Chiến Lược Marketing Của Lazada
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược marketing của Lazada: Lazada chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam vì đây là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam. Lazada hiện đang nắm giữ 30% thị phần tại thị trường Việt Nam với quy mô hơn 1,000 nhân và giá trị các sản phẩm bán ra từ website lazada.vn có ước tính 120 tỷ đồng. Vậy để có thể tiếp cận với thị trường người tiêu dùng Việt Nam, trong cuộc chiến sàn thương mại điện tử khốc liệt với các ông lớn như Shopee và Tiki, Lazada đã có các chiến lược marketing như thế nào để giữ chân Khách hàng cũ và lôi kéo Khách hàng mới. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số khía cạnh trong chiến lược marketing của Lazada trong những năm gần đây.
MỤC LỤC- 1. Giới thiệu chung về Lazada
- 2. Giới thiệu chung về Lazada Việt Nam
- 3. Môi trường vĩ mô của Lazada
- 4. Đối thủ cạnh tranh của Lazada
- 5. Đối tượng Khách hàng của Lazada
- 6. Phân tích SWOT của Lazada
- ・Điểm mạnh của Lazada
- ・Điểm yếu của Lazada
- ・Cơ hội của Lazada
- ・Thách thức của Lazada
- 7. Chiến lược marketing mix (4P) của Lazada
- ・Chiến lược sản phẩm (Product)
- ・Chiến lược về giá (Price)
- ・Chiến lược kênh phân phối (Place)
- ・Chiến lược quảng cáo (Promotion)
- ・Một vài ví dụ về hoạt động “đẩy”
- ・Một vài ví dụ về hoạt động “kéo”
- 8. Chiến lược marketing online của Lazada
- ・Xây dựng website mang tên thương hiệu
- ・Phân tích cơ sở dữ liệu Khách hàng
- ・Tiến hành các hoạt động quảng cáo online
- ・Tạo lập ứng dụng mua sắm trực tuyến trên điện thoại
- 9. Lời kết
1. Giới thiệu chung về Lazada
Lazada là một công ty cung cấp nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Thương hiệu này đã và đang thiết lập những cột mốc quan trọng kể từ khi thành lập trong một thị trường rất cạnh tranh.
Lazada được thành lập vào năm 2012 bởi Maximilian Bittner với sự hậu thuẫn của tập đoàn Rocket Internet. Mục tiêu của Lazada lúc bấy giờ là cung cấp cho Khách hàng trải nghiệm mua sắm dễ dàng thông qua di động và truy cập website đồng thời Lazada cũng cung cấp nhiều phương thức thanh toán, bao gồm tiền mặt khi giao hàng cũng như dịch vụ chăm sóc Khách hàng và trả lại hàng miễn phí.
Các website của Lazada được ra mắt vào tháng 3 năm 2012 với mô hình kinh doanh là bán hàng tồn kho cho Khách hàng từ các kho hàng chính của Công ty. Nhưng vào năm 2013, Lazada bắt đầu đổi mới mô hình, cho phép các nhà bán lẻ bên thứ ba bán sản phẩm của họ thông qua website của Lazada. Và mô hình kinh doanh này hiện nay đã chiếm 65% doanh số bán hàng của Lazada vào cuối năm 2014.
Với thành công đó, Lazada đã huy động được khoảng 647 triệu đô la Mỹ qua nhiều vòng đầu tư từ các nhà đầu tư khác nhau để mở rộng kinh doanh và vào tháng tháng 4 năm 2016, Tập đoàn Alibaba đã mua cổ phần kiểm soát tại Lazada nhằm hỗ trợ các kế hoạch mở rộng ra quốc của của tập đoàn này.
Cuối năm 2018, Lazada tự hào là website thương mại điện tử có số lượng truy cập trung bình hàng tháng lớn nhất ở Đông Nam Á và vào tháng 9 năm 2019, Lazada tuyên bố là thương hiệu thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á với hơn 50 triệu người tham gia giao dịch mua bán hàng năm.
Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy Lazada ở mọi nơi trên Đông Nam Á nơi thương hiệu này đang đẩy nhanh tiến độ đổi mới kinh doanh tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Lazada đang nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu phục vụ 300 triệu Khách hàng vào năm 2030.
