Chiến Lược Marketing Là Gì? Các Loại Chiến Lược Marketing Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược Marketing được xây dựng trên phương diện là các giải pháp được thực hiện nhằm xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Hầu hết, các chiến lược luân phiên vận hành trong bộ máy doanh nghiệp với những kế hoạch được sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là một bản kế hoạch hoàn chỉnh với từng bước cụ thể nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
Một chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực vào những cơ hội tốt nhất có thể nhằm tăng doanh số bán hàng.
Tầm quan trọng của chiến lược Marketing
- Tăng doanh số bán hàng: Chiến lược Marketing giúp đẩy mạnh quá trình phân phối hàng hóa và dịch vụ, tạo ra lợi nhuận tốt nhất,
- Duy trì sự phát triển doanh nghiệp: Một số các chiến lược được đề xuất hướng đến nhằm duy trì cơ cấu hoạt động và định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Nghiên cứu khách hàng: Chiến lược Marketing còn được xây dựng với mục đích nghiên cứu hành vi, sở thích của khách hàng, đưa ra những phân tích nhằm phát triển thị trường.
- Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Nghiên cứu chiến lược và thực hiện vượt xa nhu cầu khách hàng, xây dựng sự trung thành giữa khách hàng và thương hiệu.
- Củng cố thị trường mục tiêu: Việc củng cố thị trường giúp giá trị của doanh nghiệp được đảm bảo với khách hàng mục tiêu hướng tới trong thị trường.
- Định vị thương hiệu: Giá trị của một doanh nghiệp được xây dựng thông qua hình ảnh thương hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các hoạt động với mục đích định vị thương hiệu doanh nghiệp với khách hàng.
Các thành phần của chiến lược Marketing
Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là điểm đích của các kế hoạch và hoạt động Marketing hướng đến. Trước khi đề xuất một chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần một thị trường mục tiêu được xác định rõ ràng. Khi doanh nghiệp càng hiểu rõ thị trường mục tiêu, các chiến lược Marketing càng có nhiều khả năng thành công.
Nắm rõ các yếu tố khơi gợi và động lực thúc đẩy, những thách thức và rào cản trong việc mua hàng của khách hàng. Sẽ giúp, chiến lược Marketing mới được vận hành hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và đạt tỉ lệ thành công cao.
Hoạt động kinh doanh
Bất kể doanh nghiệp kinh doanh về sản phẩm hoặc dịch vụ nào các chiến lược Marketing luôn hướng đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Chiến lược Marketing xây dựng bức tranh tổng thể quá trình tiếp cận, thay đổi nhận thức và thể hiện giá trị sản phẩm doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng.
Định vị giá trị
Bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào, mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt với sự cạnh tranh. Một trong những mục đích của chiến dịch Marketing là giúp doanh nghiệp nổi bật, có những điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, khẳng định giá trị và tầm ảnh hưởng trên một thị trường.
Mục tiêu
Doanh nghiệp cần đảm bảo sự phù hợp giữa chiến lược kinh doanh tổng thể và các mục tiêu Marketing. Khi các yếu tố được đảm bảo, doanh nghiệp có thể xác định và tập trung vào các hoạt động Marketing cụ thể, tỷ lệ hoàn thành mục tiêu cao.
Việc xác định mục tiêu Marketing chính xác có thể dùng làm tiêu chuẩn đánh giá cho mức độ thành công của các hoạt động tiếp thị.
Tương tác
Chiến lược tương tác nhận định chi tiết các kênh liên lạc doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với thị trường mục tiêu. Các kênh liên lạc có thể được hoạt động ngoại tuyến lẫn trực tuyến.
Xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể, chi tiết, được xác định rõ ràng giúp doanh nghiệp định hướng kế hoạch về nguồn lực và ngân sách. Các chiến lược được vận hành một cách hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng.
Các loại chiến lược tiếp thị Marketing cơ bản
Chiến lược Marketing phân khúc
Chiến lược quyết định phân khúc thị trường đã được phân loại thành 3 phân khúc: Khác biệt hóa, tập trung, đại trà.
- Khác biệt hóa: Chiến lược khác biệt hóa thường được vận hành ở mức chi phí cao, nhưng xét về hiệu quả, chiến lược giúp thỏa mãn các nhu cầu cụ thể của từng phân khúc đã lựa chọn.
- Tập trung: Chỉ một phân khúc khách hàng được lựa chọn, hoạt động chiến dịch chỉ thực hiện trên một phạm vi đã được xác định, các nghiên cứu được tập trung vào một nhóm đối tượng duy nhất.
