"Chiến Tranh đặc Biệt" Của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam 1961-1965

2,6K

1- Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam

Keunơđi lên cầm quyền từ ngày 20-1-1961 trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn. Đó là lúc hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc cũng như phong trào công nhân quốc tế có những bước phát triển có lợi cho lực lượng cách mạng. Chiến lược toàn cầu “Trả đũa ồ ạt” từ sau khi triển khai liên tiếp gặp thất bại: Năm 1954, Pháp – Mĩ thất bại ở Điện Biên Phủ; năm 1958, chính phủ thân Mĩ ở bắc bị lật đổ; năm 1959, cách mạng Cu Ba thắng lợi; cuối năm 1959 đầu năm 1960, phong trào “đồng khởi” của nhân dân miền Nam bùng nổ và thắng lợi to lớn…

Tất cả tình hình trên buộc đế quốc Mĩ phải thay đổi chiến lược toàn cầu. Về chính trị, Keunođi để ra “Chiến lược vì hoà bình” nhằm chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, chia rẽ mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với lực lượng xã hội chủ nghĩa và lực lượng độc lập dân tộc.

Về quân sự, Kennơdi chuyển sang chiến lược “Phản ứng linh hoạt”, với ba loại hình chiến tranh tương ứng ba mức độ phản ứng: “Chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh tổng lực”. Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh đặc thù của chủ nghĩa thực dân mới. Mục đích của nó là chống lại chiến tranh du kích, chiến tranh giải phóng. Hình thức của nó là phối hợp đầy đủ các hoạt động quân sự, chính trị, kinh tế và tâm lí.

Ngày 8-5-1961, Tổng thống Kennođi phê chuẩn chính sách đối với Việt Nam do Hội đồng An ninh quốc gia Mĩ soạn thảo. Đến ngày 13-5-1961, bản thông cáo chung Giôn xơn – Diệm được kí kết, chính thức xác nhận những chủ trương. biện pháp đã được Keunodi phê chuẩn, với nội dung cơ bản là: Tăng cường viện trợ kinh tế và lực lượng cổ vấn quân sự cho miền Nam, phát triển ngụy quân, đầy mạnh bình định chống du kích, ra sức phá hoại bằng biệt kích ở miền Bắc Việt Nam.

Tháng 6-1961, Stalây (Tiến sĩ thuộc Viện Nghiên cứu Stanfort) được cử sang Sài Gòn với nhiệm vụ thị sát tỉnh hình, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch của Mĩ. Tiếp đó, Taylo (Đại tướng, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mĩ ) cũng được phái sang miền Nam Việt Nam nghiên cứu tình hình, đề xuất ý kiến bổ sung cho kế hoạch Stalây, hợp thành một kế hoạch hoàn chỉnh mang tên: Kế hoạch Stalây – Taylo. Kế hoạch Stalây – Taylo, được Tổng thống Keungđi phê chuẩn ngày 14-11-1961, có nội dung chủ yếu tương tự với bản thông cáo chung Giôn xơn – Diệm, nhưng được cụ thể hoá bằng ba bước thực hiện:

– Bước 1, dự kiến trong vòng 18 tháng (từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962) tập trung dồn dân vào 16.000 ấp chiến lược, cơ bản hoàn thành bình định miền Nam, đồng thời gây cơ sở gián điệp ở miền Bắc.

– Bước 2, trong năm 1963, tập trung khôi phục nền kinh tế miền Nam, tiếp tục hoàn tất chương trình bình định, tăng cường thêm lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành các hoạt động gây rối, phá hoại miền Bắc.

– Bước 3, tập trung vào việc phát triển kinh tế miền Nam và tiến công miền Bắc.

Với mục đích cốt lõi nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng. Kế hoạch Stalây – Tay lo được thực hiện theo ba biện pháp cơ bản:

– Tăng cường lực lượng ngày quân và phương tiện chiến tranh hiện đại, chủ yếu dùng chiến thuật “Trực thăng vận” và “thiết xa vận” đề nâng cao tính cơ động cho quân ngụy.

