Chiến Lược Marketing Của Shopee Là Gì? Cách Shopee Thực Hiện
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược marketing của Shopee là gì? Vì sao Shopee lại ‘lột xác’ và nhanh chóng vượt mặt các ông lớn “có tuổi” trong ngành? Đây hiện đang là những thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử. Thậm chí cũng là vấn đề mà nhiều đối thủ cạnh tranh của Shopee đặt ra. Vậy, những chiến lược marketing của shopee là gì? Bài học nào shopee đã áp dụng từ marketing của Trung Quốc ? Cùng Vivu đào sâu những ngách marketing mà sàn thương mại điện tử Shopee đã áp dụng trong thời gian qua nhé!
Chiến lược marketing của Shopee
Shopee một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam. Dù đi sau các đàn anh như Lazada, Sendo, Tiki… nhưng từ khi chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam vào tháng 8 năm 2016, Shopee đã nhanh chóng bắt kịp nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng Việt để vượt mặt các đối thủ cạnh tranh. Đến nay, Shopee đã vươn lên trở thành trang thương mại điện tử có chỗ đứng vững chắc. Mắc xích quan trọng góp phần vào sự thành công này chính là những chiến lược marketing hiệu quả của shopee.
Sơ lược về SWOT của Shopee
>>> Xem thêm: Chiến Lược Marketing Của Coca Cola Là Gì?
Những đối thủ cạnh tranh của Shopee
Shopee định hướng thị trường mục tiêu tại khu vực Đông Nam Á. Đến thời điểm hiện tại Shopee đã có mặt trên 7 quốc gia. Cụ thể bao gồm: Singapore, Myanmar, Thailand, Indonesia, Malaysia, Vietnam, Philippines.
Đối thủ cạnh tranh của Shopee không thể không nhắc Lazada, một thương hiệu con của Alibaba và cả những đối thủ cạnh tranh nội địa như Tiki, Sendo, Adayroi… Tại Philippines có: Zalora; tại Indonesia có: Tokopedia và Bukalapak…
Khách hàng mục tiêu của Shopee
Vì thị trường mục tiêu của Shopee là những quốc gia khu vực Đông Nam Á nên khách hàng mục tiêu của Shopee vô cùng đa dạng.
Theo một số khảo sát chỉ ra rằng, khách hàng thuộc quốc gia khu vực Đông Nam Á có nhu cầu mua sắm online cao và ngày càng gia tăng. Nhờ vậy, thương mại điện tử như Shopee cũng được phát triển vượt trội.
Phân tích chiến lược marketing Mix của Shopee hiện tại
Chiến lược 4P của Shopee hay chiến lược marketing Mix của Shopee được áp dụng cực kỳ hiệu quả. Nội dung sau sẽ là những phân tích về chiến lược marketing của shopee. Cụ thể là: Product (Sản phẩm), Price (giá), Place (Kênh phân phối) và Promotion (Quảng bá).
Product – Chiến lược sản phẩm của Shopee
Shopee là một sàn thương mại điện tử nên sản phẩm chính của họ là ‘cung cấp dịch vụ’_nơi để người mua và người bán có thể dễ dàng tìm đến với nhau để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa.
Cách thu hút khách hàng của Shopee và chiến lược marketing của Shopee là tập trung phát triển ứng dụng dành riêng cho mỗi quốc gia. Đây được xem là một phần trong ‘chiến lược địa phương hóa’ cho từng thị trường mà sàn thương mại điện tử shopee đang thực hiện. Cùng với đó, chiến lược marketing của Shopee luôn nắm bắt nền tảng toàn cầu hóa với việc phát triển và tối ưu trang web theo nhiều ngôn ngữ khác nhau. Thiết kế giao diện website thân thiện, dựa theo thói quen sử dụng của khách hàng. Từ đó, giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.
Đối tượng khách hàng mục tiêu của shopee chính là những chủ thể tập trung vào các hoạt động chăm sóc cá nhân. Chẳng hạn như: thời trang, mỹ phẩm… Có thể nói đây là một trang thương mại điện tử phù hợp cho những ai thích làm đẹp và ngách sản phẩm mà Shopee chọn cực kỳ thông minh.
>>> Có thể bạn cần biết thêm: Chiến Lược Marketing Của Vinfast Là Gì?
Price – Chiến lược giá của Shopee
Cạnh tranh giá cũng là một chiến lược marketing của shopee mang đến hiệu quả cao. Đội ngũ Shopee hiểu rằng, với mức độ trỗi dậy của sàn giao dịch điện tử vô cùng đa dạng như hiện nay; thì song song với việc cung cấp nền tảng thông minh, dễ sử dụng và phù hợp với thói quen của khách hàng, chiến lược cạnh tranh về giá luôn cực kỳ cần thiết.
