Chiến Lược Thương Hiệu Là Gì Và Cách Xây Dựng Hiệu Quả - Bizfly

Mục lục [Hiện]
  1. Chiến lược thương hiệu là gì? 
  2. Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược thương hiệu? 
    1. Nhận diện sản phẩm hiệu quả hơn 
    2. Kết nối với khách hàng tối ưu 
    3. Khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh 
    4. Giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm nhanh chóng 
  3. Các thành phần cơ bản của một chiến lược thương hiệu 
    1. Nhân cách thương hiệu 
    2. Hệ thống nhận diện thương hiệu  
    3. Tên thương hiệu và slogan 
    4. La bàn thương hiệu 
  4. Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược thương hiệu thành công 
    1. Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu 
    2. Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh trên thị trường 
    3. Bước 3: Nhận định cơ hội phát triển 
    4. Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu 
    5. Bước 5: Định vị thương hiệu 
    6. Bước 6: Quản trị thương hiệu 

Trong quá trình lên kế hoạch Marketing thì xây dựng chiến lược thương hiệu chính là một trong những bước cơ bản và nhiều thách thức nhất đối với các doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong bài viết dưới đây Bizfly sẽ giúp bạn hiểu được chiến lược thương hiệu là gì. Đồng thời hướng dẫn bạn cách xây dựng chiến lược thành công và hiệu quả.

Chiến lược thương hiệu là gì? 

Chiến lược thương hiệu là cách xây dựng một kế hoạch phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mang tính chất lâu dài. Mục đích định vị thương hiệu là tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng và hoàn thành được những mục tiêu cụ thể. Nếu doanh nghiệp không xây dựng một kế hoạch thương hiệu thì rất dễ tạo ra những xung đột trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Điều này khiến cho các hoạt động trở nên không nhất quán, hình ảnh thiếu hấp dẫn và không để lại được ấn tượng đặc biệt cho khách hàng.

Chiến lược thương hiệu là gì

Chiến lược thương hiệu là gì? 

Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược thương hiệu? 

Hầu hết các doanh nghiệp đều được khuyến khích nên xây dựng cho mình một chiến lược, một kế hoạch thương hiệu bởi những lý do có thể kể tới như sau.

Nhận diện sản phẩm hiệu quả hơn 

Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ đơn giản là logo, màu sắc đặc trưng đại diện cho doanh nghiệp mà nó còn là những ấn tượng của người dùng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Vì vậy, xây dựng một kế hoạch thương hiệu sẽ giúp định vị được tên tuổi doanh nghiệp và tạo được điểm nhấn khác biệt của thương hiệu đối với khách hàng. 

Xây dựng chiến lược thương hiệu giúp nhận diện sản phẩm hiệu quả

Xây dựng chiến lược thương hiệu giúp nhận diện sản phẩm hiệu quả

Kết nối với khách hàng tối ưu 

Xây dựng được một chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng niềm tin, gắn kết những giá trị cảm xúc và truyền tải đến khách hàng những cảm xúc đó. Khi doanh nghiệp nhận được cái nhìn thiện cảm của khách hàng thì bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều công sức và chi phí cho các quảng cáo hay Kols. Mọi thứ sẽ được lan toả bởi hiệu ứng truyền miệng.

Khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh 

Mục tiêu cao nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được chính là trở thành thương hiệu yêu thích đối với khách hàng. Xây dựng chiến lược thương hiệu giúp cho sản phẩm của bạn được khác biệt hoá đồng thời hướng người dùng tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì tìm đến các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh khác.

Chiến lược thương hiệu giúp tạo ra sự khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh

Chiến lược thương hiệu giúp tạo ra sự khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh 

Giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm nhanh chóng 

Một kế hoạch thương hiệu được đánh giá là hiệu quả nếu thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải có giá trị rõ ràng và khả năng hoạt động tốt. Điều này giúp khách hàng thêm tin tưởng vào thương hiệu, từ đó doanh nghiệp sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng trung thành.

Để khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp và nhanh chóng, doanh nghiệp cần xây dựng trải nghiệm thương hiệu tích cực. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết sau: Xây dựng thương hiệu là gì và cách xây dựng thương hiệu 2022

Các thành phần cơ bản của một chiến lược thương hiệu 

Một chiến lược, kế hoạch thương hiệu sẽ bao gồm vô số các yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số thành phần cơ bản mà bạn có thể tìm hiểu.

Nhân cách thương hiệu 

Nhân cách thương hiệu bao gồm những đặc điểm nổi trội mang tính chất cá nhân của một thương hiệu. Nó sẽ được nhận dạng và duy trì bởi các đối tượng khách hàng trung thành. Đây được xem là cơ sở vững chắc để hình thành nên mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng sau quá trình trải nghiệm.

Nhân cách thương hiệu là một thành phần của chiến lược thương hiệu

Nhân cách thương hiệu là một thành phần của chiến lược thương hiệu 

Hệ thống nhận diện thương hiệu  

Những hình ảnh sống động, trực quan, thu hút và thể hiện được những thông điệp trong chiến lược mà bạn muốn truyền tải được xem là hệ thống nhận diện thương hiệu. Một hệ thống này được đánh giá là hiệu quả khi nó thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh, tính cách và định vị của thương hiệu.

