Chiến Lược Là Gì? Cách Xác định Mục Tiêu Và Triển ... - Rửa Xe Tự động
Có thể bạn quan tâm
Trong kinh doanh, chiến lược giữ vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đem tới những lợi ích về mặt kinh tế mà còn giúp bạn tạo dựng được vị thế, tên tuổi. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được khái niệm chiến lược là gì? cách xác định mục tiêu và triển khai để kinh doanh hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu trong các nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nội dung bài viết
- 1 Chiến lược là gì? Các khái niệm liên quan
- 1.1 Chiến lược là gì?
- 1.2 Chiến lược cạnh tranh là gì?
- 1.3 Chiến lược giá là gì?
- 1.4 Chiến lược phát triển là gì?
- 1.5 Hoạch định chiến lược là gì?
- 1.6 Quản trị chiến lược là gì?
- 1.7 Chiến lược phát triển thị trường là gì?
- 2 Mục đích xây dựng chiến lược là gì?
- 3 Cách xác định mục tiêu và triển khai chiến lược kinh doanh
- 3.1 Xác định mục tiêu dài hạn
- 3.2 Khảo sát, phân tích thị trường
- 3.3 Xây dựng chiến lược sản phẩm
- 3.4 Triển khai kế hoạch chiến lược
- 3.5 Đánh giá, đo lường và tối ưu
- 4 Mẹo xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
- 4.1 Mục đích
- 4.2 Tính nhất quán
- 4.3 Tính linh hoạt
- 4.4 Đem lại cảm xúc
- 4.5 Nhận diện đối thủ cạnh tranh
- 5 Sự khác nhau giữa chiến lược và chiến thuật
- 6 Một số chiến lược kinh doanh thành công
- 6.1 Coca – cola
- 6.2 Apple
- 6.3 Điện máy xanh
Chiến lược là gì? Các khái niệm liên quan
Chiến lược là gì?
Khái niệm chiến lược là tập hợp về các mục tiêu, quyết định và biện pháp, cách thức, con đường thực hiện để đạt được các mục tiêu đó. Chiến lược với chiến thuật là 2 thuật ngữ khác nhau. Các mục tiêu của chiến lược giữ vai trò quan trọng, quyết định tới định hướng phát triển cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao thì mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào nhóm khách hàng đem lại nhiều lợi ích như sử dụng các sản phẩm có giá trị, hiệu suất chi phí vượt trội. Tuy nhiên, việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng nhanh cũng khiến cho doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm, thu hút khách hàng.
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh là kế hoạch hành động dài hạn của doanh nghiệp, công ty đề ra để đạt được những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa trong ngành. Chiến lược chiến tranh được thực hiện với mục đích chính là tạo dựng một vị trí cho công ty trong ngành, tạo ra lợi tức đầu tư vượt trội. Có 4 loại chiến lược cạnh tranh đó là:
- Chiến lược dẫn đầu về chi phí
- Chiến lược khác biệt hóa
- Chiến lược tập trung chi phí
- Chiến lược tập trung phân biệt.
Chiến lược giá là gì?
Chiến lược giá là chiến lược vạch ra các phương hướng về giá cả của sản phẩm/dịch vụ giúp cho doanh nghiệp, cửa hàng đạt được một hoặc nhiều mục tiêu marketing (doanh số bán hàng, tối đa lợi nhuận, gia tăng thị phần,…) chủ yếu thông qua việc áp dụng một mức giá hợp lý cho sản phẩm/dịch vụ của công ty, doanh nghiệp tại một thời điểm xác định.
Chiến lược phát triển là gì?
Chiến lược phát triển có tên tiếng anh là development strategy. Đây là phương pháp, đường lối xử lý vấn đề chậm phát triển dựa trên mô hình tăng trưởng nào đó. Có nhiều chiến lược phát triển khác nhau như chiến lược định hướng xuất khẩu, chiến lược tăng trưởng cân đối, chiến lược phát triển công nghiệp,…hay chiến lược dựa trên tài nguyên thiên nhiên.
Hoạch định chiến lược là gì?
Trong tiếng anh, hoạch định chiến lược có tên gọi là Strategic planning. Đây là quá trình đề ra các công việc cần phải thực hiện, các tổ chức sẽ nghiên cứu và chỉ ra những nhân tố tác động tới doanh nghiệp. Từ đó xây dựng nên các mục tiêu dài hạn, lựa chọn các chiến lược thay thế khi chiến lược cũ không còn phù hợp.
Quản trị chiến lược là gì?
Khái niệm quản trị chiến lược được định nghĩa là tổng hợp tất cả các hoạt động và quá trình đang diễn ra mà tổ chức, quản lý dùng để điều phối, đồng bộ hóa một cách có hệ thống các nguồn lực cùng với các hành động, sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược xuyên suốt.
