Chiến Lược Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng Trong 5 Bước
Có thể bạn quan tâm
Bạn có biết rằng, khi cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng ngày càng gay gắt thì thương hiệu tuyển dụng đã và đang trở thành một làn gió mới.
Không chỉ tạo nên nét độc đáo cho doanh nghiệp, thương hiệu tuyển dụng còn góp phần rất lớn để xây dựng một quá trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả. Vậy nên giờ là lúc các công ty, doanh nghiệp nên nghiêm túc lên kế hoạch để xây dựng một thương hiệu tuyển dụng riêng cho mình.
Vậy nhà tuyển dụng nên bắt đầu từ đâu và có quá khó để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hay không? Câu trả lời sẽ được Testcenter bật mí trong bài viết này.
Thương hiệu tuyển dụng là gì?
Chúng ta thường lặp đi lặp lại khái niệm thương hiệu tuyển dụng, vậy rốt cuộc, thương hiệu tuyển dụng là gì và tại sao chúng ta nên tập trung xây dựng thương hiệu tuyển dụng? Đây là điều mà một khi nắm vững, nhà tuyển dụng mới có được một kế hoạch đúng đắn để xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công.
Thương hiệu tuyển dụng (Employer branding) được hiểu là uy tín thương hiệu công ty dưới tư cách là nhà tuyển dụng, thay vì tên tuổi của một doanh nghiệp trên thị trường. Đó còn là danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt các ứng viên.
Đã hơn 30 năm kể từ khi thuật ngữ thương hiệu tuyển dụng xuất hiện lần đầu tiên, các tập đoàn lớn như Unilever, Shell hay P&G,.. hay ở Việt Nam là FPT, Vingroup, Sungroup,.. đã chú trọng xây dựng bài bản thương hiệu của họ với tư cách là nhà tuyển dụng trên thị trường tuyển dụng, giống như họ đã làm để xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường tiêu dùng truyền thống.
Vậy đâu là lý do mà các doanh nghiệp luôn tích cực vào việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Testcenter xin tóm tắt 3 lý do chính:
- Tiết kiệm thời gian, chi phí tuyển dụng: Không có gì phải bàn cãi, một khi đã xây dựng được một thương hiệu tuyển dụng vững mạnh, thì doanh nghiệp của bạn sẽ tự khắc vào guồng. Quy trình tuyển dụng sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, khi mà các tiêu chí đánh giá ứng viên trong tuyển dụng, bài test tuyển dụng hay cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn,… mọi thứ đều đã được xây dựng rõ ràng. Công ty sẽ tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí quảng cáo, đồng thời người phụ trách nhân sự không mất thời gian lọc các ứng viên không đạt yêu cầu. Chi phí và thời gian tuyển dụng cũng vì thế mà được cắt giảm đáng kể
- Thu hút nhân tài: Thương hiệu tuyển dụng giờ đây đóng vai trò như chất xúc tác, doanh nghiệp của bạn sẽ tự động có sức hút, lôi kéo ứng viên tham gia ứng tuyển nhiều hơn khi mở đợt tuyển dụng các vị trí việc làm mới nhất. Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn chất lượng hơn, thu hút được những ứng viên tài năng và phù hợp.
- Giữ chân đội ngũ nhân viên hiện tại: Có một nguyên tắc bất biến, bạn giữ chân người tài càng lâu, bạn càng tiết kiệm được nhiều chi phí vào quá trình quảng cáo – tuyển dụng – đào tạo.
5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Chỉ cần một cú click trên internet là chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều quy trình để xây dựng thương hiệu tuyển dụng, với nhiều bước khác nhau. Việc lựa chọn làm theo quy trình nào còn tùy thuộc vào chính doanh nghiệp, vào mục tiêu, vào hiện trạng doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là quy trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng 5 bước mà TopCv cho rằng đơn giản và dễ thực hiện cho bất kỳ doanh nghiệp thuộc bất kỳ ngành nghề nào.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Mọi kế hoạch sẽ không thể rõ ràng nếu thiếu đi mục tiêu. Vậy nên để tạo dựng một thương hiệu tuyển dụng đáng tin cậy và hiệu quả, trước hết người làm tuyển dụng (HR Manager) cần phải nhìn nhận lại hình ảnh của doanh nghiệp mình hiện tại, như: môi trường làm việc, năng lực lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và cơ chế đãi ngộ,… Nên đánh giá toàn diện cả trong và ngoài doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát.
