CHIẾN LƯỢC XÂY THƯƠNG HIỆU VÀ QUY TRÌNH ĐỂ XÂY DỰNG ...

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà người người nhà nhà nhắc đến “khởi nghiệp”. Mỗi năm Việt Nam có hàng ngàn các startup được ra đời với những ý tưởng độc đáo, hy vọng có thể đi vào thực tiễn và tạo ra giá trị cho xã hội. Và có thể nói, kỷ nguyên của Digital đã góp phần không nhỏ biến ước mơ của những người khởi nghiệp trở thành sự thật.

Sự cạnh tranh khốc liệt trên môi trường Internet khiến cho bài toán xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Một trong những yếu tố thành công tiên quyết của các startup hoặc SME trong việc xây dựng thương hiệu từ con số 0 đó chính là chọn lựa một thị trường ngách phù hợp.

Có một điều không thể phủ nhận rằng: Thương hiệu giành được sự tin tưởng, yêu thương của khách hàng và công chúng chính là tài sản có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp.

Theo khảo sát của Nielson, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng.

Những doanh nghiệp nhỏ thực sự sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc “đua” về quy mô khách hàng và ngân sách marketing với các ông lớn trong ngành. Họ chỉ còn duy nhất một vũ khí để đối chọi trong cuộc chiến thương trường không khoan nhượng: Thương hiệu.

Thương hiệu – một khái niệm trừu tượng – không đơn giản chỉ là chiếc logo hay vài ba chiến dịch quảng cáo, nó còn rộng hơn vậy. Làm sao để từng bước phát triển giá trị thương hiệu không phải là một công việc đơn giản, có thể thực hiện một sớm một chiều.

Hãy cùng MOVAD tìm hiểu làm thế nào để doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu thành công.

Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?

Trước khi tìm hiểu phương pháp xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần nhận biết rõ thế nào là chiến lược xây dựng thương hiệu (brand building) trong doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản, chiến lược xây dựng thương hiệu chính là việc sử dụng các chiến lược và kế hoạch marketing để thúc đẩy quá trình nhận biết của khách hàng liên quan tới thương hiệu. Mục tiêu của các doanh nghiệp ở đây là cần phải tạo dựng sự độc đáo và khác biệt của thương hiệu đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Trong kỷ nguyên mới của Internet, doanh nghiệp cần phải áp dụng những chiến lược sau để xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình, gồm:

  • Nâng cao trải nghiệm của khách hàng Online (giao diện website).
  • SEO & Content marketing.
  • Marketing trên nền tảng mạng xã hội.
  • Email marketing.
  • SEM (PPC).

Quy trình 10 bước xây dựng thương hiệu thành công

Giờ chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu chi tiết 10 bước để doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu thành công”

1. Xác định đối tượng khách hàng trọng tâm

Nền tảng của một thương hiệu thành công, đó chính là dành được sự ủng hộ từ những khách hàng trọng tâm – đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ tập trung và đầu tư sức lực nhiều nhất để giữ gìn và mở rộng phát triển.

Rõ ràng một điều, thương hiệu của bạn sẽ chẳng thế nào bao quát 100% toàn bộ khách hàng trong một thị trường. Tiền của và sức lực không thể cáng đáng được một thế giới phân mảnh với nhiều đối tượng có tính cách khác nhau.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp thông minh thường thực hiện đánh chiếm vào thị trường ngách, thu hẹp phạm vi đối tượng “thượng đế” mình phục vụ, liệt kê toàn bộ những đặc tính mà họ có, và truyền tải toàn bộ thông điệp phù hợp tới họ.

Chìa khóa trong việc định hình chân dung khách hàng thành công đó chính là: Càng cụ thể càng tốt. Bạn cần xây dựng buyer personas (bản chân dung của khách hàng) cho thương hiệu. Dưới đây mà một số yếu tố bắt buộc phải có trong bảng danh sách này:

  • Tuổi.
  • Giới tính.
  • Địa điểm (sinh sống).
  • Thu nhập.
  • Trình độ học vấn

Sâu hơn, ta sẽ có những yếu tố cụ thể như:

  • Mục tiêu (của họ trong cuộc sống và công việc).
  • Động lực.
  • Người / sự việc truyền cảm hứng tới họ.
  • Thương hiệu sản phẩm họ đang gắn kết.

Nhận biết được những đặc điểm này, bạn hoàn toàn có thể phát huy thế mạnh của mình, tận dụng những cơ hội ngoài thị trường, đưa ra những chiến lược và nỗ lực marketing chuẩn chỉ, đánh trúng mục tiêu đã đề ra từ đầu. Hiểu người hiểu ta, trăm trận trăm thắng.

