Chiến Thắng Đồng Xoài - đập Tan Chiến Lược “chiến Tranh đặc Biệt ...

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Tổ chức Bộ máy
    • Chức năng, nhiệm vụ
  • TUYÊN TRUYỀN
    • ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN
    • TUYỀN TRUYỀN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
    • TUYÊN TRUYỀN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
    • PHỐI HỢP TUYÊN TRUYỀN
  • LÝ LUẬN - VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐẢNG
    • LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
    • VĂN HÓA - VĂN NGHỆ
    • LỊCH SỬ ĐẢNG
  • THÔNG TIN - KHOA GIÁO
    • KHOA GIÁO
    • BÁO CÁO VIÊN
    • ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC
  • Liên hệ
Chiến thắng Đồng Xoài - đập tan chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ Import 2021-09-19T09:40:25+07:00 http://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/ly-luan-van-hoa-lich-su-dang/chien-thang-dong-xoai-dap-tan-chien-luoc-chien-tranh-dac-biet-cua-my-265.html http://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/uploads/news/2021_09/image-20210919093931-1.jpeg Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước Chủ nhật - 19/09/2021 09:40 10.402 0 Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi của Chiến dịch Đồng Xoài (từ tháng 5 đến 7-1965) không chỉ góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, đánh dấu bước trưởng thành mới về trình độ tổ chức chuẩn bị chiến dịch, tác chiến tập trung, khả năng hiệp đồng trong tác chiến vận động của các lực lượng vũ trang miền Nam mà còn để lại những bài học quý có ý nghĩa đặc biệt trong thực tiễn sau này. Đầu năm 1965, sau chiến dịch Bình Giã, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ có nguy cơ thất bại trên chiến trường miền Nam dẫn đến sự sa sút trầm trọng về tinh thần, ý chí trong quân đội Sài Gòn. Để cứu vãn tình thế, tháng 3-1965, Mỹ lần lượt đưa quân viễn chinh và đồng minh vào thực hành chiếm đóng một số khu vực quan trọng có giá trị về mặt chiến lược nhằm tạo ra thế chiến lược mới để giành quyền chủ động trên chiến trường. Tại Đồng Xoài, địch tổ chức thành căn cứ xuất phát của cuộc hành quân càn quét, đánh phá các căn cứ của ta dọc biên giới Việt Nam-Campuchia. Nhiệm vụ của ta lúc này là phải nhanh chóng thực hiện thêm những đòn đánh tiêu diệt, làm cho đối phương suy sụp hơn nữa. Bước sang mùa hè năm 1965, Trung ương Cục và Quân ủy Miền chủ trương, Trung ương Cục, Quân ủy Miền quyết định mở chiến dịch Đồng Xoài nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch, hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh chiến tranh du kích, nổi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng trên địa bàn hai tỉnh Phước Long, Bình Long và phía bắc tỉnh Bình Dương, đồng thời phối hợp cùng địa bàn bốn tỉnh Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa. Cán bộ Bộ tư lệnh chiến dịch Đồng Xoài vượt sông vào vị trí tập kết chiến dịch. (ảnh tư liệu) Lực lượng tham gia chiến dịch Bình Giã gồm 3 trung đoàn bộ binh Miền (271, 272, 273), Tiểu đoàn 840 Quân khu 10 cùng lực lượng vũ trang địa phương. Dân quân du kích ở các tỉnh Phước Long, Bình Long có nhiệm vụ tham gia mở màn chiến dịch. Nhân dân Phước Long, Đồng Xoài, Bù Nho, Phú Riềng, Thuận Lợi thu mua và đóng góp hàng trăm tấn lúa, gạo, hàng ngàn gốc mì; tham gia hàng chục ngàn ngày công để gùi tải đạn dược, thuốc men, lương thực, đường sữa… dự trữ cho chiến dịch. Trung ương Cục quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm: Tư lệnh Lê Trọng Tấn, Chính ủy Trần Độ, Phó Tư lệnh Hoàng Cầm và Tham mưu trưởng Nguyễn Thế Bôn. Về phía đối phương địch: Ở khu vực Đồng Xoài và hai tỉnh Bình Long, Phước Long (Đông Nam Bộ), địch có 9 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn biệt động, 1 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn và 7 đại đội bảo an, 21 đại đội biệt kích, 1 chi đoàn thiết giáp. Lực lượng này đang tiến hành chương trình bình định nông thôn tại đây, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ. Ngày 11-5-1965, mở màn chiến dịch, quân ta đồng loạt tiến công vào thị xã và Tiểu khu Phước Long, Chi khu Phước Bình. Chỉ trong một ngày, ta chiếm nhiều mục tiêu của Tiểu khu Phước Long, tiêu diệt Chi khu Phước Bình, làm chủ một vùng rộng lớn xung quanh thị xã Phước Long. Quân ta bố trí lực lượng, sẵn sàng đánh phản kích. Lực lượng tỉnh Phước Long và đội mũi công tác Phước Bình được Tiểu đoàn 840 hỗ trợ, đã giải phóng các ấp chiến lược Phước Quả, Phước Tín, Hiếu Phong, Lê An, Đức Bổn…; hàng ngàn dân thoát ách kìm kẹp của địch. Trước tình hình các trục giao thông chiến lược 13, 14 đều đã bị ta cắt đứt, địch buộc phải dùng không quân ném bom ồ ạt để dọn bãi cho trực thăng đổ quân. Chi khu Đồng Xoài (địch gọi là Đôn Luân) nằm ở giao điểm liên tỉnh lộ 2 và quốc lộ 14, khống chế cả khu vực Phước Long, Bình Long, Chơn Thành, Phú Giáo là cứ điểm chính trong tứ giác Đồng Xoài - Phước Long - Chơn Thành - Bình Long. Sau đợt 1, qua phân tích tình hình, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định chọn nơi đây làm mục tiêu quyết chiến, lấy trận tiêu diệt Chi khu Đồng Xoài làm trận then chốt cho đợt 2. Sau hơn hai tháng chiến đấu, với 3 đợt triển khai thực hành chiến dịch, ta đã đánh thiệt hại 3 tiểu đoàn bộ binh địch, 1 tiểu đoàn dù, 1 chi đội thiết giáp. Về tổng thể, ta tiêu diệt 4 tiểu đoàn, 24 đại đội, 6 chi đội cơ giới, 4 phân đội kỹ thuật, loại khỏi vòng chiến đấu 4.459 tên, thu 1.652 súng các loại, phá 390 súng và 60 xe cơ giới, bắn rơi 34 máy bay các loại, phá 76 ấp chiến lược, giải phóng 56.000 dân, tổ chức được 180 du kích, vận động được 350 thanh niên tòng quân, góp phần thúc đẩy chiến tranh du kích tại địa bàn tiến lên một bước mới. Chiến dịch đã hoàn thành vượt mức yêu cầu mà Quân ủy Miền đề ra. Sau chiến dịch Đồng Xoài, hầu hết các ấp chiến lược, dinh điền trên địa bàn đều bị phá ở những mức độ khác nhau. Ở Bình Long, 58 ấp trong tổng số 75 ấp chiến lược bị ta phá banh, phá rã, mở ra vùng giải phóng rộng lớn. Ở Phước Long, 21 ấp chiến lược, dinh điền và 6 khu tập trung người dân tộc bị ta phá banh, phá rã, giải phóng khoảng 20.000 dân. Cùng với các chiến thắng ở Việt An, Đèo Nhông, Dương Liêu, Ba Gia, chiến thắng Đồng Xoài với sự góp sức tích cực, hiệu quả của quân và dân Bình Phước đã góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy, đánh dấu bước trưởng thành về trình độ tổ chức, phối hợp và tác chiến tập trung của các lực lượng vũ trang Cách mạng miền Nam Việt Nam. Chiến thắng Đồng Xoài cho đến nay vẫn còn có ý nghĩa đặc biệt, giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc giai đoạn hiện nay. Một trong những bài học quan trọng đó là, cần nắm chắc, phân tích, đánh giá đúng tình hình và âm mưu, ý định của địch để dự báo chính xác các tình huống. Cùng với đó, phải làm tốt công tác chuẩn bị, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, vai trò của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các lực lượng để tạo sức mạnh tổng hợp, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc ở từng địa bàn và trên cả nước. Trong đó lấy xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc làm yếu tố căn bản, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân. M.An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Kỷ niệm 60 năm ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021)

