà lãnh đạo cần phân tích tình huống hiện tại, sức mạnh của địch, vị trí địa lí,...sao cho có thể tận dụng được những điều kiện thuận lợi để hoàn thành mục tiêu.
Ví dụ, trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, chúng ta từng sử dụng chiến lược “vườn không nhà trống”, tức là khi quân địch tấn công, chúng ta đã bỏ trốn và không để lại lương thực, nhu yếu phẩm. Đây là điều quân địch không ngờ tới và chúng đã bị thiếu thốn nguồn lương thực, dẫn đến hoang mang, sức khỏe suy giảm, ý chí chiến đấu không còn,..Vì vậy, quân ta cũng dễ dàng dành chiến thắng chỉ với lực lượng ít hơn nhiều lần so với quân địch.
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phân tích được thị trường trong từng lĩnh vực, các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm chiếm lĩnh phần lớn thị phần, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mục tiêu,...
2.2. Xác định mục tiêu
Mục tiêu ban đầu là mục tiêu sơ bộ, sau đó sẽ được làm rõ, phân tích, điều chỉnh để lập ra danh sách các mục tiêu được hoàn thiện để ghi vào văn bản chiến lược.
2.3. Xác định phương thức hành động
Khi xây dựng chiến lược, cần nêu cụ thể các giải pháp hành động, các bước cụ thể để đạt đến mục tiêu. Các phương thức hành động có thể được thay đổi tùy theo tình hình thực tế có sự biến đổi.
3. Các loại chiến lược thường gặp
Chúng ta vẫn thường nghe đến tên 3 loại chiến lược như:
-
Chiến lược quân sự
-
Chiến lược kinh doanh
-
Chiến lược chính trị
Trong chiến lược quân sự, có một số loại chiến lược thường được nhắc tên như: chiến lược tấn công, phòng thủ, ..
Trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng:
Chiến lược quản lý chung: Doanh nghiệp cần xác định các chiến lược đa quốc gia, lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh,...Chiến lược quản lý chung còn là các hoạt động để giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí vận hành doanh nghiệp. Ví dụ như việc outsourcing một số dự án, hoạt động, nhân lực, di chuyển cửa hàng đến gần đối tượng khách hàng tiềm năng để giảm chi phí vận chuyển,...
Chiến lược về sản phẩm: Doanh nghiệp cần lên kế hoạch để đa dạng hóa sản phẩm, độc quyền sản phẩm, phát triển những sản phẩm mới, những sản phẩm khác biệt,...
Chiến lược giá: Chiến lược bán phá giá, chiến lược giá rẻ, chiến lược “hớt váng”,….là những chiến lược giúp doanh nghiệp điều chỉnh giá bán của sản phẩm để chúng có thể trở nên nổi bật, có sức cạnh tranh và được ưa chuộng hàng đầu trong lĩnh vực cụ thể.
Chiến lược phân phối sản phẩm: các kênh phân phối chính, bán sỉ, bán lẻ, kinh doanh đa cấp,...
Chiến lược tiếp thị: Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược marketing, chăm sóc khách hàng, chiến lược bảo hành sản phẩm,...
Chiến lược bán hàng: hoạt động bán hàng cho các nhà phân phối, bán lẻ,...
Chiến lược thương hiệu: nhượng quyền thương hiệu, tập đoàn tượng trưng,...
Chiến lược liên minh với các đối tác làm ăn: liên doanh, liên minh tiếp thị, mua bán sáp nhập,...
4. Phân biệt chiến lược và chiến thuật
Chiến lược và chiến thuật là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được sự khác biệt này, bởi vậy chúng ta hãy cùng theo dõi bảng dưới đây để biết được hai khái niệm này khác nhau như thế nào nhé.