Xem thêm bài viết liên quan:
Chiến lược marketing của Shopee
2. Giới thiệu chung về Lazada Việt Nam
Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 2 năm 2012 trong bối cảnh Internet, điện thoại cầm tay, thị trường di động đang phát triển rầm rộ tại đây. Công ty TNHH một thành viên Lazada là thành viên của hệ thống bán lẻ Lazada Đông Nam Á cùng với Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan…
Lazada là sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, chiếm khoảng 30% thị phần, cung cấp hơn 50.000 sản phẩm thuộc 12 ngành hàng khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
・Khẩu hiệu: “Một click, ngàn tiện ích”
・Sứ mệnh: Trao tận tay người tiêu dùng Việt Nam nguồn hàng phong phú nhất với mức giá cạnh tranh
・Tầm nhìn: Trở thành trang web bán hàng uy tín hàng đầu Việt Nam
Lazada là trang bán hàng trực tuyến tại Việt Nam với mô hình B2C (Business to Customer) và C2C (Customer to Customer) với hệ thống hậu cần và hệ thống Seller Center cho phép các nhà cung cấp tham gia bán hàng trực tiếp trên website của mình.
Hướng đi của Lazada là mô hình Marketplace, trung gian trong quy trình mua bán online. Tới năm 2016, sau 4 năm hình thành và phát triển, Lazada Việt nam xác nhận rằng công ty hiện đang làm việc với 3,000 nhà cung cấp với 500,000 sản phẩm khác nhau. Ngoài ra Lazada cũng cung cấp cho các nhà bán hàng nhiều dịch vụ và tiện ích khác nhau như quy trình thanh toán đơn giản, dịch vụ vận chuyển và chăm sóc Khách hàng chuyên nghiệp. Mục tiêu của Lazada tại thị trường Việt Nam là trở thành siêu thị trực tuyến lớn nhất tại đây nhằm mang tới cho người tiêu dùng mức giá rẻ nhất.
3. Môi trường vĩ mô của Lazada
Môi trường vĩ mô của Lazada gặp không ít khó khăn trong những tháng ngày bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid hoành hành. Đặc biệt Lazada cũng giống như phần đông các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam nói chung đều có những thách thức không nhỏ trong việc vượt qua những chướng ngại vật đến từ môi trường vĩ mô bên ngoài. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, dịch bệnh Covid cùng các yếu tố công nghệ thông tin và thị trường là một trong những cơ hội lớn, hiếm gặp để Lazada thể hiện bản lĩnh của “đàn anh” trong cạnh tranh thương mại điện tử.
Chỉ số năng lực cạnh tranh theo Diễn đàn kinh tế thế giới vào năm 2019 cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng 10 bậc so với năm 2018, xếp hàng 67/141 nền kinh tế. Chỉ số môi trường cạnh tranh của World Bank cũng cho thấy, vị trí của Việt Nam ở mức 99/189 nước dựa trên các tiêu chí gồm thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng…
Về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, IDI (Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông – ICT Development Index) đã tăng 0.25 điểm vào năm 2017 (so với năm 2016), tuy nhiên Việt Nam vẫn đứng thứ 88/157 nước, ở mức trung bình khá.
Về chính phủ điện tử, theo báo cáo phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2018, thứ hạng của Việt Nam tăng 1 bậc so với năm 2016 nhưng vẫn đứng ở vị trí trung bình của thế giới (88/193).
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, theo số liệu của Bộ Thông tin & Truyền thông, số lượng số lượng thuê bao di động năm 2021 ước đạt 123,76 triệu. Trong đó, có 92,88 triệu thuê bao là smartphone, chiếm khoảng 75%. Hơn nữa, theo báo cáo tổng quan về thương mại điện tử Việt Nam sơ khai vào năm 2013 thì với số dân hơn 90 triệu dân trong đó đã có tói 36 triệu người truy cập Internet. Hơn thế nữa, số liệu tiêu dùng năm 2020 cho thấy, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng mua sắm trực tuyến rất có lợi và đây đã là thói quen với 53% người dùng khi họ thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.
Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam cũng dần gỡ bỏ suy nghĩ truyền thống và sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng đáng kể so với năm 2019. Lazada cũng ghi nhận giá trị một đơn hàng cao nhất lên đến 300 triệu đồng và 50 triệu đồng trên LazMall – hệ thống gian hàng chính hãng trong năm 2021.