- Đại trà: Phân khúc này thường được sử dụng cho các chiến lược bao quát, hoạt động với mục đích tiếp cận lượng lớn khách hàng trên thị trường.
Chiến lược Marketing định vị thương hiệu
Chiến lược Marketing định vị thương hiệu bao gồm việc xác định sự nhìn nhận của khách hàng đối với thương hiệu, những đặc tính doanh nghiệp định hướng xây dựng trong nhận thức người tiêu dùng.
Marketing định vị bao gồm:
- Lợi ích: Chiến lược định vị dựa trên lợi ích sản phẩm mang lại cho khách hàng.
- Chất lượng và giá cả: Định vị về chất lượng sản phẩm so kèm với những định giá khác nhau.
- Thuộc tính: Định vị sản phẩm với thuộc tính đặc trưng.
- Ứng dụng: Định vị trong cách sử dụng hay ứng dụng sản phẩm theo các phương thức hoạt động riêng biệt.
- Danh mục: Xác định vị trí hàng đầu trên một lĩnh vực.
- Đối thủ cạnh tranh: Định vị bằng quá trình so sánh với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, đây là chiến lược Marketing cổ điển.
Khái niệm về một chiến lược định vị, doanh nghiệp phải nhận định rõ các chiến lược hướng đến mục đích: định vị doanh nghiệp, định vị thương hiệu hay định vị người tiêu dùng.
Chiến lược Marketing sản phẩm
Chiến lược Marketing sản phẩm được hình thành bởi các chiến lược Marketing hỗn hợp (hay còn gọi là Marketing 4P) là những ảnh hưởng quan trọng để đạt được mục đích thương mại mà doanh nghiệp hướng đến.
Chiến lược Marketing 4P bao gồm:
- Product (sản phẩm): Phân tích về những ưu nhược điểm về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, những chức năng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Price (Giá cả): Phân tích giá cả của đối thủ cạnh tranh và đưa ra những định giá phù hợp cho doanh nghiệp.
- Place (Phân phối): Xây dựng và phát triển các kênh phân phối chủ yếu cho sản phẩm và dịch vụ. Xác định kênh phân phối chính và đẩy mạnh quá trình phân phối sản phẩm.
- Promotion (Xúc tiến): Các hoạt động xúc tiến bán hàng, các chiến lược tiếp thị sản phẩm qua các kênh Marketing truyền thống lẫn các kênh Marketing kỹ thuật số.
Đối với các ngành dịch vụ, chiến dịch Marketing hỗn hợp thường được áp dụng phân tích theo Marketing 7P, bao gồm: People (con người), Process (quy trình), Physical (cơ sở vật chất).
Chiến lược Marketing cạnh tranh
Chiến lược Marketing cạnh tranh luôn tập trung vào các hoạt động nhằm mục đích cạnh tranh với đối thủ. Khi thực hiện các chiến lược cạnh tranh, cần xác định vị trí giữa doanh nghiệp và đối thủ để đưa ra các kế hoạch tối ưu nhất.
Các trường hợp trong chiến lược Marketing cạnh tranh
- Nếu doanh nghiệp xếp trên đối thủ cạnh tranh, luôn đưa ra với mục đích duy trì vị trí.
- Nếu doanh nghiệp xếp dưới đối thủ cạnh tranh, hãy tập trung vào việc mở rộng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh.
Trong một số trường hợp, các chiến lược cạnh tranh cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi bắt đầu một chiến dịch, cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ, thị trường và cả khách hàng để được đảm bảo.
Chiến lược Marketing nội dung
Chiến lược Marketing nội dung dựa trên việc tạo ra một hệ sinh thái về các nội dung ý nghĩa, giá trị được chọn lọc thông qua kế hoạch của doanh nghiệp. Thông thường, những nội dung được xây dựng từ hoạt động doanh nghiệp, thông tin sản phẩm, các chủ đề liên quan đến lĩnh vực,…
Chiến lược Marketing khách hàng thân thiết
Chiến lược được xây dựng hướng đến nhóm khách hàng thân thiết, giúp duy trì lòng trung thành của khách hàng. Một chiến lược Marketing hiệu quả có thể lôi kéo khách hàng rời bỏ sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, giữ chân khách hàng bằng chất lượng đảm bảo và sự phục vụ chu đáo của doanh nghiệp.
Chiến lược Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp đẩy mạnh sự tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng. Quá trình tiếp xúc với khách hàng giúp doanh nghiệp có những nhận định rõ ràng hơn về doanh nghiệp, những ưu nhược điểm cần được cải thiện và phát huy, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu với công chúng.
