Chiến Tranh Biên Giới 1979: So Sánh Vũ Khí Việt - Trung - Mõ Quốc Tế

Mõ Quốc Tế

Icon

Menu

Hồ Sơ

Hồ Sơ

Xem tất cả
    Mõ Quốc Tế
  • chien-tranh-viet-trung
  • ho-so

20 November 2018

Chiến tranh biên giới 1979: So sánh vũ khí Việt - Trung

Một bài báo của tờ Toutiao gần đây đưa ra một vài ví dụ so sánh hỏa lực của quân đội Trung Quốc và quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979. Bài báo viết: Ngày 17/2/1979, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới (chú thích: phía Trung Quốc luôn gọi cuộc chiến này là “Đối Việt tự vệ phản kích chiến” để tỏ ra là họ chỉ đánh trả Việt Nam nhằm che giấu bản chất chiến tranh xâm lược), đánh cũng rất thuận lợi, nửa tháng đã kết thúc chiến đấu. Không ít người cho là thắng lợi của cuộc chiến tranh này là do quân đội Trung Quốc đương thời có ưu thế số lượng, ước tính lúc đó Trung Quốc có khoảng 4 triệu quân, gấp mấy lần quân đội Việt Nam. Hai là quân đội Trung Quốc sử dụng vũ khí tiên tiến hơn quân đội Việt Nam, đặc biệt là ưu thế tuyệt đối của vũ khí, có thể nói là nguyên nhân chủ yếu để Trung Quốc nhanh chóng đánh tan quân đội Việt Nam.

Ống phóng Type 69 của quân đội Trung Quốc.
Nhưng thông qua các tài liệu lịch sử, chúng ta phát hiện tình hình không phải như vậy. Nguyên nhân thật sự lại ngược lại, trong quá trình giao chiến, quân đội Trung Quốc sử dụng rất nhiều vũ khí không bằng Việt Nam. Bởi vì khi Trung Quốc phát động chiến tranh với Việt Nam, Việt Nam cũng vừa kết thúc chiến tranh chống Mỹ chưa lâu, thu được không ít vũ khí trang bị tiên tiến của Mỹ. Sau đó Việt Nam và Liên Xô kết đồng minh, lại được Liên Xô chuyển cho rất nhiều vũ khí tiên tiến. Lấy súng làm ví dụ, đương thời bộ binh Trung Quốc trang bị phổ biến súng K67 và K67-1 cỡ 7,62mm mà quân đội Việt Nam phổ biến trang bị súng AKM của Liên Xô. So sánh về tính năng của hai khẩu súng, khẩu K67 do Trung Quốc sản xuất lạc hậu hơn rất nhiều so với khẩu AKM. Thứ nhất là nòng súng K67 có độ bền kém, khả năng bắn liên tục kém. Trong khi đó nguyên lý thiết kế của AKM tiên tiến, nòng súng thiết kế khéo léo, mỗi khẩu súng đều có kèm một nòng dự phòng, hễ xuất hiện tình huống bắn nhiều nòng quá nóng liền có thể thay thế nòng khác. Thứ hai là K67 sử dụng công nghệ gia công lạc hậu, chẳng hạn giá súng sử dụng các bộ phận hoàn toàn bằng kim loại cắt gọt, không những lãng phí vật liệu mà cũng tăng thêm trọng lượng súng. Còn AKM sử dụng các linh kiện được tạo bằng công nghệ dập.
Súng cá nhân của lính Trung Quốc.
Xét về ống phóng hỏa tiễn, đương thời quân ta trang bị ống phóng 40mm Type 69. Ngoài việc dùng để bắn xe tăng ra thì các mục tiêu kiên cố như lô cốt, ụ súng cũng là đối tượng bắn của nó. Mỗi đại đội bộ binh trang bị 6 ống phóng Type 69, trong thời chiến có lẽ lâm thời phối thuộc tăng cường đến những tiểu đội đảm nhiệm chủ công, trung đội thực hiện nhiệm vụ công kiên. Mỗi một khẩu này có một xạ thủ chính và một xạ thủ phụ, mang theo 8 quả đạn. Trong khi đó quân đội Việt Nam thời ấy cũng trang bị hỏa tiễn chống tăng 40mm nhưng lại là B41 Mỹ chế tạo. Biên chế hỏa tiễn của Việt Nam khác quân ta, họ trang bị đến cho tận từng tiểu đội bộ binh, như vậy mỗi đại đội có 9 khẩu, cho nên hỏa lực mạnh hơn đại đội bộ binh của quân ta. Không chỉ thế, Type 69 còn tồn tại những nhược điểm như độ chính xác và độ tin cậy kém, uy lực không đủ. Đối mặt với công sự và cứ điểm của quân đội Việt Nam kiên cố, có lúc hỏa tiễn của chúng ta cơ bản “gặm” không nổi, chiến sĩ có lúc không thể không phát huy “truyền thống cũ” là sử dụng bộc phá, chấp nhận nguy hiểm tính mạng để tiếp cận cứ điểm đối phương. Điều đó rõ ràng cũng là một nguyên nhân làm tăng thương vong. Đương nhiên thời đó vũ khí Trung Quốc cũng không phải là luôn luôn không bằng Việt Nam. Chẳng hạn Trung Quốc nhập khẩu từ phương Tây radar pháo binh tiên tiến hơn Việt Nam, trong tác chiến đã phát huy tác dụng lớn. Tuy trong cuộc chiến đó chúng ta giành được thắng lợi nhưng cũng phải trả cái giá thương vong lớn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thương vong đó là bộ phận vũ khí nhẹ lạc hậu hoặc sử dụng không được. Từ bài học kinh nghiệm trong chiến tranh cũng đã cung cấp cho sự nghiệp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc những phương hướng chỉ dẫn và tham khảo giá trị. Theo Toutiao Xem thêm: Ngựa non háu đá 2 tiểu đoàn TQ bị Việt Nam bắt sống Thuật lại trận thua được phía TQ gọi là nhục nhất năm 1979 So sánh biên chế và trang bị của 1 trung đoàn Việt Nam với trung đoàn của TQ 1979 Ở trên báo TQ có nói về radar trinh sát pháo binh hiện đại mua từ phương Tây. Video dưới đây nói về trận Đặc công Việt Nam tập kích tiêu diệt trạm radar này của họ.