Số liệu trên là bằng chứng sâu sắc nhất cho thấy mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần của cuộc sống của rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam khi những thay đổi trong lối sống của cuộc sống hiện đại khiến cho mọi người muốn tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí đến mức tối đa và ưu tiên hóa sự tiện lợi.
Đối với những nhu cầu không được để ý tới hoặc bị người tiêu dùng bỏ qua, xem nhẹ trước đây như làm đẹp, tư vấn sức khỏe thì ngày nay, cùng với điều kiện kinh tế phát triển và sự gia tăng trong thu nhập của người dân khiến các nhu cầu đó ngày càng được nâng cao và quan tâm sâu sắc nhờ vào sự bùng nổ công nghệ. Nắm bắt được tâm lý chung của người tiêu dùng Việt, các tổ chức và Doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến đã tập trung nhiều hơn vào tìm hiểu nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng, bán ra những sản phẩm được ưa chuộng, khuyến mại theo các chương trình tiếp thị và quảng cáo theo các hiệu quả nhất nhằm nâng cao và đảm bảo doanh số.
Như vậy nhìn chung, môi trường vĩ mô của Lazada có đầy đủ những điều kiện tốt để thương hiệu này phát triển hơn nữa trong lĩnh vực thương mại điện tử.
4. Đối thủ cạnh tranh của Lazada
Tính đến cuối năm 2012, thị trường sàn giao dịch thương mại điện tử tuy còn non trẻ của Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ. Theo thống kê của cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Việt Nam đã có tới hơn 130 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký buôn bán và giao dịch trực tuyến và 35 trong tổng số 135 doanh nghiệp đã được thông qua. Nhiều doanh nghiệp với các website tên tuổi như chodientu.vn (Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Hòa Bình), vatgia.com (Công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam), enbac.com (Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam – VCCorp) đã lần lượt xuất hiện trong thời kỳ này và dẫn đầu giao dịch về doanh thu.
Ngoài ra một số doanh nghiệp bán lẻ truyền thống trong nước cũng đã thấy được lợi thế to lớn của mô hình bán lẻ trực tuyến nên đã thúc đẩy thế mạnh này, song song với các kênh truyền thống như công ty Thế giới di động với Thegioididong.com, siêu thị điện máy Nguyễn Kim với Nguyenkim.com.
Hơn nữa, Lazada cũng phải đối diện với các website groupon với lợi thế giá rẻ, đánh trực tiếp vào tâm lý đám đông như muachung.vn, cucre.vn, nhommua.com… cùng các ông lớn trong sàn giao dịch thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam là tiki (thành lập năm 2010) và shopee (ra mắt tại Việt Nam năm 2015).
Không thể không nói rằng số lượng Doanh nghiệp tham gia thị trường ngày càng nhiều thì số lượng rời bỏ thị trường cũng không hề nhỏ do sự cạnh tranh gay gắt cũng như các vấn đề trong kinh doanh vượt quá tầm kiểm soát. Nhưng việc nhiều Doanh nghiệp nhận thấy sự béo bở trong ngành buôn bán trực tuyến là một thách thức tiềm ẩn cho Lazada trong tương lai.
5. Đối tượng Khách hàng của Lazada
Khách hàng mục tiêu của Lazada trải dài vào mọi phân khúc Khách hàng trong độ tuổi từ 20 tới 40 tuổi. Những người đã đi làm, có thu nhập nhất định, muốn tiết kiệm thời gian nhưng cũng có nhiều nhu cầu cá nhân tiềm năng mà mua bán điện tử online có thể giải quyết được.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử này, Việt nam được đánh giá là một thị trường trẻ trung, năng động khi có tới hơn một nửa dân số sử dụng Internet. Đây luôn được đánh giá là một lợi thế khi ứng dụng thương mại điện tử vào mọi lĩnh vực. Hơn nữa, với đặc điểm nền dân số trẻ, Việt Nam vẫn là mảnh đất rất tiềm năng cho các Doanh nghiệp kinh doanh online muốn bám trụ lâu dài. Đặc biệt, đối tượng Khách hàng của Lazada vẫn sẽ có những nhu cầu phát sinh khi bước vào nhiều độ tuổi khác nhau, ví dụ như Khách hàng độ tuổi 20 độc thân sẽ thay đổi nhu cầu khi bước vào độ tuổi 30 và lập gia đình. Chính các tệp dữ liệu Khách hàng của Lazada sẽ là vũ khí để Doanh nghiệp này có thể phân tích và tìm ra các hướng đi cho các chiến dịch giảm giá, quảng cáo và tiếp thị ngầm về sau.