Chiến lược | Chiến thuật | |
Định nghĩa | Là tập hợp các lựa chọn được sử dụng để đạt được những mục tiêu cụ thể. | là những hành động cụ thể được thực hiện để hoàn thành chiến lược chung. |
Đối tượng quyết định | Chiến lược được quyết định bởi hội đồng quản trị cấp cao | Chiến thuật được quyết định bởi các trường bộ phận, các cán bộ, nhân viên. |
Thời gian | Chiến lược dài hạn, không thay đổi thường xuyên | Ngắn hạn, có thể thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể |
Mục đích | Xác định mục tiêu rõ ràng, quyết định phương hướng hoạt động | Sử dụng nguồn nhân lực cụ thể để đạt được mục tiêu nhỏ, hỗ trợ nhiệm vụ chung |
Phương pháp | Dựa vào kinh nghiệm, nghiên cứu, phân tích, suy nghĩ, sau đó giao tiếp | Dựa trên trải nghiệm, phương pháp, kế hoạch, quy trình và nhóm |
Phạm vi | Tất cả các nguồn lực đều tập trung thực hiện chiến lược chung | Một tập hợp con các nguồn lực được sử dụng để hoàn thành một kế hoạch, quy trình |
5. Một số lí do khiến chiến lược thường thất bại
Chiến lược giúp doanh nghiệp có khả năng đạt được mục tiêu cao hơn, nhưng không phải chiến lược nào cũng có thể đạt được thành công như mong đợi. Có những chiến lược kết thúc trong thất bại và doanh nghiệp không những không có được “chiến lợi phẩm” mà còn hao tốn rất nhiều công sức và tiền của vào nó. Tại sao lại như vậy? Dưới đây là một số nguyên nhân giải thích tại sao chiến lược thường thất bại.
5.1. Chiến lược và chiến thuật không hài hòa với nhau
Khi chiến lược được xác định, từng chiến thuật cũng cần được lên kế hoạch bài bản hỗ trợ cho chiến lược để đạt được kết quả như mong muốn. Nếu không thể đưa ra chiến thuật hỗ trợ chi tiết thì không nên dành thời gian để thực hiện chiến lược.
5.2. Không có tính linh hoạt
Chiến lược một khi đã được xây dựng, không có nghĩa là nó cần kiên cố ở đó. Doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc nắm bắt những biến đổi của thị trường để có những thay đổi trong chiến lược sao cho phù hợp.
Nếu như điều kiện môi trường thay đổi mà chiến lược vẫn được thực thi theo cách cũ một cách cố chấp thì chắc chắn doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tinh thần để nhận những hậu quả khủng khiếp.
5.3. Thiếu kiên nhẫn
Có những chiến lược cần phải được thực hiện một thời gian dài mới có hiệu quả. Vì vậy, trước khi đạt được kết quả như mong muốn, bạn có thể thấy nỗ lực của mình không có bất kỳ kết quả nào. Khi đó cũng đừng vội nản chí mà hãy đo lường sự tiến bộ trong tiến trình thực hiện chiến lược, dần dần kết quả sẽ đạt được như ý muốn.
5.4. Không sáng tạo
Chiến lược được đưa ra cần phải dựa theo phân tích tình hình bên ngoài môi trường cũng như nội bộ doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ có một chiến lược hành động riêng phù hợp với quy mô và mục đích hoạt động.
Vì vậy, không cần bắt chước chiến lược của bất kỳ doanh nghiệp nào để rổi hy vọng sẽ “nhận lại được cái gì đó” giống họ. Mỗi doanh nghiệp cần “lùi” lại để nhìn nhận vị trí của mình, kiểm tra lại toàn bộ chuỗi hoạt động và điều chỉnh nó để tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định.
5.5. Thiếu sự tuân thủ
Mỗi khi chiến lược được đưa ra, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nguồn nhân lực trong công ty đều nắm được chiến lược đó và cùng nỗ lực thực hiện theo mục tiêu. Nếu một bộ phận, một cá nhân đi lệch với mục tiêu ban đầu cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn cho những bạn chưa thực sự hiểu rõ “Chiến lược là gì”. Đây là một thuật ngữ hết sức cơ bản trong kinh doanh nên bạn cần nắm rõ để hoàn thành công việc của mình một cách tốt hơn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Promotion là gì? Phân tích chiến lược 4P trong Marketing Mix
- BSC là gì? Hiệu quả của hệ thống BSC trong doanh nghiệp
MỤC LỤC
- 1. Chiến lược là gì?
- 1.1. Chiến lược là gì?
- 1.2. Ý nghĩa của chiến lược là gì?
- 2. Các bước xây dựng chiến lược là gì?