Khi đánh giá các nguồn nội bộ, chúng ta nên lưu ý những tiêu chí như:
- Khảo sát ý kiến nhân viên
- Phỏng vấn ý kiến định kỳ của nhân viên mới
- Phỏng vấn nhân viên nghỉ việc….
Còn khi đánh giá các nguồn bên ngoài, bạn cũng nên tham khảo các tiêu chí như:
- Thực hiện khảo sát đại trà với người lao động nói chung
- Theo dõi sự đánh giá trên mạng xã hội…
Bước 2: Xác định EVP
Sau đó, là tới bước xác định EVP của chính doanh nghiệp. Vậy EVP là gì ?
EVP (Employee Value Propositions) là khái niệm cơ bản trong Thương hiệu tuyển dụng, có thể được hiểu là các đặc trưng, lợi ích của doanh nghiệp nhằm khuyến khích ứng viên ứng tuyển hoặc tạo động lực gắn kết lâu dài cho nhân viên hiện tại.
Một Employer Brand phải thuyết phục được ứng viên rằng doanh nghiệp đó là một môi trường làm việc tuyệt vời. Và để định nghĩa được “một môi trường làm việc tuyệt vời” là như thế nào – hay chính là xác định các EVP – đòi hỏi sự thấu hiểu nội bộ sâu sắc. Thông qua việc tham khảo cả nguồn trong và ngoài doanh nghiệp ở bước đầu tiên.
Bước 3: Xác định các kênh để truyền bá thương hiệu
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, có rất nhiều kênh để truyền bá thương hiệu. Chúng ta có thể tham qua một số kênh hữu hiệu như sau:
Chọn đúng kênh truyền thông khi làm thương hiệu tuyển dụng
- Qua hình ảnh: Đây có thể các bức ảnh chụp, video về doanh nghiệp, ghi lại các khoảnh khắc của nhân viên công ty, một vài hoạt động nội bộ, hình ảnh của công ty tại một số sự kiện,… Việc đăng tải hình ảnh này lên các phương tiện truyền thông như: fanpage, Blog, báo chí, quảng cáo ngoài trời… sẽ khiến ứng viên tin tưởng và sẽ tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn
- Xây dựng trang tuyển dụng riêng: Trong cách mạng công nghiệp 4.0 có khoảng 80% người lao động tìm kiếm các cơ hội việc làm qua internet, và phần lớn đều sở hữu ít nhất một tài khoản mạng xã hội cho công việc cũng như các mục đích cá nhân. Vì vậy đây là lý do doanh nghiệp bạn phải xây dựng một trang tuyển dụng chuyên nghiệp, có thể là landing page tuyển dụng, fanpage, hồ sơ công ty (company profile) tại topcv.vn, blog.topcv.vn/, insider.tophr.vn, testcenter.vn…và phải đảm bảo các tiêu chí dưới đây để tối đa hoá trải nghiệm cho ứng viên:
- Kêu gọi sự chia sẻ từ nhân viên: Việc Referral Recruitment (phương pháp sử dụng mạng lưới xã hội làm phương tiện tuyển dụng nhân viên cho tổ chức thay vì đăng tuyển trên các website tìm việc làm hay báo chí) ứng viên được coi là cách tuyển dụng hiệu quả nhất nhờ chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ứng viên luôn cao. Một chương trình thúc đẩy hoạt động giới thiệu ứng viên nội bộ được xây dựng chặt chẽ, gắn liền với văn hóa và chính sách công ty sẽ không chỉ giúp công ty thu được nguồn ứng viên lớn, mà cũng đồng thời phủ sóng hình ảnh doanh nghiệp.
