Chiến Lược Truyền Thông Là Gì? 4 Bước Xây Dựng Chiến Lược Truyền ...
Có thể bạn quan tâm
Sự phát triển của các kênh truyền thông đa phương tiện đã và đang thôi thúc nhiều doanh nghiệp tìm hiểu về chiến lược truyền thông như là một giải pháp hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Vậy chiến lược truyền thông là gì? Làm sao để xây dựng một chiến lược truyền thông? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
- Chiến lược truyền thông là gì?
- Mục đích của chiến lược truyền thông
- Định vị thương hiệu
- Rút ngắn chu kỳ bán hàng
- Cách xây dựng chiến lược truyền thông trong marketing
- Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
- Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông
- Bước 3: Xây dựng thông điệp cho chiến lượng truyền thông
- Bước 4: Đo lường và đánh giá hiệu quả
Chiến lược truyền thông là gì?
Chiến lược truyền thông là gì? Đây là nơi tổng hợp các phương pháp và cách thức dùng truyền thông để tiếp cận khách hàng mục tiêu nhằm cung cấp các thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến với khách. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ và thôi thúc khách thực hiện hành động mua sắm.
Mục đích của chiến lược truyền thông
Chiến lược marketing truyền thông sẽ mang đến rất nhiều lợi ích về ngắn hạn lẫn dài hạn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có định hướng đúng đắn trong quá trình vận hành chiến dịch kinh doanh. Vậy mục đích thật sự của chiến lược truyền thông là gì?
Định vị thương hiệu
Một chiến lược truyền thông bài bản và chuyên nghiệp là phương tiện tuyệt vời để xây dựng thương hiệu.
Việc triển khai chiến lược truyền thông qua các kênh truyền thông đa phương tiện sẽ giúp thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Để khi có nhu cầu, khách sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp phân phối.
Một khi đã định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng, một mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp sẽ được tạo dựng. Khách cần sản phẩm/dịch vụ thì cứ tìm đến doanh nghiệp cung cấp, còn doanh nghiệp sẽ có một lượng khách hàng trung thành nhất định để đảm bảo cho doanh thu của mình.
Rút ngắn chu kỳ bán hàng
Mục tiêu thứ hai của chiến lược truyền thông là gì? Đó chính là rút ngắn chu kỳ bán hàng để giúp nhân viên sale tối ưu quá hiệu quả trong quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, kết hợp với các phòng ban marketing để tìm ra phương pháp rút ngắn chu kỳ bán hàng. Đây là một quá trình mang tính chiến thuật và đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.
Cách xây dựng chiến lược truyền thông trong marketing
Như vậy phần thông tin ở trên đã giúp bạn có những hiểu biết sơ lược về chiến lược truyền thông. Vậy cách xây dựng một chiến lược truyền thông là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Muốn triển khai thành công một chiến lược truyền thông thì trước tiên bạn cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình để sử dụng chiến lược tiếp thị và phương tiện truyền thông phù hợp.
Bạn có thể dựa trên các yếu tố nhân khẩu học để xây dựng nên bức chân dung khách hàng. Bao gồm: độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen mua hàng, mong muốn và nhu cầu,….
Làm tốt bước đi đầu tiên này sẽ mở ra cơ hội thành công cao cho chiến lược truyền thông. Bước đi quan trọng tiếp theo của quá trình lập chiến lược truyền thông là gì?
Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông
Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định và đề ra những mục tiêu truyền thông để làm kim chỉ nam giúp cho việc triển khai chiến lược truyền thông đi đúng hướng.
Những mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp thường là xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh sản phẩm/dịch vụ, định vị thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ trong lòng khách hàng, số lượng khách hàng trung thành tại một thời điểm (tháng/quý/năm)…
Bước 3: Xây dựng thông điệp cho chiến lượng truyền thông
Cách xây dựng thông điệp độc đáo cho chiến lược truyền thông là gì? Đó chính là dựa trên những nghiên cứu, phân tích của doanh nghiệp về thói quen truyền thông của khách hàng mục tiêu và dựa trên thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Một thông điệp thể hiện những nỗ lực và giá trị của doanh nghiệp có thể được truyền tải bằng nhiều hình thức khác nhau tùy vào chiến lược và khả năng của doanh nghiệp. Chẳng hạn như truyền hình, báo chí, email, internet, poster, banner,…
Bước 4: Đo lường và đánh giá hiệu quả
Việc đo lường và đánh giá khi triển khai chiến lược truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp xác định mức độ hiệu quả của chiến lược, đồng thời xác định rủi ro về tiến độ thực hiện mục tiêu hay chi phí để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Như vậy thông qua bài viết này, TMS Digital Marketing đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc “Chiến lược truyền thông là gì?” và cách để xây dựng một chiến lược truyền thông bài bản, chuyên nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!
Xem thêm:
Hướng dẫn phân biệt marketing sản phẩm và dịch vụ đơn giản nhất
Từ khóa » Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông
-
Chiến Lược Truyền Thông Là Gì? 7 Bước Xây Dựng Chiến ...
-
Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông Hiệu Quả
-
Chiến Lược Truyền Thông Là Gì? 7 Bước Xây Dựng Chiến ... - Vũ Digital
-
7 Bước Phát Triển Chiến Lược Truyền Thông Hiệu Quả | 1134
-
8 Bước Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông Trên Internet
-
5 Bước Xây Dụng Chiến Lược Truyền Thông đánh đâu Thắng đó Trên ...
-
7 Bước Tạo Ra Chiến Lược Truyền Thông Hiệu Quả - Len Nguyễn Media
-
Chiến Lược Truyền Thông: Khái Niệm Và 3 Bước Xây Dựng Hiệu Quả
-
Các Bước Phát Triển Chiến Lược Truyền Thông Hiệu Quả.
-
Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông
-
Các Bước Xây Dựng Kế Hoạch Truyền Thông Hấp Dẫn - JIDO Digital
-
6 Bước Tạo Nên Một Chiến Lược Truyền Thông Marketing Tích Hợp ...
-
CÁCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ
-
7 Bước Cơ Bản Xây Dựng Một Chiến Dịch Social Media Marketing ...