Chiến Lược Marketing Của Lifebuoy

Chiến lược marketing của Lifebuoy: Lifebuoy là một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới với các sản phẩm khử trùng và hiện đã được công nhận là thương hiệu xà phòng vệ sinh số một thế giới. Kể từ những năm mới thành lập tới nay, Lifebuoy đã giới thiệu một danh mục sản phẩm khổng lồ phù hợp với nhu cầu của mọi Khách hàng trên thế giới. Sản phẩm của Lifebuoy được sử dụng rộng rãi mọi nơi trên thế giới, được công nhận an toàn với mọi loại da. Chính những phản hồi tích cực này đã giúp tạo nên tên tuổi cho Lifebuoy, giúp thương hiệu phát triển cho tới ngày nay. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các chiến lược marketing của Lifebuoy, chiến lược marketing mix tập trung vào bốn yếu tố để tìm ra các yếu tố giúp Lifebuoy có vị thế vững chắc trong lòng người dùng.

MỤC LỤC
  1. 1. Tổng quan về Lifebuoy
  2. 2. Chiến lược marketing của Lifebuoy
    1. ・Chiến lược sản phẩm của Lifebuoy
    2. ・Chiến lược giá của Lifebuoy
    3. ・Chiến lược phân phối của Lifebuoy 
    4. ・Chiến lược quảng cáo của Lifebuoy
      1. 1/ Quảng cáo qua truyền hình 
      2. 2/ Quảng cáo bằng băng rôn, tạp chí 
      3. 3/ Quảng cáo YouTube 
      4. 4/ Quảng cáo thông qua nhiều chiến dịch
  3. 3. Chiến lược SWOT của Lifebuoy
    1. ・Điểm mạnh của Lifebuoy 
      1. 1/ Sự uy tín của thương hiệu
      2. 2/ Phương pháp marketing mang tính y học
      3. 3/ Giá cả phải chăng
      4. 4/ Kênh phân phối mạnh mẽ
      5. 5/ Mở rộng dòng sản phẩm
      6. 6/ Nhiều chiến dịch marketing độc đáo
    2. ・Điểm yếu của Lifebuoy 
      1. 1/ Sản phẩm mang tính bình dân
      2. 2/ Không phổ biến ở thành thị
      3. 3/ Nhận thức về thương hiệu bị lệch
    3. ・Cơ hội của Lifebuoy 
      1. 1/ Nâng cao nhận thức về sức khỏe
      2. 2/ Các loại dịch bệnh
    4. ・Thách thức của Lifebuoy 
      1. 1/ Thu nhập bình quân theo đầu người tăng
      2. 2/ Cạnh tranh với “anh em cùng nhà”
      3. 3/ Xu hướng ưa chuộng thành phần thảo dược
      4. 4/ Cạnh tranh gay gắt
  4. 4. Lời kết

1. Tổng quan về Lifebuoy

Lifebuoy là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu với các sản phẩm khử trùng và sát khuẩn. Sản phẩm Lifebuoy có thể được sử dụng an toàn cho mọi loại da vì thương hiệu có một quy trình sản xuất an toàn và được kiểm soát nghiêm ngặt. Chính điều này là một phần yếu tố quan trọng giúp thương hiệu giữ chân được Khách hàng tiềm năng của mình.

Quay trở về lịch sử khi mới ra đời, Lifebuoy được ra mắt vào năm 1894 khi các bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân số một cho các cả tử vong trên thế giới. Thương hiệu Lifebuoy là sản phẩm của tập đoàn Unilever, được sản xuất với mục tiêu cung cấp sản phẩm diệt khuẩn chất lượng và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người. Ví dụ phải kể đến như ngay từ đầu những năm 1900 khi đại dịch cúm xảy ra, Lifebuoy đã xuất hiện như một anh hùng cứu tinh giúp bảo vệ hàng triệu người trên thế giới khỏi dịch bệnh lây lan. Hay như trong đại chiến thế giới thứ hai, Lifebuoy giúp người dân trên khắp nước Anh bị mất gia đình và nhà cửa giữ gìn vệ sinh thân thể thông qua các nhà tắm di động miễn phí, có nước và xà phòng cho tất cả mọi người.

