Chiến Lược Marketing Của Ngân Hàng ACB - Ngân Hàng Của Tương Lai
Có thể bạn quan tâm
Ở Việt Nam, nếu nhắc về những ông lớn ngoài “Big 4” ra thì không thể không nhắc tới ngân hàng Á Châu hay còn được biết tới là ngân hàng ACB. Khi nhắc tới ACB thì người ta sẽ nghĩ tới “bầu Kiên”, một trong những gương mặt đại gia trong lĩnh vực tài chính Việt Nam. Nếu nhìn lại thời gian khoảng 6-7 năm trước thì đây chính là thời kỳ được cho là giai đoạn hoàng kim của ACB nhờ những chiến lược, những kế hoạch kinh doanh nổi đình nổi đám. Cùng tìm hiểu chi tiết về chiến lược marketing của ngân hàng ACB trong giai đoạn vàng son trong bài viết sau nhé.
Mục Lục
- 1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Á Châu ACB
- 2 Tìm hiểu chi tiết về chiến lược marketing của ngân hàng ACB
- 2.1 Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của người Việt Nam
- 2.2 Chiến lược phủ rộng hình ảnh của ACB
- 2.3 Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu của ACB
- 3 Từ đỉnh cao rơi xuống vực thẳm
Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Á Châu ACB
Ngân hàng ACB có tên đầy đủ là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu với tên giao dịch bằng tiếng Anh là Asia Commericial Joint Stock Bank. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cảm thấy quen thuộc hơn khi gọi là ngân hàng Á Châu ACB. ACB chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 4 tháng 6 năm 1993. ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam với mạng lưới chia nhánh rộng khắp cả nước với hơn 10.000 nhân viên cùng nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng.
Sơ lược tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
– Thành lập: Ngày 04 tháng 06 năm 1993
– Trụ sở chính: Số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 02, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
– Thành viên chủ chốt: Trần Thị Phượng – Chủ tịch HĐQT
– Sản phẩm: Dịch vụ tài chính
– Slogan: Ngân hàng của mọi nhà
– Trang web: https://acb.com.vn/
Ngay từ khi thành lập, ACB đã có tầm nhìn và mong muốn mình sẽ trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ trong TOP tại Việt Nam. Cho đến nay, với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ được đánh giá là ngân hàng cung cấp dịch vụ phong phú trên nền tảng công nghệ hiện đại thì ACB luôn có một vị thế nhất định trong ngành. Hơn nữa, về quản lý rủi ro thì ACB luôn duy trì tỉ lệ hoàn vốn trên 8%, tỉ lệ nợ quá hạn <1%, điều này cho thấy ACB là một ngân hàng an toàn và hiệu quả.
Các công ty con của ACB
- ACBS: Công ty chứng khoán ACB
- ACBA: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB
- ACBL: Công ty cho thuê tài chính ACB
- ACBC: Công ty quản lý quỹ ACB
- …
Giới thiệu tổng quan về ngân hàng ACB (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của BIDV
Tìm hiểu chi tiết về chiến lược marketing của ngân hàng ACB
Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của người Việt Nam
Trong chiến lược marketing của ACB thì họ đã thành công trong việc biến nhược điểm mà bất cứ ngân hàng nào cũng gặp phải là “Ngân hàng nhiều nhưng sản phẩm/dịch vụ không hề đa dạng”. Khi mở rộng quy mô thì ACB đã lựa chọn phát triển ra nhiều sản phẩm mới để mình trở thành một thương hiệu sáng tạo và đột phá ở mặt sản phẩm. Với định hướng là đa dạng dịch vụ/sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là sử dụng ngân hàng đầy đủ tiện ích. Tính đến nay thì ACB đã có đầy đủ mọi dịch vụ với hơn 600 sản phẩm tiện ích khác nhau.
Các sản phẩm của ACB tập trung vào đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp SMB. Trong chiến lược marketing của ngân hàng ACB thì có điểm mạnh chính là những nền tảng công nghệ tiên tiến với yếu tố bảo mật cao, đây cũng là những thứ giúp khách hàng yên tâm hơn khi giao dịch qua ACB. ACB cũng chính là ngân hàng bắt kịp xu thế khi ứng dụng công nghệ của mình vào sản phẩm/dịch vụ cho người dùng. Chính vì thế, ngân hàng Á Châu ACB đã tạo ra một điểm khác biệt được cho là bứt phá so với các đối thủ trong ngành.
Chiến lược phủ rộng hình ảnh của ACB
Ngành ngân hàng được xem là một ngành đặc thù cần linh động và cần tạo ra nhiều dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng thì ACB đã có mặt ở 63 tỉnh thành trên toàn quốc với hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch. Số lượng ATM của ACB cũng lên tới hơn 300 máy phân bổ ở riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và có liên kết với các ngân hàng khác để có được mạng lưới ATM lên tới 11.000 máy trên cả nước.