2. Thiết lập sứ mệnh của thương hiệu

Doanh nghiệp của bạn đã bao giờ nghĩ đến việc xây dựng và thiết lập sứ mệnh – brand mission statement. Cụ thể hơn, bạn cần diễn tả một cách cụ thể điều mà doanh nghiệp mong muốn khát khao trở thành nhất trong tương lai. Trước khi muốn khách hàng tin tưởng mình, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu giá trị mà họ mong muốn đem lại cho họ.

Từng đặc điểm một: từ logo, slogan, tính cách, cho đến những hoạt động thường nhật, tất cả đều phải nhất quán với sứ mệnh mà doanh nghiệp đã thiết lập từ trước.

Khi khách hàng hỏi bạn, doanh nghiệp đang thực hiện những công việc gì, hãy trả lời họ bằng sứ mệnh mà bạn đã thiết lập từ thuở khai khẩn “đất hoang”.

Nike nổi tiếng với khẩu hiệu “Just Do It”, tuy nhiên ít ai biết được sứ mệnh của thương hiệu Nike chính là: “Truyền cảm hứng và động lực sáng tạo tới mọi vận động viên trên toàn thế giới”. Sự vận động và sáng tạo chính là kim chỉ nam để phấn đấu, giúp những người làm việc trong lĩnh vực thể thao có thể tiến những bước tiến mạnh mẽ về phía trước.

3. Khảo sát thương hiệu trong thị trường

Bạn sẽ chẳng thể nào có đủ tiềm lực để bắt chước những chiến dịch triệu đô từ những thương hiệu lớn. Điều gì làm nên sự khác biệt và nổi bật của bạn trước những ông lớn?

Hãy tập trung làm một bản khảo sát về đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn trong thị trường. Tìm hiểu xem làm thế nào để họ xây dựng được sức mạnh trong thương hiệu của họ.

Chìa khóa để nổi bật, đó chính là sự khác biệt hóa. Nhận biết chiến lược của đối thủ chính là cách để bạn đối phó với đối thủ, sáng tạo và tạo sự khác biệt.

Thiết lập bảng khảo sát thương hiệu đối thủ

Vì khảo sát đối thủ là một bước quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những công cụ bổ trợ để thiết lập bảng khảo sát. Thông qua Google Docs, Excel, bạn đã có được một bảng thống kê chi tiết tất tần tật những gì cần có.

Bạn cần trả lời một số câu hỏi căn nguyên như:

  • Đối thủ có sự đồng nhất về thông điệp truyền tải, và các yếu tố hình ảnh trực quan trong các kênh marketing của mình không?
  • Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ như thế nào?
  • Bạn đã từng đọc qua những review về sản phẩm của đối thủ chưa? Nó được đánh giá như thế nào?
  • Phương thức truyền thông của đối thủ cho sản phẩm của mình là gì? Cả online và offline?

Doanh nghiệp chọn ra từ 2 – 4 đối thủ, đưa ra bản so sánh và tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm và chiến lược cho chính thương hiệu của mình.

4. Nhấn mạnh tới các lợi ích mà thương hiệu bạn đem lại cho khách hàng

Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp cũng giống như việc doanh nghiệp chào bán sản phẩm của mình tới khách hàng vậy. Bạn cần phải đem hết mọi tinh hoa và lợi ích của sản phẩm mình đem lại tới khách hàng.

Hãy nói những gì khách hàng cần nghe – những giá trị mà sản phẩm có thể đem lại tới khách hàng (thứ mà khách hàng sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm), không phải chỉ đơn thuần là liệt kê tính năng của chúng.

5. Tạo dựng Logo và Slogan cho thương hiệu

Thứ đập vào mắt của khách hàng đầu tiên không phải là sứ mệnh của thương hiệu, mà chính lại là logo và bộ nhận diện thương hiệu.

Thực vậy, điều thú vị nhất đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, đó chính là việc thiết kế logo và tạo câu Slogan.

Dù thú vị, nhưng đây không phải là công việc đơn giản. Việc thiết kế và tạo dựng Slogan  đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những chuyên gia hỗ trợ. Nếu gặp khó khăn trong hoạt động này, bạn đừng ngại ngần sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thiết kế logo thương hiệu từ các Agency.

Lưu ý, Logo và bộ nhận diện thương hiệu cần phải lưu tâm tới những thành tố như:

  1. Ý nghĩa và ứng dụng của Logo
  2. Tông màu.
  3. Typography
  4. Thiết kế icon.
  5. Ứng dụng hình ảnh
  6. Các yếu đề liên quan tới thiết kế web.