lifebuoy-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Lifebuoy (Ảnh minh họa)

Và ngay trong đại dịch COVID-19, thị trường xà phòng tại nhiều nước trên thế giới được mở rộng khi nhu cầu rửa tay và sát khuẩn tăng cao. Và như một lẽ đương nhiên, Lifebuoy là lựa chọn hàng đầu của người dân. Bởi lẽ, các dòng sản phẩm xà phòng của Lifebuoy có thể bảo vệ người dùng khỏi vi khuẩn lây nhiễm, có thể gây nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như mắt, miệng…

Lifebuoy hiện có rất nhiều sản phẩm được bày bán trên thị trường. Ngoài xà phòng, sản phẩm chủ lực trong nhiều năm, giờ đây, Lifebuoy còn sản xuất xà phòng rửa tay dạng lỏng, chất khử trùng, sữa tắm, bột hòa tan và nhiều mặt hàng khác. Lifebuoy tự hào là thương hiệu với thành tích trên 117 năm làm hài lòng người tiêu dùng trên mọi nơi của thế giới.

Bài viết liên quan:

Marketing cho sản phẩm dầu gội đầu

2. Chiến lược marketing của Lifebuoy

Chiến lược marketing mix 4P của Lifebuoy phân tích bốn yếu tố về chiến lược sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng cáo. Việc thực hiện đồng thời bốn yếu tố trong chiến lược marketing mix của Lifebuoy giúp thương hiệu định vị được thương hiệu trên thị trường và đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.

・Chiến lược sản phẩm của Lifebuoy

Lifebuoy là thương hiệu xà phòng diệt khuẩn hàng đầu trên thế giới. Sản phẩm đầu tiên được tung ra thị trường vào những năm 1894 là một loại xà phòng khử trùng carbolic trong thời kỳ dịch bệnh. Màu đỏ truyền thống cùng kiểu dáng đầy khác biệt đã giúp Lifebuoy thu hút được sự chú ý của công chúng. Và chẳng bao lâu sau đó, Lifebuoy đã trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến và tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm của mình. Các dòng sản phẩm thường được kể đến của Lifebuoy là:

・Xà phòng dạng cục ・Nước rửa tay ・Sữa tắm Lifebuoy ・Chất tẩy rửa

Đây là các dòng sản phẩm chính của Lifebuoy với nhiều biến thể như bảo vệ tổng thể 10 loại vi trùng, chăm sóc dịu nhẹ, tươi mát, bổ sung độ ẩm, làm sạch da…. Với sự đa dạng trong các dòng sản phẩm cùng với sự an toàn của mình, Lifebuoy đã và đang trở thành một thương hiệu có độ phủ sóng mạnh trên toàn cầu.

・Chiến lược giá của Lifebuoy

Chiến lược định giá là một trong những chiến thuật chắc chắn phải có mà một Doanh nghiệp cần xem xét khi họ định giá cho sản phẩm của mình. Khi Lifebuoy được tung ra thị trường, Unilever đã phải xem xét rất nhiều yếu tố, bao gồm cả bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong bao gồm chiến lược tiếp thị tổng thể cho sản phẩm bao gồm đặc trưng của từng loại sản phẩm với các hương vị khác nhau như chanh tươi, thảo dược thiên nhiên… Các yếu tố bên ngoài bao gồm sự cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, hoặc các yếu tố vĩ mô đến từ thị trường và người tiêu dùng.

lifebuoy-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Lifebuoy (Ảnh minh họa)

Lifebuoy được đánh giá là sản phẩm có giá trị thương hiệu cao và đáng tin cậy. Để có thể giữ được độ phủ sóng của mình trên thị trường, Lifebuoy đã sử dụng chiến lược giá mang tính chất cạnh tranh khi liên tục giữ giá sản phẩm của mình thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Kết quả là, Lifebuoy là lựa chọn số một của nhiều người tiêu dùng, đặc biệt ở các khu vực dân cư có thu nhập trung bình thấp.