– Dồn dân lập ấp chiến lược. Củng cố ngụy quyền và đô thị.

– Ngoài ra, chúng còn ra sức ngăn chặn biên giới và kiếm soát ven biển nhằm cắt đến sự chi viện của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam.

Tháng 4-1961, ngụy quyền Diệm tổ chức miền Nam thành 4 vùng chiến thuật do các viên tướng cầm đầu cả về quân sự và hành chính. Chúng tăng cường bắt lính, phát triển ngụy quân từ 15 vạn quân chính quy (năm 1960) lên 36,2 vạn (năm 1962) chưa kể 17,4 vạn trong lực lượng bảo an và 128 đại đội dân vệ ở khắp các ấp, xã. Bên cạnh đó, từ tháng 5-1961, Mĩ đưa vào miền Nam hơn 400 tên lính thuộc lực lượng đặc biệt và 100 cố vấn quân sự, 1.600 Fhuyên gia giúp chính quyền Diệm mở rộng, cải tổ quân ngụy, đưa tổng số quân Mĩ ở miền Nam từ 1.077 tên (1960) lên 10.960 tên (1962).

Ngày 8-2-1962, Bộ chỉ huy quân sự Mĩ được thành lập tại Sài Gòn do Tướng Hackin chỉ huy, gọi tắt là MACV, thay cho phái đoàn viện trợ quân sự Mĩ (MAAG) trước đó. Viện trợ Mĩ cũng tăng dần, từ 321,7 triệu đôla (có 80 triệu đôla vũ khí) trong tài khoá 1961 – 1962, lên 675 triệu đôla (có 100 triệu đôla vũ khí) trong tài khoá 1962 – 1963 ấp chiến lược được Mĩ – ngụy coi là quốc sách, là xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, là biện pháp cơ bản để thực hiện “bình định” miền Nam. Với quốc sách ấp chiến lược, Mĩ – ngụy nhằm tách nhân dân miền Nam ra khỏi lực lượng cách mạng. cô lập và tiến tới bao vây, tiêu diệt lực lượng cách mạng theo kiểu “tát nước bắt cá”.

Để thực hiện quốc sách ấp chiến lược, Mĩ -ngụy tiến hành những cuộc cần quét, dồn dân với sự chi viện, yểm trợ của hoả lực và hậu cần của Mĩ bằng các chiến thuật “trực thăng vận”, thiết xa vận”. Cùng với việc dồn dân, chúng thực hiện rào làng, xây bết, bắt lính, tổ chức bảo an, dân vệ, lùng sục, bắt bớ, đánh phá cơ sở cách mạng.

Đi đối với biện pháp dồn dân lập ấp chiến lược, Mĩ – ngụy còn cho máy bay rải chất độc hoá học, ném bom phát quang các vùng căn cứ cách mạng, các đường hành lang dọc ường Sơn và khu tuyến quân sự tạm thời. Mặt khác, chủng tung các toán biệt kích vào các tỉnh khu IV và Tây Bắc để tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc.

Tóm lại, “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng ngụy quân do Mĩ trực tiếp tổ chức, trang bị và huấn luyện, do cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy. Với chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mĩ không chỉ nhằm đàn áp, tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng, thực hiện “bình định miền Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới, tiến công xâm lược miền Bắc, mà còn nhằm âm mưu dùng miền Nam làm nơi thí điểm để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ

Để đối phó với âm mưu và thủ đoạn chiến tranh mới của đế quốc Mĩ, ngay từ tháng 1-1961 và tiếp đó là tháng 2-1962, Bộ Chính trị đã có chỉ thị và Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành cuộc chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền.

Theo quan điểm của Đảng, trong quá trình tiến hành chiến tranh cách mạng, các cuộc khởi nghĩa từng phần vẫn tiếp diễn, đấu tranh chính trị vẫn được duy trì và đẩy mạnh; đồng thời phát triển đấu tranh quân sự lên một bước mới, ngang tầm với đấu tranh chính trì.