Chiến lược Marketing kỹ thuật số
Với sự bùng nổ của kỹ thuật số, các chiến lược Marketing cũng được xây dựng phổ biến thông qua nền tảng này.
- Marketing được sử dụng được sử dụng để thu hút và chuyển đổi khách hàng một cách tự nhiên, thông qua những giá trị về mặt nội dung.
- Sử dụng mạng xã hội như một kênh bán hàng đầy tiềm năng, đẩy mạnh tương tác, kết nối với khách hàng.
- Marketing kỹ thuật số giúp khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp một cách dễ dàng, cập nhật nhanh chóng mọi tin tức, sự kiện của doanh nghiệp.
Khi sử dụng chiến lược Marketing kỹ thuật số, doanh nghiệp cần có những hoạch định rõ ràng về mục tiêu chủ yếu của chiến lược, linh động trong những phương án thực hiện và đảm bảo nguồn ngân sách phù hợp.
Một chiến lược Marketing hiệu quả được đo lường bằng mục đích chủ yếu doanh nghiệp muốn thực hiện, chẳng hạn như đo lường doanh thu, lượng tiếp cận, lượt tương tác,…
Để đảm bảo cho các chiến lược được vận hành hiệu quả và đạt được mục đích, doanh nghiệp cần có những định hướng thật chi tiết cho các kế hoạch, bám sát vào từng mục tiêu cụ thể, chuẩn bị các phương án dự phòng cho những tình huống xấu có thể ảnh hưởng đến chiến lược.
Nếu chuẩn bị cho một chiến lược Marketing nào đó, bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện để mang lại như mong muốn. Hy vọng bài viết giúp bạn định hình chi tiết cho các kế hoạch của mình.
Một số câu hỏi thường gặp về chiến lược Marketing
Doanh nghiệp nhỏ có cần lập chiến lược Marketing hay không?
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến những chiến lược Marketing để phát triển. Khi có chiến lược, doanh nghiệp sẽ định hướng mục tiêu hoạt động và nỗ lực hướng đến mục tiêu. Việc phát triển đến từ sự cố gắng hoàn thành các mục tiêu dù lớn hay nhỏ.
Chiến lược có ảnh hưởng nhiều đến ngân sách doanh nghiệp không?
Tùy vào các loại chiến lược mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Một số loại chiến lược bắt buộc sử dụng một khoản ngân sách lớn để vận hành nhưng số còn lại sẽ được thực hiện bằng các yếu tố khác.
Các chiến lược Marketing có thể vận hành cùng lúc không?
Doanh nghiệp có thể vận hành cùng lúc các chiến lược tùy vào mục đích khác nhau. Vận hành cùng lúc giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm ngân sách, các chiến lược bổ trợ cho nhau hướng đến mục tiêu.
Ảnh hưởng của các chiến lược Marketing không thành công đến doanh nghiệp như thế nào?
Ảnh hưởng của các chiến lược Marketing không thành công còn tùy thuộc vào nguồn lực và ngân sách của doanh nghiệp, phụ thuộc chủ yếu vào quy mô và kế hoạch xây dựng chiến lược của mỗi doanh nghiệp.
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Là Gì
-
Chiến Lược Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược ... - GTV SEO
-
Chiến Lược Marketing Là Gì Và Cách Thực Hiện Hiệu Quả - PI INSTITUTE
-
Chiến Lược Marketing Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Từ Cơ Bản Tới ...
-
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG MARKETING LÀ GÌ? CÁC ... - Acabiz
-
Chiến Lược Marketing Là Gì? 4 Bước Xây Dựng Chiến Lược Hiệu Quả
-
6 Chiến Lược Marketing Nổi Tiếng đến Từ Những Thương Hiệu Lớn 2022
-
Chiến Lược Marketing Là Gì Và 6 Chiến Lược Marketing Nổi Tiếng - Bizfly
-
Chiến Lược Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược Marketing ...
-
Chiến Lược Marketing Là Gì? Top Những Chiến Lược ... - 123Job
-
Chiến Lược Marketing Là Gì? Xây Dựng Chiến Lược Tiếp Thị Như Thế Nào?
-
Tổng Quát Về Chiến Lược Marketing - Dịch Vụ Thực Tập
-
7 Bước Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu Quả - Vietnix
-
Chiến Lược Marketing Là Gì? Xây Dựng Chiến Lược Marketing A-z
-
Chiến Lược Marketing Tổng Thể Là Gì ? | Vân Nguyên