Mặc dù Lifebuoy cũng có nhiều nguy cơ phải đối mặt với cạnh tranh từ nhiều thương hiệu khác trên thế giới nhưng với chiến lược giá mang tính cạnh tranh cùng chính sách thâm nhập thị trường hiệu quả của mình, Lifebuoy vẫn có thể giữ vững được thị phần của mình.

・Chiến lược phân phối của Lifebuoy

Lifebuoy là một trong những mặt hàng tiêu dùng nhanh bán chạy nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Để làm được điều này, Lifebuoy đã thực thi phương pháp tiếp cận với người tiêu dùng trên diện rộng, sử dụng chiến lược phân phối chuyên sâu. Chiến lược phân phối này giúp Lifebuoy tiếp cận với Khách hàng của mình ở bất kỳ mọi nơi, Khách hàng có thể mua Lifebuoy ở bất kỳ nơi nào họ cảm thấy tiện. Mặc dù Lifebuoy có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng thị phần của Lifebuoy vẫn luôn được đảm bảo bởi chiến lược phân phối của mình.

Lifebuoy không phân phối sản phẩm của mình trực tiếp tới người tiêu dùng, mà bán sản phẩm của mình thông qua rất nhiều nhà bán lẻ, đại lý tiếp thị, siêu thị… Nhờ mạng lưới phân phối của mình mà sản phẩm của Lifebuoy có thể được tìm thấy ở mọi nơi trên đất nước từ thành thị tới nông thôn. Tại nhiều khu vực nông thôn khi thu nhập của người dân thấp, rất nhiều người không chú ý tới các sản phẩm khác mà chỉ tập trung vào Lifebuoy. Đối với người tiêu dùng tại đây, Lifebuoy đủ tiêu chuẩn của họ bao gồm cả chất lượng và giá cả.

Ngoài ra, Lifebuoy cũng tuân theo chiến lược kéo “pull strategy” trong việc phân phối sản phẩm của mình. Lifebuoy đầu tư rất nhiều vào quảng cáo và tiếp thị, giúp nâng cao độ nhận diện của thương hiệu. Chính việc nhiều người tiêu dùng biết về Lifebuoy đã giúp thương hiệu này có được sự ủng hộ của các nhà bán buôn và bán lẻ, khi họ rất háo hức để nhập và dự trữ sản phẩm Lifebuoy vì tiềm năng bán được sản phẩm thông qua nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy nên với chiến lược kéo này, các sản phẩm Lifebuoy luôn có sẵn ở mọi cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

・Chiến lược quảng cáo của Lifebuoy

Lifebuoy đã được toàn thế giới công nhận là xà phòng diệt khuẩn hiệu quả cao. Để làm được điều này, Lifebuoy đã thực hiện nhiều chiến lược quảng cáo tiếp thị chuyên sâu trên tạp chí, bảng quảng cáo, báo chí, truyền hình và trên các phương tiện truyền thông trực tuyến như YouTube và Facebook.

lifebuoy-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Lifebuoy (Ảnh minh họa)

1/ Quảng cáo qua truyền hình

Đối với các thương hiệu bán hàng theo mô hình BtoC thì quảng cáo qua truyền hình không bao giờ là hết nguội nhiệt vì tính phổ cập của nó tới nhiều tầng lớp người tiêu dùng. Các quảng cáo của Lifebuoy có thể được tìm thấy ở nhiều kênh truyền hình như VTV1, VTV3… vào các giờ vàng cao điểm.

2/ Quảng cáo bằng băng rôn, tạp chí

Các băng rôn, quảng cáo Lifebuoy có thể tìm thấy ở nhiều nơi công cộng như trạm xe buýt, trước cửa siêu thị… Hoạt động phủ sóng diện rộng này giúp Lifebuoy nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của Khách hàng.