Nhiệm vụ của quản trị chiến lược là thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và bố trí, phân bố nguồn lực. Do đó, quản trị chiến lược cần phải kết hợp với các hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau để đạt mục tiêu đặt ra và đó là hoạt động của bộ phận cấp cao nhất. Quản trị chiến lược cung cấp hướng đi chung cho doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển thị trường là gì?
Chiến lược phát triển thị trường trong tiếng anh có tên gọi là Market development strategy, là phương thức tăng trưởng của công ty, doanh nghiệp bằng con đường đưa các sản phẩm, dịch vụ hiện có vào thị trường mới. Nói cách khác thì chiến lược phát triển thị trường sẽ bao gồm các hoạt động với mục đích đưa ra các sản phẩm, dịch vụ hiện tại trên các khu vực địa lý mới.
Chiến lược phát triển thị trường thường được áp dụng khi doanh nghiệp đã có đủ nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất, có hệ thống phân phối và hoạt động marketing hiệu quả. Chiến lược chỉ đạt hiệu quả khi các thị trường đó chưa bị bão hòa.
Mục đích xây dựng chiến lược là gì?
Như đã thông tin ở trên, chiến lược giữ một vai trò vô cùng quan trọng, được coi là “kim chỉ nam” phát triển của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Chính vì thế, việc xây dựng kế hoạch là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Với các kế hoạch dài hạn, tất cả các thành viên trong công ty sẽ dốc sức đi theo một định hướng chung, mang tới lợi ích cho các tổ chức, các bên liên quan. Mục đích chính của việc xây dựng kế hoạch chiến lược đó là:
- Chỉ ra con đường phát triển đúng đắn của doanh nghiệp
- Tăng sự tập trung nỗ lực, cải thiện chức năng về doanh nghiệp.
- Mang lại định hướng cho nhân viên.
Cách xác định mục tiêu và triển khai chiến lược kinh doanh
Để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn thực hiện theo 4 bước dưới đây:
Xác định mục tiêu dài hạn
Các cấp quản lý cần phải xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng nếu muốn thành công. Mục tiêu đó sẽ bao gồm doanh số, vị thế cạnh tranh, quy mô,…Hoặc bạn có thể xác định mục tiêu dựa trên mô hình SMART, cụ thể.
- S = Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng (muốn đạt được cái gì, muốn làm những gì,….)
- M = Measurable: Phải đo lường được (con số đó là bao nhiêu?)
- A = Attainable: Có khả thi hay không? Nghĩa là khi xác lập mục tiêu, cần chú ý đến các yếu tố như nguồn lực, mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp,….
- R = Relevant: Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có kết quả thực tế.
- T = Time bound: Mốc thời gian thực hiện.
Có rất nhiều doanh nghiệp không thiết lập mục tiêu, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Mục tiêu giống như “kim chỉ nam” giúp cho doanh nghiệp rút ngắn con đường thành công.
Khảo sát, phân tích thị trường
Để có chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải nắm chắc được nhu cầu thị yếu của khách hàng, thị trường hiện nay là gì, bên cạnh đó còn cần tìm hiểu về các đối thủ của mình. Và việc phân tích SWOT sẽ giúp bạn thực hiện việc này dễ dàng.
SWOT đại diện cho:
- S = Strengths: Thế mạnh mà doanh nghiệp bạn có là gì?
- W = Weaknesses: Điểm yếu nào của doanh nghiệp có thể bị khai thác
- O = Opportunities: Có các cơ hội nào trên thị trường có thể khai thác
- T = Threats: Mối đe dọa nào ảnh hưởng tới kinh doanh.
Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng thêm mô hình phân tích khác như BCG, PEST,…
Xây dựng chiến lược sản phẩm
Khi đã hiểu hết về thị trường, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, bạn cần phải xây dựng chiến lược cho sản phẩm để tăng giá trị, cụ thể hóa lợi thế cạnh tranh, đạt mục tiêu đề ra.
Chiến lược sản phẩm, dịch vụ là bước quan trọng, là nền tảng của chiến lược kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể đưa ra loại hình sản phẩm, dịch vụ nào đó để kinh doanh nên chiến lược cần phải được xác định để có phương hướng phát triển phù hợp.
Các doanh nghiệp cũng cần phải tập trung vào những yeus tố ảnh hưởng tới sản phẩm để cải thiện hiệu quả bán hàng. Các yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm, giá thành, thương hiệu,…..Một chiến lược kinh doanh hiệu quả cần phải trả lời được 3 câu hỏi sau:
- Mục tiêu đạt được là gì?
- Đối thủ cạnh tranh là ai?
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì và làm sao để chiến thắng đối thủ?