Bằng cách kích thích các chủ hộ kinh doanh với những hình thức xây dựng mức giá ưu đãi khi chủ shop tham gia đăng ký trở thành thành viên của shopee, chiến lược marketing của Shopee còn thường xuyên hỗ trợ tối đa về phí ship, code freeship…
Place – Kênh phân phối của Shopee
Chiến lược marketing của Shopee lớn mạnh thông qua những kênh phân phối trực tuyến đa năng. Shopee đã liên tục cập nhật và phát hành ứng dụng dành riêng cho smartphone, máy tính bảng. Hơn nữa, còn có trang web chạy trên trình duyệt máy tính. Tất cả các kênh thương mại của shopee đều mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm rất tốt dành cho khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm. Giúp họ có thể truy cập mua hàng, đăng ký bán hàng mọi lúc mọi nơi.
Promotion – Chiến lược quảng bá của shopee
Chiến lược marketing của Shopee đạt được thành công lớn mạnh như hiện nay thì không thể bỏ qua Promotion. Hệ thống Shopee xây dựng truyền thông trên các nền tảng lớn và phổ biến nhất ở Việt Nam, đánh mạnh Facebook, Youtube, Google… Đặc biệt là xuất hiện liên tục trên các phương tiện giao thông công cộng, trên Tivi, quảng cáo…
Hình thức tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) cũng được shopee đẩy mạnh nhằm gia tăng lượng khách hàng lớn cho công ty. Với hình thức này không những giúp các đối tác tiếp thị có thể kiếm thêm hoa hồng từ việc giới thiệu khách hàng mua sản phẩm thành công; mà còn giúp shopee có thể tiết kiệm tối đa chi phí marketing.
Ngoài ra, chiến lược marketing của Shopee hiện diện mọi mặt vào các dịp lễ quan trọng, cuối năm. Mọi thứ được lên kế hoạch triển khai thường xuyên và đều đặn giúp gia tăng lượng khách hàng, xây dựng hiệu ứng mua sắm đám đông hiệu quả.
Vì sao Shoppe lại dễ dàng thay đổi ‘cục diện thương hiệu’?
Với các chiến lược marketing của Shopee mà đội ngũ đã thực hiện dưới đây đã giúp thay đổi cục diện thương hiệu nhanh chóng. Dù đi sau Lazada, Tiki, Sendo,… nhưng Shoppe lại có những “bước nhảy” thành công nhanh chóng.
Sử dụng người nổi tiếng
Việc sử dụng người nổi tiếng để đại diện thương hiệu không phải là một chiến lược marketing xa lạ. Đã có rất nhiều hãng áp dụng, nhưng mấu chốt quan trọng mà cách-áp-dụng-như-thế-nào?
Chiến thuật và hướng sử dụng người nổi tiếng của Shopee cũng không có gì quá đặc biệt. Nhưng sự “chịu chi” của họ kết hợp với việc chọn lọc người nổi tiếng đã phát huy tối đa hiệu quả. Họ mời rất nhiều nhân vật nổi tiếng có lượng fan khủng trong giới giải trí. Trong đó có: Bảo Anh, Sơn tùng MTP, và cả nhóm nhạc nổi tiếng Hàn Quốc là BLACKPINK để làm gương mặt đại diện cho mình trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm và thương hiệu.
Chiến dịch miễn phí vận chuyển
Đây được coi là chiến lược marketing của Shopee mang đến hiệu quả rõ nét. Vấn đề phí vận chuyển hàng hóa được xem là rào cản lớn với cả người mua và người bán khi chuyển đổi từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng online.
Trong thương mại điện tử, thông thường nếu bạn bán sản phẩm có giá 20.000đ và phí ship là 5.000đ thì người mua sẽ thường cân nhắc việc chọn mua sản phẩm đó. Nhưng cũng với sản phẩm ấy bạn bán với giá 25.000đ và freeship thì người mua lại thấy được giá hời, họ không phải mất thêm chi phí nào để mua sản phẩm.
Thế nên, thay vì đẩy mạnh khâu truyền thông, shopee tập trung xây dựng hệ thống giao hàng chuyên nghiệp và vững chắc. Đồng thời, họ luôn nhấn mạnh yếu tố free ship trong những chiến dịch quảng bá của mình.
Slogan của shopee
Yếu tố tiếp theo hỗ trợ thành công cho chiến dịch marketing của Shoppe đó là Slogan. Slogan của Shopee là: Thích shoping, lướt shopee. Dù câu slogan ngắn gọn nhưng cực kỳ vui nhộn, nghe rất bắt tai. Mặt khác, nhờ tính ngắn gọn của câu slogan mà khiến nó trở nên thu hút trong những lời bài hát từ các quảng cáo TVC của shopee.
Hơn nữa, slogan cũng là những thông điệp mà hãng muốn gửi đến người tiêu dùng.
Bài học chiến lược marketing từ Trung Quốc Shopee đã áp dụng
Bài học mà chiến lược marketing của Shopee áp dụng từ Trung Quốc đó là xây dựng kênh mua sắm tối ưu trên thiết bị di động.