- 2.1. Phân tích môi trường
- 2.2. Xác định mục tiêu
- 2.3. Xác định phương thức hành động
- 3. Các loại chiến lược thường gặp
- 4. Phân biệt chiến lược và chiến thuật
- 5. Một số lí do khiến chiến lược thường thất bại
- 5.1. Chiến lược và chiến thuật không hài hòa với nhau
- 5.2. Không có tính linh hoạt
- 5.3. Thiếu kiên nhẫn
- 5.4. Không sáng tạo
- 5.5. Thiếu sự tuân thủ
Chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Chia sẻ lên trang cá nhân (Của bạn) Chia sẻ lên trang cá nhân (Bạn bè) Gửi bằng Chat.vieclam123.vn Gửi lên nhóm Chat.vieclam123.vn Khác Facebook Twitter Linked In Xem các bình luận trước Mới nhất Cũ nhấtNhững người đã chia sẻ tin này
+ Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn MinhChia sẻ lên trang cá nhân của bạn bè
+Tất cả bạn bè
Chia sẻ lên trang cá nhân
+Hà Thị Ngọc Linh
Hà Thị Ngọc Linh 2
cùng với Lê Thị Thu 3, Lê Thị Thu 4 và 1 người khácBạn bè
Thêm vào bài viết
Hủy ĐăngGửi bằng vieclam123.vn/chat
+ Tất cả191
129
121
10
9
Xem thêm5
4
+Tạo bài viết
+Công khai
Thêm ảnh/video/tệp
Thêm cuộc thăm dò ý kiến Thêm lựa chọn Cho phép mọi người chọn nhiều câu trả lời Cho phép mọi người thêm lựa chọnThêm vào bài viết
ĐăngChế độ
Ai có thể xem bài viết của bạn?
Bài viết của bạn sẽ hiển thị ở Bảng tin, trang cá nhân và kết quả tìm kiếm.Công khai
Bạn bè
Bạn bè ngoại trừ...
Bạn bè; Ngoại trừ:
Chỉ mình tôi
Bạn bè cụ thể
Hiển thị với một số bạn bè
Hủy LưuBạn bè ngoại trừ
Bạn bè
Những bạn không nhìn thấy bài viết
Hủy LưuBạn bè cụ thể
Bạn bè
Những bạn sẽ nhìn thấy bài viết
Hủy LưuGắn thẻ người khác
+ XongBạn bè
Tìm kiếm vị trí
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Cảm xúc/Hoạt động
+ Cảm xúc Hoạt độngĐáng yêu
Tức giận
Được yêu
Nóng
Hạnh phúc
Lạnh
Hài lòng
Chỉ có một mình
Giận dỗi
Buồn
Thất vọng
Sung sướng
Mệt mỏi
Điên
Tồi tệ
Hào hứng
No bụng
Bực mình
Ốm yếu
Biết ơn
Tuyệt vời
Thật phong cách
Thú vị
Thư giãn
Đói bụng
Cô đơn
Tích cực
Ổn
Tò mò
Khờ khạo
Điên
Buồn ngủ
Chúc mừng tình bạn
Chúc mừng tốt nghiệp
Chúc mừng sinh nhật
Chúc mừng giáng sinh
Chúc mừng sinh nhật tôi
Chúc mừng đính hôn
Chúc mừng năm mới
Hòa bình
Chúc mừng ngày đặc biệt
ngày của người yêu
Chúc mừng thành công
ngày của mẹ
Chúc mừng chiến thắng
Chúc mừng chủ nhật
Quốc tế phụ nữ
Halloween
BÀI VIẾT LIÊN QUAN Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền? Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé! Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health. Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé! Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển. Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử? Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu. X Đang nghe...Từ khóa » Chiến Lược Có ý Nghĩa Gì
-
Tìm Hiểu Về Chiến Lược, Hoạch định Chiến Lược
-
Chiến Lược – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chiến Lược Là Gì? Những ý Nghĩa Của Chiến Lược
-
Chiến Lược Là Gì? - Thinking School
-
Chiến Lược Là Gì Và Nên Tự Làm Hay Thuê Tư Vấn Chiến Lược? - VietAds
-
Chiến Lược Là Gì? Những Câu Hỏi Cốt Yếu Về Chiến Lược. .
-
Quản Trị Chiến Lược Có ý Nghĩa Và Vai Trò Gì Trong Doanh Nghiệp?
-
Chiến Lược Là Gì? Phân Biệt Giữa Chiến Lược Và Chính Sách?
-
Chiến Lược Là Gì? Những Chiến Lược Marketing Thành Công Bạn Nên ...
-
Thực Hiện Chiến Lược Như Thế Nào? | Vân Nguyên
-
Quản Trị Chiến Lược Là Gì? Có ý Nghĩa Gì Với Một Doanh Nghiệp?
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Ý Nghĩa Của Nó đối Với Các Doanh ...
-
Định Nghĩa Đơn Giản Về Chiến Lược Và Chiến Thuật
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? 8 Nguyên Tắc Về Xây Dựng Chiến Lược ...