Bên cạnh đó, nhiệm vụ không thể thiếu khi xây dựng chiến lược đó chính là thiết lập timeline để theo dõi tiến độ và hiệu quả công việc. Bản đồ chiến lược là công cụ hiệu quả cho toàn bộ kế hoạch của bạn. Một bản đồ chiến lược sẽ có các thành phần sau:
- 4 trụ cột: Tài chính, khách hàng, quy trình, con người
- Liệt kê các mục tiêu trụ cột và không vượt quá 20 mục tiêu
- Các mục tiêu được sắp xếp theo chiều dọc và được kết nối với nhau.
- Chú thích các mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu.
Triển khai kế hoạch chiến lược
Tổ chức họp với sự góp mặt của nhiều thành phần là bước đầu tiên để khởi động kế hoạch. Ngoài công tác truyền thông nội bộ cũng cần áp dụng tới toàn bộ nhân viên để đạt được mục tiêu chiến lược, định hướng công ty theo mục tiêu chung nhất. Khi triển khai, tiêu chí KPI sẽ được sử dụng xuyên xuất như một cách truyền đạt trách nhiệm từ cấp trên xuống cấp dưới.
Đánh giá, đo lường và tối ưu
Đây là bước cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Và đây cũng là bước để xác định xem chiến lược kinh doanh đó có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hay không.
Hiện nay, có nhiều phần mềm giúp thống kê tự động những số liệu, các doanh nghiệp có thể sử dụng để theo dõi và cập nhập nhanh chóng, chính xác. Từ các con số cụ thể đó sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Trong một số trường hợp bạn cũng có thể điều chỉnh kế hoạch thực hiện và mục tiêu chiến lược để đạt kết quả tốt hơn.
Mẹo xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Mục đích
Trong khi nhiều doanh nghiệp hứa hẹn nhiều thứ thì điều đầu tiên mà bạn cần phải xác định được vị trí của thương hiệu. Nói cách khác là mục đích mà bạn cần phải làm là gì để đạt được các mục tiêu chiến lược.
Tính nhất quán
Chìa khóa xây dựng thương hiệu tốt nhất trong mắt người dùng đó chính là tính nhất quán. Hãy để các chiến lược của bạn có sự nhất quán từ truyền thông, mạng xã hội cho tới chiến lược sản phẩm,…
Tính linh hoạt
Thế giới thay đổi từng ngày và thị trường kinh doanh cũng vậy, các nhà tiếp thị phải duy trì sự linh hoạt để giữ liên quan. Điều này sẽ giúp kế hoạch của bạn trở nên sáng tạo hơn và bạn cũng cần phải chuẩn bị mọi thứ để phòng các trường hợp xảy ra.
Đem lại cảm xúc
Để xây dựng đội ngũ khách hàng thân thiết, các công ty, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và đánh giá vào cảm xúc của họ. Trong thị trường kinh doanh, người dùng là trung tâm, bạn hãy tạo cho họ những cảm xúc thân thuộc để sản phẩm và dịch vụ của bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng.
Nhận diện đối thủ cạnh tranh
Hãy xem đối thủ cạnh tranh là thách thức lớn mà bạn cần phải vượt quá nếu muốn thực hiện được chiến lược kinh doanh. Khi đã vượt qua được đối thủ cạnh tranh thì bạn sẽ tạo ra nhiều giá trị lớn trong thương hiệu của mình.
Sự khác nhau giữa chiến lược và chiến thuật
Có rất nhiều người nhầm lẫn chiến lược và chiến thuật là một nhưng thực chất thì không phải vậy. Để giúp người dùng dễ dàng phân biệt, ruaxetudong.org sẽ chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa chúng đó là:
Tiêu chí | Chiến lược | Chiến thuật |
Mục đích | Xác định mục tiêu rõ ràng, thúc đẩy công ty, doanh nghiệp | Sử dụng nguồn lực để đạt được các mục tiêu hỗ trợ cho nhiệm vụ đã được xác định |
Vai trò | Các nhân tố có thể sẽ ảnh hưởng tới nguồn lực trong tổ chức | Lãnh đạo của một số bộ phận sẽ điều động các nguồn lực hạn chế chuyển thành các hành động để đạt được tập hợp các mục tiêu. |
Trách nhiệm giải trình | Được tổ chức chịu trách nhiệm về năng lực tổng thể. | Tổ chức sẽ chịu trách nhiệm với các nguồn lực cụ thể đã được chỉ định. |
Phạm vi | Tất cả các nguồn lực trong tổ chức | Tập hợp con các nguồn lực sử dụng trong một kế hoạch hoặc quy trình. |
Thời gian | Dài hạn và thay đổi thường xuyên | Ngắn hạn, linh hoạt để phù hợp với từng điều kiện cụ thể. |
Phương pháp | Sử dụng kinh nghiệm, phân tích, suy nghĩ, giao tiếp. | Sử dụng trải nghiệm, phương pháp, kế hoạch, quy trình và nhóm |
Đầu ra | Tạo ra các mục tiêu tổ chức rõ ràng, kế hoạch, bản đồ, và các phép đo suất chỉnh | Sản xuất, phân phối, đầu ra rõ ràng, bằng cách sử dụng công cụ, thời gian, con người. |
Dù là 2 thuật ngữ khác nhau nhưng chiến lược và chiến thuật lại có mối quan hệ chặt chẽ. Chiến lược là việc lựa chọn kế hoạch tốt nhất để hoàn thiện mục tiêu còn chiến thuật sẽ phản ứng tức thì của tổ chức để đáp ứng khi môi trường kinh doanh thay đổi. Đối với thực thể kinh doanh, chiến lược và chiến thuật đều giữ vai trò quan trọng. Trong quá trình đưa ra chiến lược, chiến thuật cần phải phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, chiến lược nên xem xét chiến thuật. Nếu cả 2 hoạt động song song thì kết quả đạt được sẽ luôn khả quan, nguyên cơ thất bại giảm xuống đáng kể.