    (14/10/2021)
  • Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

    (17/10/2021)
  • Phú Riềng Đỏ - Mốc son trong lịch sử của dân tộc

    (18/10/2021)
  • Đường Hồ Chí Minh trên biển - Bản hùng ca bất diệt

    (19/10/2021)
  • Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát năm 2021

    (25/10/2021)
  • Bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính hệ tập trung, khóa 116

    (27/10/2021)
  • Bình Phước qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TU

    (03/11/2021)
  • Lộc Ninh thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng 10 tháng năm 2021

    (04/11/2021)
  • Phát động cuộc thi “Hành trình di sản văn hóa tỉnh Bình Phước” lần thứ III, năm 2021

    (04/11/2021)
  • Kỷ niệm 104 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 / 7-11-2021): Tầm vóc, giá trị và ý nghĩa Cách mạng Tháng Mười Nga

    (07/11/2021)
  • Lộc Ninh: Nhìn lại kết quả 03 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng

    (18/09/2021)
  • Hớn Quản - sau 76 năm cách mạng tháng Tám lịch sử

    (18/09/2021)
  • Những chiến công lẫy lừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    (18/09/2021)
  • Bình Phước trong khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945

    (18/09/2021)
  • Những di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Bình Long

    (18/09/2021)
  • Phong trào cách mạng ở Đồng Xoài trong thời kỳ vận động dân chủ 1935-1939

    (18/09/2021)
  • Truyền thống đấu tranh của nhân dân Đồng Xoài trước khi có Đảng

    (18/09/2021)
  • Huyện Lộc Ninh có 12 di tích đã được công nhận và xếp hạng

    (18/09/2021)
  • Nhà truyền thống thị xã Phước Long

    (18/09/2021)
  • Người “truyền lửa” tình yêu lịch sử cho học sinh

    (18/09/2021)
lịch làm viec tai lieu sinh hoat cb Tài liệu chỉ thị 05 Sổ tay đảng viên điện tử Fanpage Tuyên Giáo BP OAZALO hien ke BP Lịch su đang bo BP DIA CHI lich su tuyen giao

Video

  • TUYÊN GIÁO BÌNH PHƯỚC DẤU ẤN 3T: Tiên phong - Trọng tâm - Thuyết phục
  • Bình Phước đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội
  • “TUYÊN GIÁO BÌNH PHƯỚC NHỮNG DẤU ẤN NỔI BẬT NĂM 2020”
Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Hôm nay38,261
  • Tổng lượt truy cập16,594,881
Liên kết - Select website - Đảng Cộng Sản Ban Tuyên giáo Trung ương Tỉnh ủy Bình Phước Cổng Thông tin Bình Phước QC_csln qc_cspr QC_csdp QC_CSSB QC_BHXH Cty dien luc QC-thue Lấy ý kiến người dânLấy ý kiến người dân Đường dây nóng Tỉnh ủyĐường dây nóng Tỉnh ủy Tổng đài dịch vụ công 1022Tổng đài dịch vụ công 1022 Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt'' Của Mỹ