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Menu

  • Đề xuất
  • Comments
  • chủ đề

Đề xuất cho bạn

  • Vì sao lãnh thổ Việt Nam nhỏ hơn 1 tỉnh TQ mà chia thành hơn 60 tỉnh? Đây là tựa đề một bài viết đăng trên mạng Toutiao của Trung Quốc hồi cuối tháng 2/2018. Nội dung bài viết như sau: Việt Nam là một lân ...
  • Canh bạc của Ukraine khi quyết định tấn công sang vùng Kursk của Nga Ukraine quyết định tung một lượng lớn trong dự trữ quân sự hiếm hoi của mình sang lãnh thổ Nga nhằm tìm kiếm những tiêu đề truyền thông nhưn...
  • Sohu: Liệu Việt Nam có chế tạo máy bay chiến đấu? Đây là một bài viết đăng trên tờ Sohu nhận xét về khả năng của công nghiệp quân sự Việt Nam nói chung và công nghiệp hàng không Việt Nam nó...
  • Chiến tranh biên giới đã dạy TQ những bài học gì về súng cối? Tiến đánh Việt Nam tháng 2/1979 với lời tuyên bố hùng hồn rằng "dạy cho Việt Nam bài học" nhưng qua thực tế chiến trường, chính T...
  • Ảnh chụp dân chúng vui mừng khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính Ngày 2/11/1963, Tổng thống chính thể VNCH Ngô Đình Diệm bị ám sát, những người dân chúng căm hận ông ta đại đa số rất vui mừng và v...
  • Mạng TQ: Động thái của VN như muốn nhỏ thuốc mắt cho TQ Bình luận về việc Việt Nam và Philippines sẽ diễn tập chung cảnh sát biển lần đầu tiên vào ngày mai (9/8/2024), trên mạng Tencent của TQ có ...
  • Sự thực về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh khi thăm Kiên Giang Trong hai ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin đồn đại về việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đột quỵ khi đi ...
  • Mạng TQ nói VN muốn mua F-16 nhưng lúc quyết định lại hối hận Bài viết trên trang Tencent của TQ nói rằng vừa qua Việt Nam muốn mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ nhưng lúc quyết định lại hối hận rút lại...
  • Báo TQ: Việt Nam đang giữ 2/3 đảo tiềm năng nhất Trường Sa Tờ Toutiao  hồi tháng 8 đăng một bài báo nói rằng trong số các đảo chìm đảo nổi ở Trường Sa (phía TQ gọi là Nam Sa) có 3 đảo có tiềm năng m...
  • Những tranh cãi vì Tổng thống Ukraine từ chối kết thúc nhiệm kỳ Theo Hiến pháp Ukraine, nhiệm kỳ của ông Zelensky đã kết thúc vào ngày 20/5 vừa qua nhưng vì lý do chiến tranh, chính quyền của ông từ chối ...

Các chủ đề

  • noi-bat
  • tin-tuc
  • vn-youtuber
  • tay-tau-noi-ve-viet-nam
  • hau-truong-chinh-tri
  • kham-pha
  • thoi-su-viet-nam
  • ho-so
  • tinh-hinh-bien-dong
  • dung-do-bai-tu-chinh
  • chien-tranh-viet-trung
  • quan-su-viet-nam
  • chien-tranh-viet-nam
  • chong-tham-nhung
  • Asiad-2018
  • u23-viet-nam
  • dinh-la-thang-bi-bat
  • tin-moi-nhat
  • tình hình campuchia
  • viet-nam-va-campuchia
  • hai-quan-viet-nam
  • Ngô Đình Nhu
  • nguoi-viet-o-my
  • tên lửa triều tiên
© Mõ Quốc Tế. .

Từ khóa » Súng đại Liên K67