6. Phân tích SWOT của Lazada
Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu Lazada có thể được phân tích như dưới đây:
・Điểm mạnh của Lazada
Điểm mạnh của Lazada chủ yếu đến từ nguồn vốn mạnh mẽ của công ty mẹ Rocket Internet, chính sách mua hàng linh hoạt và liên kết chặt chẽ với các bên bán hàng thứ ba.
1/ Nguồn tài chính mạnh mẽ đến từ công ty mẹ Rocket Internet chính là đòn bẩy giúp Lazada có thể xây dựng các chiến dịch quảng cáo, kho bãi chứa hàng và hệ thống mua bán hàng trực tuyến siêu thông minh, tạo đà bứt phá so với các đối thủ cạnh tranh ở nhiều thị trường bao gồm Việt Nam và Đông Nam Á
2/ Việc liên kết với các công ty có uy tín, cũng như các bên thứ ba có độ tin cậy cao để nhập và phân phối hàng giúp các mặt hàng của Lazada đều có chất lượng tốt nhất, tạo sự tin tưởng từ Khách mua hàng.
3/ Chính sách mua hàng minh bạch rõ ràng, bao gồm các điều khoản thanh toán, đổi trả hợp lý, chặt chẽ giúp cho Lazada hạn chế được các khiếu nại từ Khách hàng, tăng thêm sự minh bạch trong quy trình kinh doanh
4/ Website của Lazada được sắp xếp một cách gọn gàng, quy củ, theo từng đầu mục phụ thuộc vào mối quan tâm của người tiêu dùng nên giúp giảm thiểu thời gian tìm kiếm và mua hàng.
5/ Hệ thống kho bãi rộng lớn cùng hệ thống phân phối hàng hóa ở khắp các tỉnh thành giúp Lazada chủ động hơn trong việc giao hàng tới Khách mua.
・Điểm yếu của Lazada
Điểm yếu của Lazada nằm ở tính tập trung vào từng khung sản phẩm chuyên biệt cho từng nhóm Khách hàng, cùng với sự bình đẳng hóa trong triển khai công đoạn chăm sóc Khách hàng.
1/ Tính đến nay, số lượng sản phẩm được bày bán trên Lazada có thể tới con số hàng triệu. Số lượng các mặt hàng có thể là điểm mạnh trong việc tạo sự phong phú cho sản phẩm của Lazada nhưng cũng là điểm yếu khi thương hiệu này phải cạnh tranh với các website mang tính chuyên biệt cho từng nhóm hàng cao như đồ mẹ và bé, hàng điện tử và đồ gia dụng…
2/ Số lượng đơn hàng lớn phải xử lý hàng ngày, theo tốc độ nhanh nhất và độ chính xác cao nhất khiến hệ thống của Lazada phải trải qua các đợt quá tải, đặc biệt trong các dịp giảm giá, siêu khuyến mãi. Điều này khiến Lazada khó có thể đảm bảo chất lượng theo đúng cam kết khi xử lý từng đơn hàng tới Khách.
・Cơ hội của Lazada
Cơ hội của Lazada nằm ở các yếu tố vĩ mô của thương hiệu này khi nền thương mại điện tử của Việt Nam còn có nhiều khoảng trống để phát triển cũng như tính lẻ tẻ trong xây dựng hệ thống bán hàng của các đối thủ cạnh tranh.
1/ Như phân tích các yếu tố vĩ mô ở trên, tuy thị trường thương mại điện tử của Việt Nam còn non trẻ nhưng cũng có rất nhiều tiềm năng với số lượng dân số trẻ cùng mức độ thâm nhập hóa của điện thoại thông minh và Internet ngày càng tăng.
2/ Các trang website bán hàng trực tuyến ở Việt Nam còn rất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có hệ thống rõ ràng và các chính sách minh bạch như Lazada nên đây có thể là một cơ hội để Lazada tạo niềm tin và thâu tóm các Khách hàng tiềm năng mới trong tương lai.