Hơn nữa, ACB cũng liên kết với các hệ thống thanh toán trực tuyến để phủ sóng cả nước, từ đó giúp khách hàng có thể sử dụng thẻ ghi nợ của ACB một cách dễ dàng hơn. Dù cho ACB không phải ngân hàng nằm trong “Big 4” của Việt Nam nhưng nhờ sự phủ sóng đúng đắn thì độ phủ của ACB quả là một case study điển hình mà các ngân hàng có yếu tố nhà nước khác cũng phải dè chừng.
Chiến lược phủ sóng thương hiệu của ACB (Ảnh: Internet)
Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu của ACB
Nếu nói về chiến lược quảng cáo thì ACB luôn quan tâm và sử dụng các hình thức quảng cáo để tăng nhận diện thương hiệu, cụ thể là:
- Quảng cáo xây dựng thương hiệu: ACB tập trung các đặc điểm dễ nhận biết như Logo, Slogan, Đồng phục nhân viên,…
- Quảng cáo hình ảnh của ngân hàng: ACB tập trung vào việc quảng cáo slogan của mình là “Ngân hàng của mọi nhà” và hình ảnh chiếc ghế đá. Đây được xem là thứ giúp ACB tạo ra sự khác biệt về hình ảnh so với đối thủ cùng ngành.
- Quảng cáo qua các công cụ truyền thông: ACB cũng đã sử dụng các kênh truyền thông như truyền hình, truyền thanh, báo chí, Internet để tiếp cận được với nhiều người hơn.
Trong chiến lược marketing của ngân hàng ACB thì họ cũng tập trung vào các hoạt động truyền thông xã hội để thương hiệu của mình dành nhiều thiện cảm hơn trong mắt công chúng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển thì ACB có đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của cộng đồng thông qua:
- Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
- Các hoạt động công tác từ thiện ủng hộ cho các bệnh nhân nghèo tại TP. Hồ Chí Minh
- Công tác trao tặng xe cấp cứu cho hội chữ thập đỏ
- Tài trợ quỹ ủng hộ người nghèo tỉnh Hậu Giang
- …
Tất cả những điều trên đã giúp ACB có được tiếng vang lớn ở mặt truyền thông, từ đó tạo nên được hình ảnh đẹp hơn trong mắt công chúng.
Từ đỉnh cao rơi xuống vực thẳm
Như đã biết thì thời kỳ hoàng kim cảu ACB là khoảng năm 2012 trở về trước với lợi nhuận luôn dẫn đầu. Trong năm 2010 thì ngân hàng lãi hơn 3.100 tỷ đồng và 2011 con số này lên tới 4.200 tỷ đồng. Khi đó, tổng tài sản của ACB là 281.019 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với năm liền trước nên khi đó ACB là một đối thủ mà các ngân hàng khác phải dè chừng.
Sau khi sự việc của bầu Kiên và Huyền Như năm 2012 thì ACB bắt đầu rơi vào giai đoạn khó khăn với khoản nợ hơn 5.000 tỷ đồng đối với 6 công ty của bầu Kiên. Sau vụ của bầu Kiên thì là do chính sách tất toán các dư nợ vàng nên càng khiến ACB phải chịu những khoản lỗ rất lớn. Chính các sự kiện đó mà ACB đã rơi xuống vực thẳm và phải gây dựng lại từ đầu. Cho đến nay thì ACB vẫn luôn nỗ lực để hoàn thiện, để trở lại thời kỳ vàng son.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của MB Bank – Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam
Tạm kết
Có thể thấy, hiện nay ngân hàng ACB đang phải gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khiến vị thế của ACB đang ngày một mất đi. Tuy nhiên, với chiến lược marketing của ngân hàng ACB khi đó đã giúp ngân hàng ACB thời đó có thể sánh ngang với các ngân hàng nhà nước. Giờ đây, tuy thời hoàng kim của ACB đã qua nhưng liệu các nhà lãnh đạo ACB sẽ làm gì để ACB một lần nữa có thể tái sinh? Cùng chờ đón các động thái của ACB trong tương lai các bạn nhé.
