Chiến Thắng (nghệ Sĩ) – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này viết về một nghệ sĩ hài người Việt Nam. Đối với một khái niệm thường được dùng trong chiến tranh và thể thao, xem Chiến thắng. Đối với các từ cùng tên nhưng mang ý nghĩa khác, xem Chiến Thắng (định hướng).
Chiến Thắng
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhNguyễn Chiến Thắng
Ngày sinh14 tháng 7, 1975 (49 tuổi)
Nơi sinhPhúc Yên, Vĩnh Phúc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên, biên kịch
Gia đình
VợNguyễn Thanh Tám[1]
Đào tạoTrường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
Lĩnh vựcSân khấu  • Điện ảnh  • Truyền hình
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động2001 – nay
Vai diễnNhật Tinh Ngao trong Làng ế vợ
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động2001 – nay
Tác phẩmNói xấu vợ  • Nói xấu người yêu  • Làng ế vợ
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Nguyễn Chiến Thắng (sinh ngày 14 tháng 7 năm 1975) là một nam nghệ sĩ hài người Việt Nam.

Anh được biết đến với vai Nhật Tinh Ngao trong loạt phim hài Làng ế vợ.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, ngay từ nhỏ Chiến Thắng đã phải làm thuê để kiếm tiền giúp đỡ gia đình như: hồi lớp 6 thì bán kem rong, hồi học cấp ba và nghỉ hè đại học thì gánh gạch thuê. Còn khi ở Hà Nội ôn thi và học đại học thì anh xin làm đá ốp lát, khắc bia mộ, nặn tượng, vẽ tranh,...[2]

Sau 2 năm đi thi đại học đều trượt mặc dù điểm năng khiếu rất cao, chán nản, Chiến Thắng viết đơn tình nguyện nhập ngũ, trở thành lính biên phòng tại tỉnh Hà Giang[2]. Sau này, anh theo học chuyên ngành thanh nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội) và đến năm 1998 thì tốt nghiệp ra trường.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hài kịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 2001, tên tuổi của Chiến Thắng bắt đầu được khán giả biết đến khi anh được nhận vào ê-kíp sản xuất chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).[2]
  • Năm 2003, trong năm đầu tiên Gala Cười ra mắt, Chiến Thắng cùng hai nghệ sĩ Công Lý và Hiệp gà tham dự Gala Cười 2003 với tiểu phẩm "Thử lòng".
  • Năm 2007, anh được tham gia Gặp nhau cuối năm. Khi chương trình Gặp nhau cuối tuần bị ngừng sản xuất[3] thì Chiến Thắng tiếp tục đi theo con đường nghệ sĩ hài của mình bằng việc tham gia diễn xuất trong chuyên mục Góc cười của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC và chuyển sang hoạt động tự do nhiều hơn.
  • Năm 2014:
    • Vào dịp cận Tết Giáp Ngọ, Chiến Thắng đóng vai Nam Tào trong chương trình Táo quân của VTC.[4][note 1]
    • Ngoài ra, Chiến Thắng còn tham gia chương trình hài tình huống Ơn giời cậu đây rồi![note 2]. Anh tham gia tập 2 của chương trình với vai trò là một trong 4 khách mời và đã xuất sắc đoạt cúp lưu niệm nhờ sự hài hước và khả năng ứng biến nhanh nhẹn.[5]
  • Một số tiểu phẩm / phim hài có sự tham gia của Chiến Thắng:

Làng ế vợ vai Nhật Tinh Ngao từ phần 1-3 và từ phần 5-10.

Năm Tên tiểu phẩm / phim hài Vai diễn Đạo diễn
2006 Nói xấu vợ[note 3] Son[note 4] Chiến Thắng
2008 Nói xấu vợ 2 Chả[note 5] Chiến Thắng
2009 Nói xấu người yêu Thắng Chiến Thắng
Khôn ở phố, ngố ở quê Bình Trọng
2011 Kiếp lông bông[1] Đô Hoàng Hà Xa
2012 Đại gia chân đất 2 Thầy cúng Bình Trọng
2013 Nói xấu vợ 3: Khi vợ có bồ Mâm[6] Chiến Thắng
Mèo nào cắn mửu nào Mửu Phạm Nguyên Bắc
Đại gia chân đất 3 Nhụt si tình Bình Trọng
2014 Đại gia chân đất 4 MC
2015 Đại gia chân đất 5 Thông gia
2016 Đại gia chân đất 6 Tun

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2013, Chiến Thắng phát hành album ca nhạc hài Cho vừa lòng em bao gồm 7 ca khúc, tuyển chọn từ những ca khúc anh được công chúng yêu mến trong những chuyến biểu diễn trên khắp mọi miền Tổ quốc.[7]