・Thách thức của Lazada
Thách thức của Lazada tập trung vào sự thiếu rõ ràng vào tương lai của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, cũng như tâm lý mua hàng truyền thống của người tiêu dùng.
1/ Mặc dù thị trường thương mại điện tử của Việt Nam là mảnh đất đầy tiềm năng nhưng cũng có rất nhiều chướng ngại, đặc biệt là xu hướng tương lai của toàn ngành. Khác với các nền kinh tế trong Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia hay Thái Lan, ngành thương mại điện tử của Việt Nam chưa được định hình rõ rệt nên để có thể có cuộc cạnh tranh bền bỉ ở tương lai, Doanh nghiệp cần chuẩn bị một lượng vốn dài hạn, có chính sách quản lý tài chính chặt chẽ.
2/ Hệ thống thanh toán trực tuyến còn chưa phổ biến tại Việt Nam như ở các quốc gia khác.
3/ Hiện tượng hàng nhái, hàng trôi nổi vẫn là thách thức lớn với các thương hiệu, đặc biệt tâm lý mua hàng “sờ, chạm” của người tiêu dùng Việt Nam khiến cho một bộ phận Khách hàng vẫn chưa có thiện cảm với mua hàng trực tuyến. Đặc biệt là các mặt hàng có giá trị cao.
4/ Lazada không phải là nhà sản xuất mà chỉ là trung gian cung cấp sản phẩm nên thương hiệu này sẽ bị phụ thuộc và thụ động rất nhiều vào bên cung cấp. Nếu bên cung cấp thông báo hết hàng hoặc sản phẩm ngừng sản xuất đột ngột thì uy tín của Lazada với người mua sẽ bị giảm sút đáng kể.
Xem thêm bài viết liên quan: ・Chiến lược marketing của Tiki
7. Chiến lược marketing mix (4P) của Lazada
Chiến lược marketing mix hay chiến lược marketing 4P của Lazada tập trung phân tích bốn yếu tố về sản phẩm, chiến lược giá, phân phối và quảng cáo.
・Chiến lược sản phẩm (Product)
Lazada với mục tiêu là biến thương hiệu của mình thành một “đại siêu thị online”, đa dạng hóa mọi mặt hàng nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể tìm thấy được mọi vật liệu cần thiết từ đồ gia dụng tới các sản phẩm hàng hiệu đắt tiền trên một nền tảng trực tuyến.
Lazada cung cấp nhiều danh mục sản phẩm, cực kỳ đa dạng, gồm nhiều chủng loại như điện thoại/máy tính bảng, đồ gia dụng, tivi, đồ dùng trẻ sơ sinh, nhà cửa và đời sống, sách, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thể thao và thời trang….
Ngoài ra, một vài mặt hàng như mỹ phẩm, đồ gia dụng và đồ công nghệ cao được Lazada tập trung hơn cả vì lợi nhuận cao từ những mặt hàng này. Bên cạnh đó, Lazada cũng lựa chọn kinh doanh các thương hiệu nổi tiếng cho mỗi sản phẩm mà thương hiệu cung cấp. Đây như là một phần để quảng cáo cho chính Lazada vì họ muốn khách hàng của mình biết rằng đến với Lazada sẽ được cung cấp những thương hiệu uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
Hơn nữa, trong các năm gần đây, Lazada đang chuyên nghiệp hóa từng ngành hàng để thương hiệu này có thể chăm sóc Khách hàng một cách tối ưu nhất. Giao diện website của Lazada cũng được đánh giá là cung cấp đầy đủ thông tin cho thành viên mới tham gia hoặc những Khách hàng chỉ đang có ý định tìm hiểu về Lazada.
・Chiến lược về giá (Price)
Đối với chiến lược về giá, Lazada sử dụng chiến lược định giá Hi-Low (High background – Low promotion) với giá bình quân tại website Lazada cao hơn các cửa hàng và website khác cùng mặt hàng. Nhưng Lazada lại thường xuyên tổ chức các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá sốc dẫn đến nhiều mặt hàng của Lazada có giá rẻ hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Các chiến dịch khuyến mại này khiến cho người mua không thể quên được thương hiệu, luôn phải truy cập vào website của Lazada để cập nhật thông tin hoặc đăng ký thành viên để nhận thông tin định kỳ. Ngoài ra, Lazada cũng sử dụng chiến lược đặt hàng số lượng lớn để tăng chiết khấu với nhà phân phối tạo điều kiện để bán giá cạnh tranh ra thị trường.