6. Xây dựng tính cách đại diện cho thương hiệu

Khách hàng chỉ cảm thấy thân thuộc và tin tưởng một thương hiệu có tính cách và phẩm chất liên quan tới họ. Đó là lý do vì sao bạn cần phải xây dựng tính cách cho thương hiệu của mình. Thậm chí bạn cần phải truyền tải tính cách ấy vào trong những văn bản truyền thông của thương hiệu mình tới công chúng. Bạn nên cân nhắc những yếu tố như:

  • Cách sử dụng đại từ nhân xưng trong truyền thông
  • Chia sẻ những hình ảnh/clip hậu trường đằng sau những chiến dịch quảng cáo.
  • Chia sẻ những trải nghiệm sử dụng sản phẩm thật của khách hàng.
  • Sử dụng yếu tố cảm xúc trong các ấn phẩm quảng cáo (vui nhộn, xúc động,…).

7. Xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải

Mỗi thương hiệu khi xây dựng và phát triển cần phải định hình cho mình những tính cách và phẩm chất riêng biệt. Khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi giao tiếp với một con người có đầy đủ những tính cách và phẩm chất đặc thù, chứ không phải giao tiếp với một cái máy vô hồn, không hơn không kém.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải định hình cho mình sẵn thông điệp rõ ràng mà họ muốn truyền tải tới khách hàng. Thông điệp có ý nghĩa này sẽ theo doanh nghiệp đi xuyên suốt tất cả các chiến dịch và nỗ lực marketing của doanh nghiệp trong tương lai.

Thông điệp này nên bao gồm các yếu tố như:

  • Doanh nghiệp của bạn là ai?
  • Bạn cung cấp những sản phẩm / dịch vụ nào?
  • Điều mà bạn mong muốn được cống hiến cho xã hội và cộng đồng là gì thông qua sản phẩm / dịch vụ?
  • Doanh nghiệp của bạn quan tâm tới đối tượng nào trong xã hội và cộng đồng?

Quan trọng hơn cả, thông điệp bạn muốn truyền tải cần phải đơn giản, ngắn gọn và xúc tích nhất có thể. Có như vậy, khách hàng mới hiểu bạn đang cố gắng truyền đạt thông điệp gì.

8. Tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm với khách hàng

Bạn cần phải truyền tải linh hồn của thương hiệu lên mọi điểm chạm giữa thương hiệu với khách hàng

Như, vừa bước chân vào văn phòng, khách hàng và đối tác đã thấy logo và màu sắc bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn ở khắp mọi nơi. Nhân viên ai cũng mặc đồng phục có in logo của doanh nghiệp. Khách hàng vừa mua một chiếc áo của thương hiệu, nhân viên nhanh chóng gói chiếc áo vào cái túi cho in logo của doanh nghiệp.

9. Sự chân thành, đồng điệu và nhất quán

Điều quan trọng nhất khi doanh nghiệp của bạn xây dựng thương hiệu của chính mình, đó chính là sự nhất quán trong các ấn phẩm thương hiệu.

Mọi phát ngôn, thông điệp của doanh nghiệp phải nhất quán, và đặc biệt nhất quán với sứ mệnh lớn mà doanh nghiệp đã đề ra ngay từ đầu. Sự thiếu thống nhất có thể khiến khách hàng cảm thấy khó mà thấu hiểu trước hình ảnh mà doanh nghiệp bạn đã vẽ ra, từ đó sinh ra sự thiếu tin tưởng và mất lòng tin từ họ.

10. Bạn phải là người hiểu rõ thương hiệu của mình nhất

Không ai trên thế giới này có thể hiểu được thương hiệu này rõ như bạn. Chính bạn chứ không ai khác, sẽ là người lan truyền sứ mệnh, thông điệp và các hoạt động thương nhật của doanh nghiệp.

Khi tuyển dụng nhân lực từ bên ngoài, bạn phải đảm bảo rằng những con người ấy phải thích hợp và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp mà bạn đã xây dựng và phát triển. Có như vậy mọi sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp bạn liên quan đến thương hiệu mới có được sự đồng điệu và nhất quán như tiêu chí số 9 bên trên.

Trên đây là tóm tắt 10 bước để doanh nghiệp bạn có thể xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả và thành công. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ là kim chỉ nam giúp thương hiệu của bạn vững bước trên thương trường đầy sự cạnh tranh và kèn cựa khốc liệt ngoài kia.

Từ khóa » Mở Thương Hiệu Riêng