3/ Quảng cáo YouTube

Trên YouTube, chỉ cần tìm kiếm cụm từ “quảng cáo sản phẩm Lifebuoy” là có thể ra rất nhiều kết quả quảng cáo cáo Lifebuoy bằng video.

https://www.youtube.com/watch?v=TgRcxqQUTZ4

https://www.youtube.com/watch?v=qgGKqmoPeps

https://www.youtube.com/watch?v=LJLDsuZsTt0

4/ Quảng cáo thông qua nhiều chiến dịch

Lifebuoy là thương hiệu rất “chăm chỉ” tạo ra các chiến dịch nhằm kết nối cộng đồng người tiêu dùng. Rất nhiều ví dụ về các chiến dịch quảng cáo của Lifebuoy phải kể đến như “Biệt đội tay sạch Lifebuoy”, “Lifebuoy Tết 2021”, “Lifebuoy Vũ điệu 5K”, “Lifebuoy Safety4All Pride”, trạm rửa tay dã chiến … Đặc biệt, rất nhiều chiến dịch quảng cáo của Lifebuoy đều có sự hợp tác của các bộ và ban ngành liên quan.

Ví dụ tại chiến dịch Biệt đội tay sạch Lifebuoy, Lifebuoy đã cùng Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục Đào Tạo ghé thăm 8,066 trường học trên 41 tỉnh thành khắp cả nước nhằm tổ chức các hoạt động tương tác, giải trí cho học sinh tiểu học, nhằm giúp các em học sinh nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể.

Bài viết liên quan:

Chiến lược marketing của Milo

3. Chiến lược SWOT của Lifebuoy

Chiến lược SWOT của Lifebuoy chú trọng bốn yếu tố: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó có cái nhìn tổng quan xung quanh thị trường, Doanh nghiệp và Khách hàng.

・Điểm mạnh của Lifebuoy

1/ Sự uy tín của thương hiệu

Lifebuoy đã có mặt trên thị trường hơn 100 năm và thương hiệu này ngày càng thành công trong việc lấy được lòng tin và sự tín nhiệm của Khách hàng. Phương pháp marketing tập trung vào sức khỏe công đồng và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân đã thành công trong việc tạo được mối liên kết với Khách hàng.

2/ Phương pháp marketing mang tính y học

Lifebuoy tự định vị mình là một sản phẩm có sử dụng phương pháp nghiên cứu y học, chống lại vi khuẩn trong khi vẫn đóng vai trò là một xà phòng tắm có mùi thơm quyến rũ.

3/ Giá cả phải chăng

Lifebuoy được định giá phù hợp với phần lớn người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường nông thôn.

4/ Kênh phân phối mạnh mẽ

Lifebuoy có kênh phân phối toàn cầu, cho phép sản phẩm tiếp cận ngay cả những vùng sâu xa của nhiều quốc gia khác nhau. Ngay cả thị trường nông thôn xa xôi, Lifebuoy cũng nỗ lực để có thể vươn tới và tiếp cận Khách hàng.

5/ Mở rộng dòng sản phẩm

Để giải quyết và đáp ứng nhu cầu của nhiều người tiêu dùng, Lifebuoy đã thành công trong việc mở rộng nhiều dòng sản phẩm của mình, như nước rửa tay, sữa tắm, xà phòng.. giúp tạo Doanh thu vững chắc cho thương hiệu.

lifebuoy-marketing-strategy03

Chiến lược marketing của Lifebuoy (Ảnh minh họa)

6/ Nhiều chiến dịch marketing độc đáo

Ngoài việc giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu, các chiến dịch của Lifebuoy còn được đánh giá cao về sự độc đáo và chứa đựng nhiều thông điệp xã hội mang tính văn minh.

・Điểm yếu của Lifebuoy

1/ Sản phẩm mang tính bình dân

Với giá cả phù hợp cho mọi đối tượng người dùng của xã hội cùng hình ảnh sản phẩm không mấy “bắt mắt”, sản phẩm của Lifebuoy thường bị đánh giá là mang tính bình dân, không sang trọng.