Việc giảm giá luân phiên theo từng đợt này tạo tâm lý trung thành và định kiến bán giá rẻ cho Khách hàng từ Lazada. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Lazada đã kịp tăng giá các mặt hàng khác không nằm trong đợt khuyến mãi cũng như tăng giá 50 rồi công bố giảm 30, nhằm đánh vào tâm lý mua rẻ của Khách hàng. Nhìn chung, giá của Lazada không rẻ hơn so với mặt bằng chung nhưng với số lượng đơn hàng lớn cùng chiết khấu cao từ bên cung cấp khiến cho lợi nhuận của Lazada luôn giữ ở mức tăng trưởng.
・Chiến lược kênh phân phối (Place)
Về đội ngũ chuyển giao hàng, Lazada hợp tác với dịch vụ giaohangnhanh.com, ViettelPost và các hàng chuyển phát uy tín khác tại Việt Nam nhằm tăng cường dịch vụ giao hàng.
Ngoài ra, Lazada cũng giảm thiểu tối đa chi phí quản lý bằng cách giảm thiểu số lượng kho bến bãi chứa hàng. Lazada tập trung vào mạng lưới chuyển phát của nhà cung cấp, đặt hàng khi có Khách mua và giao hàng trực tiếp tới Khách mua khi nhận được hàng từ nhà sản xuất.
・Chiến lược quảng cáo (Promotion)
Với nguồn tài chính hùng hậu từ tập đoàn mẹ Rocket Internet, các chiến lược marketing của Lazada được thực hiện một cách chỉnh chu, theo quy mô lớn. Trong khi các Doanh nghiệp khác còn dè dặt, tiết kiệm và tính toàn chi phí thì Lazada đã sử dụng chiến lược marketing phủ đòn, rải rộng và bao phủ trên tất cả các phương tiện truyền thông từ truyền thống đến hiện đại.
Ngoài ra, chiến lược marketing của Lazada cũng sử dụng nhuần nhuyễn các hoạt động “kéo” và “đẩy” để tăng cường nhận diện thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Các hoạt động này rất đa dạng như quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, truyền thông, quan hệ công chúng… Hơn nữa, thời gian gần đây, Lazada còn kết hợp internet marketing vào chiến dịch quảng cáo của mình nhằm thu được kết quả cao nhất.
・Một vài ví dụ về hoạt động “đẩy”
Các chiến lược marketing hoạt động “đẩy” của Lazada nhằm hướng tới sự tăng độ nhận diện thương hiệu, giúp người tiêu dùng Việt nhận ra được thương hiệu Lazada trong số rất nhiều thương hiệu cạnh tranh khác. Với thực lực tài chính, Lazada hoàn toàn áp đảo và thống lĩnh, trên cả phương tiện online lẫn offline.
1/ Quan hệ công chúng
Lazada sử dụng hình thức PR tại các báo điện tử có đông lượt người truy cập nhất như Dân Trí, VNExpress, Kênh 14…
2/ Tiếp thị và quảng cáo trên diện rộng
Facebook và Google là hai phương thức được Lazada chú trọng nhiều nhất vì đây là hai công cụ được nhiều người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và sử dụng. Đối với Google, không chỉ nhắm vào quảng cáo tìm kiếm mà Lazada còn sử dụng quảng cáo hiển thị, phủ rộng các mạng quảng cáo hiển thị tại Việt Nam như Google Display network, Admarket, VietAd, Ad360…
3/ Marketing trực tiếp
Đối với các Khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của Lazada thì thương hiệu này có các thức marketing trực tiếp thông qua email và CRM. CRM là hệ thống quản lý thông tin Khách hàng thông qua các hành động mà Khách hàng đã từng làm trong quá khứ để Doanh nghiệp có thể có các đối sách thích hợp. Và marketing thông qua email là một trong các đối sách thích hợp nhất, được sử dụng kèm với CRM nhằm cá nhân hóa thông điệp gửi tới Khách hàng.
4/ Tiếp thị thông qua social media
Lazada đã thiết lập fanpage trên nhiều mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, LinkedIn, Pinterest… để quảng bá cho các hoạt động và chiến dịch của mình.