Phim tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn
2008 Gió làng Kình Ưởng NSND Nguyễn Hữu Phần, Bùi Thọ Thịnh
2010 Giao thừa đón lộc vàng NSƯT Nguyễn Danh Dũng
2013 Trò đời Văn Minh NSND Phạm Nhuệ Giang

Chương trình truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Ơn giời cậu đây rồi
Mùa Tập Ngày phát sóng Trưởng phòng Ghi chú
1 2 18 tháng 10 năm 2014 Trấn Thành Đoạt cúp
1 12 27 tháng 12 năm 2014 Trường Giang
2 13 23 tháng 1 năm 2016 Việt Hương
Ký ức vui vẻ
Mùa Tập Ngày phát sóng Thập niên Đội trưởng Ghi chú
1 6 1 tháng 2 năm 2019 80 Tự Long Đoạt cúp

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh có một con trai với người vợ đầu (chưa rõ là ai và kết hôn năm nào). Năm 1994, Chiến Thắng kết hôn với bạn thân hàng xóm là Nguyễn Thanh Tám và có thêm một con gái. Cả hai ly dị tháng 6 năm 2015 do không hợp nhau.[8] Hiện anh đã kết hôn lần ba với bà xã Thu Ngọc kém anh 15 tuổi và có hai con chung, một trai một gái.[9]

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đây là chương trình Táo quân do Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC sản xuất từ dịp Tết Nguyên Đán Quý Tỵ (năm 2013) với 1 tập duy nhất được phát sóng vào 23 Tết (ngày 03/02/2013). Sang năm 2014, chương trình được sản xuất thành 8 tập, được phát sóng từ 23 đến 30 Tết Giáp Ngọ (từ ngày 23/01 đến 30/01/2014). Chương trình có format khá giống với chương trình Táo quân của VTV và do NSND Nguyễn Khải Hưng làm đạo diễn. Năm ngoái, vai diễn Nam Tào của Chiến Thắng là do diễn viên Tùng Dương đảm nhiệm.
  2. ^ Ơn giời cậu đây rồi! là một chương trình hài tình huống dựa trên chương trình Thank God You're Here được phát sóng trên kênh Seven Network của Úc với đặc sản là sự bất ngờ. Khán giả sẽ thấy các khách mời (thường là những nghệ sĩ nổi tiếng) bị đẩy vào tình huống mà bản thân họ không biết trước mình là ai, diễn như thế nào và những gì sắp sửa diễn ra sau cánh cửa. Chương trình này được phát sóng hàng tuần trên kênh VTV3 vào lúc 21h15 ngày Thứ bảy. Số đầu tiên của chương trình đã được phát sóng vào ngày 11 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ Tất cả các tiểu phẩm Nói xấu vợ đều do Chiến Thắng viết kịch bản, làm đạo diễn và diễn viên chính.
  4. ^ Trong đoạn tấu hài, Chiến Thắng tự giới thiệu: "Tên em là Lò Văn Son, người thì thấp bé nhỏ con nhưng mà có tài. Bố em tên là Lò Văn Sài..."
  5. ^ Trong đoạn tấu hài, Chiến Thắng tự giới thiệu: "Tên em là Chẩu Văn Chả, nhà em ở tít cuối làng Xuân Phương. Mẹ em là Cấn Thị Bương..."

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Vy Oanh (ngày 20 tháng 12 năm 2011). “Cưới 17 năm, cây hài Chiến Thắng lần đầu khoe vợ”. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b c “Những "bí mật" của danh hài Chiến Thắng”. Báo VietNamNet. ngày 1 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “NSND Khải Hưng tiết lộ lý do ngừng phát sóng Gặp nhau cuối tuần”. Báo điện tử VTC News. ngày 20 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ Long Hy (ngày 6 tháng 2 năm 2014). “Chiến Thắng: Diễn Nam Tào như làm dâu trăm họ”. Tạp chí Khám phá điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ Thùy Hương (ngày 19 tháng 10 năm 2014). “Trấn Thành giúp "kẻ ngoại tình" Chiến Thắng giật cúp "Ơn giời cậu đây rồi!"”. www.vtv.vn - Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ “Cận Tết, Chiến Thắng lại tung clip 'Nói xấu vợ 3'”. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. ngày 13 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ Quỳnh Như (ngày 14 tháng 1 năm 2013). “Danh hài Chiến Thắng 'nói xấu vợ'”. Ngoisao.net - Chuyên mục văn hóa giải trí của VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ “Danh hài Chiến Thắng ly hôn lần 2”.
  9. ^ “Diễn viên Chiến Thắng: 'Tôi không để vợ và bốn con thiếu thốn'”. VnExpress.net.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiến Thắng (diễn viên).
  • Danh hài Chiến Thắng: "Vợ thấy vui khi làm "Nói xấu vợ"!". Báo điện tử Petrotimes.
  • Danh hài Chiến Thắng và chuyện bị fan cuồng tỏ tình suốt ngày đêm. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Từ khóa » Ca Si Chien Thang