Tên thương hiệu và slogan 

Tên thương hiệu và slogan được xem là người đại diện cho doanh nghiệp, vì vậy, nó phải có đầy đủ ý nghĩa nhất. Bạn có thể tạo tên thương hiệu và slogan khi nghiên cứu thị trường chuyên sâu hay khi bắt đầu một khởi đầu mới cho công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải thực sự nghiêm túc trong vấn đề này và nên cần tới một đội ngũ chuyên nghiệp để sở hữu một thương hiệu chuyên nghiệp.

Tên thương hiệu và slogan là một phần trong chiến lược thương hiệu

Tên thương hiệu và slogan là một phần trong chiến lược thương hiệu

La bàn thương hiệu 

La bàn thương hiệu là một bản định hướng giúp tạo ra cảm hứng cho doanh nghiệp trong việc giới thiệu ban đầu và xác lập mục tiêu cho thương hiệu. Đây sẽ là công cụ quan trọng trong chiến lược thương hiệu giúp dẫn lối và điều hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược thương hiệu thành công 

Để có thể xây dựng được một kế hoạch, chiến lược thương hiệu thành công thì bạn cần phải thực hiện các bước được Bizfly chia sẻ sau đây.

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu 

Khách hàng mục tiêu là nhóm các đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp nhóm tới. Bạn cần phải xác định được trong danh sách khách hàng, ai là người thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và sẵn sàng chi trả để mua nó. Có như vậy, bạn mới có thể tập trung vào việc nuôi dưỡng và đáp ứng được đối tượng này một cách tốt nhất.

Xác định khách hàng mục tiêu là bước một trong xây dựng chiến lược thương hiệu thành công

Xác định khách hàng mục tiêu là bước một trong xây dựng chiến lược thương hiệu thành công 

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh trên thị trường 

Tiếp đến, bạn cần tiến hành phân tích những ưu, nhược điểm của đối thủ đồng thời xác định được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường để có thể đưa ra được các chiến lược thương hiệu thành công. Từ những phân tích đó, bạn sẽ có thể tìm ra được mấu chốt phát triển thương hiệu, học hỏi và sáng tạo những lợi thế của đối thủ để tạo ra điểm khác biệt.

Bước 3: Nhận định cơ hội phát triển 

Xác định được những xu hướng và cơ hội phát triển của thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được những hướng đi đúng đắn nhất và phù hợp nhất với chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nắm bắt được sự thay đổi của xu hướng cũng giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi và chuyển hướng chiến lược thương hiệu để không bị lỗi thời so với các doanh nghiệp khác.

Nhận định cơ hội phát triển

Nhận định cơ hội phát triển 

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu 

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là những yếu tố thiết yếu và lâu dài giúp định hướng các hành vi của từng thành viên hoạt động trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu nếu muốn doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.

Bước 5: Định vị thương hiệu 

Trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu, định vị thương hiệu được xem là bước quan trọng nhất giúp khách hàng nhanh chóng liên tưởng đến sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn tạo được vị trí khác biệt và nổi trội hơn các đối thủ khác.

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu

Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ "Định vị thương hiệu là gì" tham khảo thêm bài viết mà Bizfly chia sẻ tại đây: Định vị thương hiệu là gì và các bước xây dựng chiến lược

Bước 6: Quản trị thương hiệu 

Để duy trì được hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thị bạn cần thực hiện bước quản trị thương hiệu. Bởi khi không thực hiện việc quản trị thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng trở nên mờ nhạt trong nhận thức của khách hàng. 

Trên đây là toàn bộ những nội dung hữu ích về chiến lược thương hiệu mà Bizfly muốn chia sẻ đến bạn. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện điều này để có thể định hướng được chính xác những hoạt động của mình trong tương lai đồng thời để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của người dùng.

Các câu hỏi thường gặp:

  • Vì sao lại cần phải có một chiến lược thương hiệu? Chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định và phát triển giá trị của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, nó còn giúp tăng tính nhận diện, xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng.
  • Cách thức đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược thương hiệu? Các tiêu chí để đo lường vàđánh giá tính hiệu quả của một chiến lược thương hiệu bao gồm tỷ lệ nhận diện thương hiệu, tỷ lệ khách hàng mới, phản hồi từ khách hàng, khách hàng trung thành và lợi nhuận mang lại.
  • Để tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo thì cần làm gì? Để tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ thì mọi người cần phải xác định điểm độc đáo của riêng mình và tập trung vào những giá trị cốt lõi mà mình muốn gửi gắm đến khách hàng. Các yếu tố quan trọng cần quan tâm là: khách hàng mục tiêu, giá trị cốt lõi, thông điệp truyền thông, hình ảnh thương hiệu...
  • Làm cách nào để duy trì và phát triển chiến lược thương hiệu? Để truy trì và phát triển chiến lược thương hiệu thành công thì mọi người cần tập trung vào các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và lợi ích mang lại cho khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để phát triển các chiến lược phù hợp hơn.

Từ khóa » Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Thương Hiệu