Theo đó, công ty nghiên cứu thị trường eMarketer đã có thống kê trung bình mỗi ngày, một người Trung Quốc thường dành đến 2 giờ 39 phút để tương tác với các thiết bị smartphone. Con số này đã chiếm đến 41,6% tổng thời lượng người Trung Quốc dành cho các kênh truyền thông khác. Công ty eMarketer cũng kết luận hệ thống thiết bị di động hiện nay đã chính thức phổ biến hơn truyền hình tại quốc gia này. Với những người quen thuộc với xã hội Trung Quốc, thì đây có lẽ không phải là điều quá bất ngờ.
Thử một lần đặt chân vào ga tàu điện ngầm ở Trung Quốc, bạn sẽ chứng kiến được hiện tượng độc đáo: Hệ thống loa phóng thanh thay vì thông báo lịch tàu chạy, họ sẽ liên tục phát đi các thông điệp nhắc nhở mọi người ngừng việc tập trung vào màn hình điện thoại và chú ý nhìn đường.
Các ứng dụng di động đa năng như: Taobao hay Wechat… cũng là xu hướng công nghệ nổi bật nhất tại Trung Quốc. Nhiều hoạt động thường ngày như thanh toán khi mua sắm; hoặc đặt lịch khám bác sĩ cũng được người dân nước này thực hiện thông qua các siêu ứng dụng điện thoại.
Còn đối với Việt Nam, số liệu thống kê từ cổng thương mại điện tử iPrice Group đã chỉ ra xu hướng tương tự. Hiện tượng này chắc chắn đã được Shopee chú ý đến.
Shopee đã thẳng thắn viết trên trang blog dành cho thị trường Singapore như sau: “Nhằm tận dụng sự phổ biến ngày càng tăng của thiết bị di động ở Đông Nam Á và Đài Loan; Shopee sẽ tập trung phát triển ứng dụng Shopee trên di động, điểm chạm đầu tiên trên hành trình mua sắm của khách hàng”. Tuy vậy, chiến lược marketing của Shoppe họ nhận thức được việc không thể bê-nguyên-xi mô hình của các công ty Trung Quốc vào áp dụng ở Đông Nam Á.
Đặc biệt hơn nữa, Shopee còn hướng đến việc bản địa hóa các chiến dịch trên di động cho mỗi quốc gia thị trường. Cụ thể, khi nghiên cứu thấy khách hàng trẻ tuổi chiếm đến 30% trong thị trường Việt Nam, Shopee đã quyết định chọn những người nổi tiếng như: Sơn Tùng, Tiến Dũng và Bảo Anh để quảng bá thương hiệu. Đây đều là những gương mặt ngôi sao được giới trẻ đặc biệt chú ý.
Với thị trường thương mại điện tử Thái Lan, Shopee lại chọn hai diễn viên mang dòng máu lai Á – Âu bởi họ nhận thấy người dân Thái Lan có cảm tình đặc biệt với người có gốc con lai. Còn tại Malaysia, khi có nghiên cứu chỉ ra việc người dân ở đây rất thích flash sale, ngay lập tức Shopee đã mở chương trình giảm giá sốc diễn ra hàng ngày.
Còn rất nhiều minh chứng khác để mô phỏng cho chiến thuật cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng của Shopee. Họ đã tạo ra những chiến dịch và những tính năng đặc thù để theo sát nhu cầu và tâm lý của mỗi khách hàng. Shopee ngày càng nâng cao sự hài lòng của khách hàng, khiến khách hàng thoải mái hơn khi cài đặt ứng dụng di động của Shopee.
Hy vọng rằng, với những thông tin được tổng hợp trên đây sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp đang định hướng thiết lập trang thương mại điện tử, hoặc kênh bán hàng online có thể có được nhiều kinh nghiệm từ chiến lược marketing của Shopee. Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ nào trong quá trình phát triển digital marketing cho trang thương mại điện tử. Quý cá nhân, Doanh nghiệp hãy liên hệ ngay đến dịch vụ marketing online của Vivu để được hỗ trợ nhé. Hotline 0944 344 473 của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ 24/24.
>>> Tham khảo thêm: Chiến Lược Marketing Của Apple Là Gì?
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Của Shopee
-
Chiến Lược Marketing Của Shopee Giúp Chiếm Lĩnh Thị Trường TMĐT ...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Shopee 2021 - MarketingAI
-
CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 4P CỦA SHOPEE - Sagano
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing đáng để Học Hỏi Của Shopee
-
Chiến Lược Marketing Của Shopee – Cách Chiếm Lĩnh Thị Trường
-
Chiến Lược Marketing Của Shopee
-
Chiến Lược Marketing Của Shopee - Cách Shopee Tiếp Thị để Chiếm ...
-
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA SHOPEE - HÀNH TRÌNH 'LỘT ...
-
Chiến Lược Marketing Của Shopee | Bí Quyết Của Sàn Thương Mại ...
-
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA SHOPEE - Trường Doanh Nhân HBR
-
Chiến Lược Marketing Của Shopee – “Thánh Bắt Trend” - Megaon
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Shopee Tại Việt Nam
-
Chiến Lược Truyền Thông Ký Thuật Số Shopee - SlideShare
-
Những Chiến Lược Marketing đáng Học Hỏi Từ Shopee - ShopeePlus