Ashley Nguyen – duavang.net
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Tags: Chiến lược thương hiệu Previous PostChiến lược marketing của Bibica – Thương hiệu bánh kẹo Việt điển hình
Next PostChiến lược marketing của nước mắm Chinsu – Thương hiệu cho mọi nhà
Bài Viết Liên Quan
Tài Chính - MarketingNgành xây dựng là gì? Thách thức và cơ hội phát triển trong chuyển đổi số
27 Tháng sáu, 2023 Công Nghệ - Thủ ThuậtĐiện lạnh là gì? Tương lai và xu hướng phát triển ngành sau đại dịch
22 Tháng sáu, 2023 Công Nghệ - Thủ ThuậtProptech là gì? Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngành bất động sản
19 Tháng sáu, 2023 Công Nghệ - Thủ ThuậtHạ tầng số là gì? Xu hướng phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số
17 Tháng sáu, 2023 Tài Chính - MarketingNhững tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử không thể bỏ qua
16 Tháng sáu, 2023 Tài Chính - MarketingThị trường ngách là gì? Làm thế nào để xác định thị trường ngách phù hợp
15 Tháng sáu, 2023Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Nếu bạn thấy tài liệu này có ích và muốn tặng cho chúng mình 1 ly cafe, hãy quét QR code dưới đây nhé. Đây là sự động viên khích lệ rất lớn với chúng tớ và là nguồn lực không nhỏ để duy trì website.
Bài Viết Mới Nhất
Học từ xa #34: Học phần Tài chính quốc tế – BF34.038
30 Tháng mười, 2024Học từ xa #33: Học phần Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 4 – HM13.011
23 Tháng mười, 2024Học từ xa #32: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm – HM42.003
23 Tháng mười, 2024Học từ xa #31: Học phần Tiếng Anh cơ bản 3 – EG09.3.158
15 Tháng mười, 2024Học từ xa #30: Học phần Phân tích kinh doanh – EG22.106
14 Tháng mười, 2024Bài Viết Đang Hot
Múp là gì? Sự khác nhau giữa con gái “múp” và béo là gì?
19 Tháng mười hai, 2021Học từ xa #2: Học phần nhập môn Internet và E-learning EG38
26 Tháng tám, 2024Đi fes là gì? Kinh nghiệm sống còn khi đi fes cho người mới bắt đầu
19 Tháng tám, 202472+ Mẫu tranh tô màu ô tô và các phương tiện giao thông cho bé tập tô
4 Tháng chín, 2021Giới thiệu
https://duavang.net/ là chuyên trang tin tức tổng hợp dành cho mọi lứa tuổi. Đây là nơi cập nhật tin tức, xu hướng, chia sẻ kiến thức tổng hợp như: Sức khỏe, làm đẹp, tình yêu, kiến thức, mẹo vặt, review,… Hy vọng đây sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích tới tất cả mọi người.
Liên hệ
– Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh xuân, TP. Hà Nội
– Hotline: 083 727 1993
– Email: lienhe.duavang@gmail.com
Chính sách và điều khoản
- Giới thiệu
- Thông tin liên hệ
- Chính sách bảo mật
- Điều khoản sử dụng
- Sitemap
© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved
No Result View All Result- Trang Chủ
- Tài Chính – Marketing
- Công Nghệ – Thủ Thuật
- Làm Mẹ
- Ẩm Thực
- Sức khỏe – Làm Đẹp
- Sống khỏe mỗi ngày
- Đẹp hơn mỗi ngày
- Nail đẹp
- Da xinh
- Dáng đẹp
- Là Gì
- Hình Ảnh Đẹp
- Học từ xa
© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved
x xTừ khóa » Chiến Lược Marketing Của Ngân Hàng Acb
-
Chiến Lược Marketing Của Ngân Hàng ACB - MarketingAI
-
Tiểu Luận: Chiến Lược Marketing Của Ngân Hàng Á Châu ACB Ppt
-
(DOC) Marketing Ngân Hàng ACB (CLSP) | Hương Giang Nhữ Ngọc
-
Chiến Lược Marketing Của Ngân Hàng ACB | Brade Mar
-
Tiểu Luận: Chiến Lược Marketing Của Ngân Hàng Á Châu ACB
-
Acb Nhóm 01- Marketing Ngân Hàng - SlideShare
-
Tiểu Luận Phân Tích Chiến Lược Marketing Của ACB - Tài Liệu đại Học
-
Marketing Ngân Hàng Acb Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieunhanh
-
ACB Và Chiến Lược "ngân Hàng Tương Lai" - BVSC
-
Phân Tích Chiến Lược đối Với Ngân Hàng Acb
-
Chiến Lược Giúp ACB Trở Thành 'Ngân Hàng Bán Lẻ được Tin Dùng ...
-
Chiến Lược Marketing ACB - Ngân Hàng Của Tương Lai - .vn
-
[PDF] TĂNG CƯỜNG QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU ACB TẠI VIỆT NAM
-
Tiểu Luận Xây Dựng Kế Hoạch Marketing Cho Dịch Vụ Internet ...