5/ Tham gia hội chợ và triển lãm
Trong quá khứ, Lazada cũng tham gia rất nhiều các hội chợ và triển lãm nhằm quảng cáo cho thương hiệu của mình như hội chợ mua sắm Tết, hội chợ hàng điện tử tiêu dùng…
6/ Tổ chức campaign online
Một loạt các chiến dịch quảng cáo online nhằm kích thích người tiêu dùng mua sắm tại Lazada được thực hiện như “Tôi yêu Lazada”, “Ở nhà săn hàng sale”, “hội chợ bách hóa Online”…
7/ Tổ chức campaign offline
Các campaign offline có thể kể đến như nhảy flashmob ở Vũng Tàu, Lazada Patin đường phố, roadshow đường phố tại các thành phố lớn, La Zất Đã – Cách mạng Mua Sắm….
Quan hệ công chúng: Ngày hội hiến máu, tình nguyện Trung thu, chương trình từ thiện Vun đắp yêu thương. Ngoài các chương trình xây dựng hình ảnh và bán hàng, các chiến dịch vì cộng đồng do Lazada thực hiện giúp Lazada xây dựng một hình ảnh vững chắc hơn, tốt đẹp hơn.
・Một vài ví dụ về hoạt động “kéo”
Các chiến dịch “kéo” của Lazada được sử dụng nhằm nỗ lực kích thích Khách hàng tìm kiếm và phát sinh nhu cầu về một sản phẩm nào đó và dẫn đến quyết định mua hàng. Khuyến mãi chính là một công cụ đắc lực giúp Lazada tạo được một số lượng đơn hàng lớn mỗi ngày.
Các ví dụ phải kể đến như khuyến mãi Mega Deals với mức giảm hơn 50% tùy mặt hàng, các chương trình khuyến mãi theo dịp đặc biệt như 8/3, Black Friday, Quốc Khánh, Giáng sinh… hoặc các chương trình ưu đãi cùng chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho Doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn.
8. Chiến lược marketing online của Lazada
Chiến lược marketing online của Lazada bao gồm các hoạt động như xây dựng website mang tên thương hiệu, phân tích cơ sở dữ liệu Khách hàng, tạo lập ứng dụng mua sắm trực tuyến trên điện thoại và tiến hành các hoạt động quảng cáo online.
・Xây dựng website mang tên thương hiệu
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm và tạo dựng thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp, Lazada đã cho ra đời website có tên miền lazada.vn. Giống như các website bán hàng khác, Lazada cung cấp cho người tiêu dùng mọi thông tin cần thiết về các sản phẩm được bày bán.
Màu sắc website được đánh giá mang tông đỏ cam tươi sáng, phù hợp với màu thương hiệu. Bố cục sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu, dễ truy cập và không tốn thời gian để tìm kiếm. Mặc dù Lazada có rất nhiều sản phẩm được bày bán nhưng với hệ thống website được tối ưu liên tục nên thời gian load website không quá chậm, khiến cho Khách hàng luôn cảm thấy hài lòng khi sử dụng.
Trên trang chủ của lazada.vn luôn có những thông tin mới nhất về các chiến dịch mà thương hiệu này đang thực hiện nên Khách hàng có thể dễ dàng cập nhật thông tin mà không cần phải tốn quá nhiều lần click chuột.
Không chỉ có website, Lazada còn có hỗ trợ thông qua trung tâm hỗ trợ, hotline, hỏi đáp và tư vấn trực tuyến. Ngoài ra, Khách hàng cũng có thể để lại cảm nhận của mình khi mua và sau khi sử dụng một sản phẩm như các website bán hàng khác.
・Phân tích cơ sở dữ liệu Khách hàng
Đối với Doanh nghiệp theo mô hình BtoC thì cơ sở thông tin dữ liệu về Khách hàng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, người tiêu dùng thường có xu hướng chọn mua các sản phẩm hoặc đọc các thông tin có liên quan tới nhu cầu cá nhân. Vì vậy, nắm bắt được điều đó, Lazada đã phân chia danh mục hàng hóa của mình theo danh sách cụ thể, rõ ràng như đồ gia dụng, nhà cửa & đời sống, mẹ & bé, sức khỏe và sắc đẹp… Việc phân chia này giúp Lazada có thể nhóm Khách hàng vào các nhóm riêng lẻ, phù hợp để thực hiện các chiến dịch mang tính cá nhân hóa vào từng nhóm Khách hàng.