Một số chiến lược kinh doanh thành công
Coca – cola
Là một trong những “ông lớn” trong “làng” đồ uống giải khát, Coca – cola ngày càng khẳng định vị trí của mình thông qua các chiến lược kinh doanh marketing hiệu quả. Sự nhất quán về thương hiệu từ màu sắc cho tới phông chữ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết. Logo màu đỏ trắng được của họ được công nhận khắp nơi trên thế giới và người dùng nhận diện thương hiệu Coca – cola nhanh chóng. Họ đã giữ nét đẹp này hàng trăm năm và được coi là tấm gương cho các thương hiệu khác noi theo.
Apple
Apple là thương hiệu có sức hút lớn với giới truyền thông mà không cần công ty phải quảng cáo nhất là khi ra mắt sản phẩm mới. Điều đó chứng tỏ được sức hút của thương hiệu “đình đám” này.. Các thời điểm trước và sau khi sản phẩm cao cấp hơn của Apple được ra mắt, báo chí và social media ra sức khai thác dù đơn vị chưa tiết lộ bất kỳ một thông tin nào. Chính vì thế, đã giúp cho những chiếc iPhone trở thành các “siêu phẩm” được tìm kiếm nhiều trên thị trường. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” và tâm lý ăn theo. Anh cả Apple biết xác định chiến lược rõ ràng, điểm mạnh – điểm yếu và các chiến lược marketing tạo tin đồn.
Điện máy xanh
Là một trong những thương hiệu “làm mưa làm gió” trên thị trường Việt Nam trong những năm qua. Điện máy xanh đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành bán lẻ với các sản phẩm là đồ gia dụng. Để thu hút khách hàng, điện máy xanh đã tạo ra các viral video quảng cáo “khuấy động” cộng đồng trong một thời gian dài và đó đã làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Và đây cũng được coi là chiến lược “kinh điển” tại Việt Nam, người khơi mào cho chiến lược marketing “ám ảnh” nhưng dễ dàng đi vào tâm lý của người dùng.
Mong rằng nội dung thông tin trên đây, sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm chiến lược là gì? Cách xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược. Căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà bạn đưa ra chiến lược phù hợp.
5 / 5 ( 1 bình chọn )Từ khóa » Chiến Lược Có Thể Hiểu Là
-
Tìm Hiểu Về Chiến Lược, Hoạch định Chiến Lược
-
Chiến Lược – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chiến Lược Là Gì? Những Câu Hỏi Cốt Yếu Về Chiến Lược. .
-
Chiến Lược Là Gì? - Thinking School
-
Chiến Lược Là Gì? Tìm Hiểu Các Lý Thuyết Về Chiến Lược - MarketingTrips
-
Chiến Lược Là Gì? Những Chiến Lược Marketing Thành Công Bạn Nên ...
-
Chiến Lược Là Gì? Phân Biệt Giữa Chiến Lược Và Chính Sách?
-
Chiến Lược Là Gì? Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Hiệu Quả
-
Chiến Lược Là Gì? Làm Thế Nào để Xây Dựng Chiến Lược Hoàn ...
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? 8 Nguyên Tắc Về Xây Dựng Chiến Lược ...
-
Định Nghĩa Đơn Giản Về Chiến Lược Và Chiến Thuật
-
Chiến Lược Là Gì? 4 Bước Lập Chiến Lược Kinh Doanh Thành Công
-
Khái Niệm, Vai Trò Chiến Lược Kinh Doanh Đối Với Doanh Nghiệp
-
Khái Niệm Về Chiến Lược Và Quản Trị Chiến Lược