Chiến Thắng Việt Bắc Thu - Đông Năm 1947
Có thể bạn quan tâm
Bản đồ Chiến dịch Việt Bắc. Ảnh: wiki
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Bộ đội ta công kích đồng loạt vào các vị trí quân Pháp, sau đó nhanh chóng chuyển sang bao vây, ghìm giữ quân địch ở Hà Nội và các thành phố, thị xã trên địa bàn cả nước.
Bị sa lầy tại các thành phố, thị xã, thực dân Pháp xúc tiến việc chuẩn bị một cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta bằng chiến lược “đánh nhanh, giải quyết nhanh". Với trên trên 12.000 quân tinh nhuệ được trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại, quân Pháp hình thành hai “gọng kìm” lớn theo đường số 4, số 3 và phối hợp với cánh quân tiến theo sông Lô, sông Gâm nhằm bao vây chặt căn cứ Việt Bắc; đồng thời, cho quân nhảy dù xuống trung tâm chiến khu, tiến hành càn quét, tìm diệt chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
Ngày 7/10/1947, quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn mở đầu cuộc tiến công Việt Bắc. Chỉ một ngày sau, ngày 8/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn thể đồng bào đoàn kết kháng chiến, ra sức giết giặc. Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp".
Nghiên cứu thế lực của ta và địch trên chiến trường, Bộ tổng chỉ huy quyết định tập trung lực lượng đánh địch trên 3 mặt trận: “Đánh mạnh ở mặt trận Sông Lô; đường số 4 và đường số 3 nhằm phá vận tải tiếp tế địch, phục kích các đường rừng, đánh đường sông; tại những căn cứ của địch luôn quấy rối, với những vị trí nhỏ thì bao vây tiêu diệt để phối hợp với Việt Bắc”.
Bác Hồ cùng các chiến sĩ cách mạng tại căn cứ địa Việt Bắc. |
Quân đội ta sử dụng các trung đoàn 147, 165 (chủ lực Bộ); 72, 74, 121 (Khu 1); 11, 36; 59; 98 (Khu 12); 1 tiếu đoàn pháo binh và Trung đoàn Sông Lô (Khu 10); 5 tiểu đoàn độc lập của Bộ, Khu 1 và Khu 12, các đơn vị binh chủng và du kích trên địa bàn chiến dịch. Chiến khu do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng. Chiến dịch tấn công của quân Pháp bắt đầu thì chiến dịch phản công của quân đội ta tại Việt Bắc cũng bắt đầu.
Ngay từ những ngày đầu, Trung đoàn Vệ quốc quân tại Cao Bằng bắn rơi máy bay chỉ huy của quân Pháp, Đại tá Lambert - Phó Tổng tham mưu quân viễn chinh Pháp cùng các cơ quan tham mưu chiến dịch của Pháp bị chết trong máy bay.
Ở mặt trận Sông Lô - Chiêm Hóa, địch vừa đổ bộ lên bến Bình Ca thì bị quân đội ta bắn chìm một pháo thuyền địch, tiếp đó diệt hơn một tiểu đội giặc lập chiến công đầu tiên trên sông Lô. Những trận đánh địa lôi, phục kích, bắn tỉa của quân đội ta làm cho quân đội Pháp không thể tiến theo các đường thủy, đường bộ, buộc chúng phải tiếp viện quân nhảy dù xuống Chiêm Hóa. Đoàn pháo binh cùng các binh đoàn chủ lực bắn chìm một số tàu chiến và ca nô của quân Pháp tại Đoan Hùng, Khoan Bộ, Khe Lau. Đường tiếp viện của quân Pháp từ Hà Nội lên bị cắt đứt.
Bộ đội pháo binh Sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947. Ảnh: qdnd.vn |
Từ khóa » Hình ảnh Chiến Dịch Việt Bắc Thu đông Năm 1947
-
Chiến Dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 Góp Phần đánh Bại Chiến Lược ...
-
Chiến Dịch Việt Bắc Thu đông Năm 1947 Và Việc đẩy Mạnh Kháng ...
-
Chiến Dịch Việt Bắc – Wikipedia Tiếng Việt
-
CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU ĐÔNG 1947 - YouTube
-
Chiến Dịch Việt Bắc Thu - đông 1947, Bước Ngoặt Của Cuộc Kháng ...
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Chiến Dịch Việt Bắc Thu – Đông Năm 1947
-
Tuyên Quang Trong Chiến Dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947
-
Chiến Dịch Phản Công Việt Bắc Thu - Đông 1947: Vận Dụng Cách ...
-
Chiến Dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947: Chủ động Trong Tạo Lập Thế Trận
-
Những Hình ảnh Quý Về Chiến Thắng Biên Giới Thu Đông 1950
-
Chiến Lược “đánh Nhanh Thắng Nhanh” Của Thực Dân Pháp Bị Thất Bại.
-
ATK Thái Nguyên Trong Chiến Thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947
-
Chiến Thắng Việt Bắc Thu - Đông Năm 1947 - Báo An Giang Online