Ví dụ, nếu Khách hàng đã từng mua đồ cho trẻ sơ sinh trên website thì Lazada có thể sử dụng thông tin mua sắm này để gửi các chiến dịch về đồ mẹ & bé tới Khách hàng. Việc gửi các thông tin liên quan tới nhu cầu của Khách hàng giúp gợi lên nhu cầu mua hàng, từ đó làm tăng bán được hàng của Lazada.
・Tiến hành các hoạt động quảng cáo online
Với tiềm lực kinh tế từ công ty mẹ, Lazada đã không ngần ngại chi mạnh tay cho các chiến dịch marketing online. Ví dụ như không quá khó để nhận thấy các trang báo điện tử lớn đều có gắn banner quảng cáo của Lazada, hay quảng cáo thông qua mạng xã hội Facebook và tìm kiếm Google. Đây là các phương tiện quảng cáo được Lazada lựa chọn và đầu tư nhiều hơn cả vì nơi đây tập trung rất nhiều Khách hàng tiềm năng, người sử dụng dịch vụ của Lazada.
Các hoạt động và chiến dịch giảm giá của Lazada cũng diễn ra trên tất cả các mặt hàng, được tổ chức một cách rầm rộ với banner đủ màu sắc cùng thông tin về chiến dịch được truyền tải một cách rất đầy đủ. Không chỉ có vậy, hoạt động quảng cáo của Lazada còn diễn ra trên rất nhiều các trang web khác. Khách hàng chỉ cần kích chuột để xem một loại mặt hàng của Lazada lần đầu tiên, ngay lập tức một file cookie sẽ ghi nhớ lại địa chỉ của khách hàng và tiếp sau đó, chỉ cần là trang web mà khách hàng đó truy cập đều có quảng cáo của Lazada về mặt hàng đó và những mặt hàng tương tự. Tất cả những điều này đã thu hút người tiêu dùng biết đến tới tên tuổi Lazada.vn.
・Tạo lập ứng dụng mua sắm trực tuyến trên điện thoại
Việc giới thiệu ứng dụng di động Lazada từ tháng 6 năm 2013 đã giúp thương hiệu này tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng smartphone, đặc biệt là nhóm Khách hàng trẻ, dân văn phòng.. những người đã có nguồn thu nhập ổn định nhưng muốn giảm thời gian đi lại để mua sắm. Với ứng dụng Lazada, Khách hàng có thể mua hàng và đặt hàng bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Đây thực sự là bước tiến chủ động, chiếm lĩnh thị trường của Lazada.
9. Lời kết
Chiến lược marketing của Lazada với những phân tích về phương thức thu hút Khách hàng của Lazada cùng chiến lược cạnh tranh của thương hiệu này đi cùng với các yếu tố vĩ mô tác động từ bên ngoài. Với nguồn tài chính hùng hậu cùng hệ thống chiến lược marketing đa dạng, Lazada đang từng bước làm chủ thị trường thương mại điện tử Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á. Người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một thương hiệu Lazada cho tương lai “mua sắm online” của mình.
Từ khóa » Chiến Lược 4p Của Lazada
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Lazada - Điểm đặc Biêt Tạo Nên ...
-
C. CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING (4P) - Tài Liệu Text - 123doc
-
[Mới Nhất] Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Lazada - MISA AMIS
-
Chiến Lược Marketing Của Lazada - Nghệ Thuật Giữ Chân Khách Hàng
-
Top 14 Chiến Lược 4p Của Lazada
-
Chiến Lược Marketing Của Lazada - “gã Nhà Giàu Khét Tiếng”
-
[Quản Trị Hệ Thống Phân Phối] Mô Hình Hệ Thống Phân Phối Online
-
Top 10 Chiến Lược Marketing Mix Của Lazada 2022 - Cùng Hỏi Đáp
-
Khám Phá Chiến Lược Marketing Của Lazada
-
Những Chiến Lược Marketing Siêu đỉnh Của Lazada - ShopeePlus
-
CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 4P CỦA SHOPEE - Sagano
-
(PDF) Thuong Mai Dien Tu Lazada | Tran Linh
-
(DOC) Tiểu Luận Thương Mại điện Tử | Hạnh Vũ