Bước 4: Tối ưu hóa trải nghiệm ứng viên
Nên nhớ, mọi nền tảng mà bạn xây dựng đều nhằm mục đích cuối cùng là để tuyển dụng nhân sự hiệu quả, vậy nên hãy làm mọi thứ thật đơn giản, dễ hiểu, dễ tương tác.
Ví dụ nếu bạn xây dựng trang web tuyển dụng, hãy tham khảo Top 10 website tuyển dụng lớn nhất Việt Nam, hãy thiết kế giao diện thật thân thiện, nền tảng tương thích với mobile, các bước liên hệ với doanh nghiệp cũng phải trực quan. Các thông tin như: các tiêu chí đánh giá ứng viên trong tuyển dụng, cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn hay bài test tuyển dụng mà bạn thể hiện trên trang cũng phải thật đơn giản, tránh trường hợp ứng viên thấy rối rắm, có những đánh giá sai về doanh nghiệp của bạn. Từ đó, quá trình tuyển dụng không đạt được những mục tiêu như kỳ vọng.
Bước 5: Đánh giá và đo lường
Nghe có vẻ “khó nhằn”, nhưng nếu không thực hiện bước này, bạn sẽ không đánh giá được sự hiệu quả của thương hiệu tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cũng nên kiểm tra và đo lường các chiến lược Employer Branding của mình thông qua những tiêu chí phù hợp như:
- Phản hồi và xếp hạng: Hãy thường xuyên kiểm tra phản hồi và xếp hạng trên trang fanpage của doanh nghiệp cũng như các diễn đàn đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng (chẳng hạn như Best Place To Work).
- Tỷ lệ giữ chân nhân tài: Tỷ lệ giữ chân nhân tài sẽ chỉ ra cho doanh nghiệp biết được chất lượng môi trường làm việc của mình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một thương hiệu nhà tuyển dụng bền vững có thể tăng 28% tỷ lệ giữ chân nhân tài.
- Nguồn tuyển dụng: Theo dõi các nguồn tuyển dụng để tìm hiểu ứng viên của bạn tiếp cận doanh nghiệp từ đâu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định được ưu thế và nơi cần đặt nỗ lực Employer Branding của mình.
- Sự hài lòng của nhân viên: Một thương hiệu tuyển dụng đúng nghĩa được đánh giá dựa trên văn hóa lành mạnh và sự hài lòng của đội ngũ nhân viên. Vì vậy, việc đo lường sự hài lòng của nhân viên trong tất cả các nhóm và phòng ban là điều cần thiết.
Kết luận
Cuối cùng, dù làm gì thì doanh nghiệp cũng nên xuất phát từ sự chân thực. Đừng chạy theo sự PR quá đà, mà đánh mất đi những giá trị cốt lõi nhất của doanh nghiệp bạn. Trên đây là những gợi ý xây dựng thương hiệu tuyển dụng từ Testcenter, hy vọng rằng các công ty, doanh nghiệp sẽ rút ngắn được thời gian khi lên kế hoạch công việc cho năm mới 2021.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter
Từ khóa » Các Bước Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng
-
Các Bước Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng: Không Quá Khó để Bắt ...
-
Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng: Quy Trình 8 Bước Chi Tiết - VNCMD
-
Quy Trình 10 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng Uy Tín
-
5 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng Hiệu Quả - FreeC Blog
-
Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng: Hướng Dẫn Từ A đến Z - Tanca
-
Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng: 5 Lưu ý Xây Dựng Hiệu Quả - Fastdo
-
10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN ...
-
Từng Bước Xây Dựng Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng (Employer ...
-
4 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng - NIC
-
THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG: 8 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG ...
-
Các Bước Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng: Không ...
-
4 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG
-
Employer Branding Là Gì? 5 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng ...
-
6 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Trên Mạng Xã Hội