2/ Không phổ biến ở thành thị

Lifebuoy cố gắng định giá sản phẩm để có thể có mặt ở tất cả thị trường, đặc biệt là thị trường nông thôn. Nhưng chính điều này lại là một rào cản của Lifebuoy khi thương hiệu phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở khu vực thành thị.

3/ Nhận thức về thương hiệu bị lệch

Trong rất nhiều năm kể từ khi thâm nhập vào nhiều thị trường trên thế giới, Lifebuoy cố gắng định vị thương hiệu là một thương hiệu dành cho gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều Khách hàng vẫn tin rằng Lifebuoy là sản phẩm dành cho nam giới.

・Cơ hội của Lifebuoy

1/ Nâng cao nhận thức về sức khỏe

Người tiêu dùng ngày càng nâng cao nhận thức về sức khỏe và vệ sinh cá nhân thông qua mạng Internet, báo đài thì lại càng là cơ hội cho Lifebuoy khi thương hiệu có thể quảng bá khả năng diệt khuẩn và ngăn ngừa vi trùng của mình.

2/ Các loại dịch bệnh

Đại dịch COVID-19 là một ví dụ rất điển hình cho cơ hội phát triển của Lifebuoy khi nước rửa tay là một mặt hàng cần thiết cho tất cả mọi người trong xã hội. Lifebuoy cũng có thể thông qua việc phòng chống dịch bệnh để quảng cáo thương hiệu và đóng góp cho cộng đồng.

・Thách thức của Lifebuoy

1/ Thu nhập bình quân theo đầu người tăng

Thu nhập bình quân theo đầu người tăng có một điều tốt nhưng đây lại là thử thách của Lifebuoy vì người tiêu dùng đủ khả năng chi trả cho các sản phẩm đắt tiền của khác đối thủ cạnh tranh khác.

2/ Cạnh tranh với “anh em cùng nhà”

Nằm trong tập đoàn Unilever, Lifebuoy có rất nhiều “thương hiệu anh em” như Lux và Dove. Mặc dù thực tế là tất cả sản phẩm đều được định vị ở các phân khúc thị trường khác nhau với tệp Khách hàng khác nhau nhưng theo nhiều đánh giá, các sản phẩm này vẫn “đánh chém” lẫn nhau theo mức độ vĩ mô.

3/ Xu hướng ưa chuộng thành phần thảo dược

Trên toàn cầu, mối quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm làm từ thảo dược ngày càng tăng. Điều này có tác động không hề nhẹ tới Lifebuoy khi các sản phẩm của thương hiệu này có nguồn gốc hóa học.

4/ Cạnh tranh gay gắt

Bất kỳ thị trường nào cũng vậy, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đối với thị trường buôn bán mặt hàng tiêu dùng thì sự cạnh tranh lại càng khốc liệt. Để có thể tồn tại trong suốt nhiều năm, Lifebuoy phải liên tục thực hiện các chiến dịch marketing giúp nâng cao nhận diện thương hiệu cũng như truyền tải điểm mạnh của riêng thương hiệu tới người dùng.

Xem thêm các bài viết về chiến lược marketing tại link.

4. Lời kết

Chiến lược marketing của Lifebuoy, thương hiệu 100 năm có mặt trên thị trường, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Với nhiều chiến dịch marketing đi vào lòng người cùng nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc gửi tới cộng đồng, Lifebuoy thực sự là thương hiệu của công chúng. Mặc cho các đối thủ cạnh tranh vẫn ngày càng nỗ lực để cạnh tranh thị phần nhưng Lifebuoy vẫn giữ vững lập trường tiếp thị của mình, là một thương hiệu bảo vệ người dùng khỏi vi khuẩn lây bệnh. Hy vọng bài viết thu thập nhiều thông tin có ích tới bạn đọc.

※ Bài viết có sử dụng thông tin từ nhiều nguồn tham khảo của các tác giả khác nhau

Từ khóa » Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu Của Lifebuoy