Để đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ và tay sai, Đảng chủ trương tiếp tục giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công; kết hợp chặt chẽ hại lực lượng chính trị và vũ trang, đánh địch bằng ba mũi giáp công (quân sự, chính trị và binh vận), trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị). Mũi nhọn đấu tranh tập trung vào nhiệm vụ chống càn quét và phá kế hoạch lập ấp chiến lược, đẩy lùi và đánh bại chính sách bình định, giành dân của địch.

Tiếp sau sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, tháng 1-1961, Trung ương Cục miền Nam được thành lập thay cho Xứ uỷ Nam Bộ trước đây. Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang cách mạng được thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tuyến đường vận tải chiến lược Tây Trường Sơn được mở rộng, bảo đảm việc chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mĩ . Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, từ năm 1961, quân và dân miền Nam từng bước đập tan các kế hoạch chiến tranh của Mĩ – ngụy trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị được đẩy mạnh trên cả ba vùng chiến lược . Tính riêng trong năm 1961, quân và dân miền Nam đánh 15.525 trận lớn, nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 28.968 tên địch, thu 6.000 vũ khí các loại; đồng thời huy động 33,3 triệu lượt người xuống đường đấu tranh chính trị trực diện với địch, làm cho 14.500 binh sĩ ngụy đảo ngũ, rã ngũ. Vùng giải phóng được giữ vững với hơn 1 vạn thôn, xã và gần 6 triệu dân.

Sang năm 1962, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị tiếp tục phát triển với những thắng lợi mới, lớn hơn. Quân và dân ta đã đánh 19.108 trận, tiêu diệt và làm bị thương 55.119 tên địch (trong đó có 324 tên Mĩ). Trên mặt trận đấu tranh chính trị, hàng chục triệu lượt người tham gia chống, phá kế hoạch lập ấp chiến lược đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Tính đến cuối năm 1962, trên toàn miền Nam, có 2.665 ấp chiến lược bị phá; trong đó có 1 15 ấp được xây dựng thành làng chiến đấu, giải phóng hoàn toàn 4.441 thôn trong tổng số 17.162 thôn, cùng với 6,5 triệu trong tổng số 14 triệu dân. Đến cuối năm 1963, so với kế hoạch, Mĩ – ngụy chỉ lập được 7.500 ấp chiến lược nhưng đã bị phá 4.700 ấp, trong đó có 2.000 ấp đã trở thành làng chiến đấu.

Phong trào đấu tranh chính trị cũng bắt đầu được đẩy mạnh trong các đô thị. Trong hai năm 1961 – 1962, công nhân và nhân dân lao động trong các thành thị miền Nam đã tổ chức 8.916 cuộc đấu tranh, với 744.000 lượt người tham gia. Tầng lớp trí thức và học sinh, sinh viên nhiều lần xuống đường, đấu tranh đòi “thực hiện hoà bình, trung lập ở miền Nam. Uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng được nâng cao và mở rộng. Đến cuối năm 1962, Mặt trận đã có 20 tổ chức đoàn thể quần chúng; trong đó có những tổ chức bao gồm hàng chục vạn hội viên; có những tổ chức còn đặt các cơ quan thường trực ở nước ngoài.

Trên cơ sở đó, ngày 2-1-1963, quân và dân miền Nam lập được chiến công vang dội ở ấp Bắc (Cai Lây, Mĩ Tho). Tại đây, lần đầu tiên, quân giải phóng với lực lượng ít hơn địch 10 lần, phối hợp cùng với nhân dân địa phương chiến đấu đánh tan cuộc càn quét của trên 2.000 quân ngụy được vũ trang đầy đủ, có máy bay lên thẳng và xe bọc thép lội nước M.113 yểm trợ, do 2 đại tá Mĩ và 1 tướng ngụy trực tiếp chỉ huy. Sau 5 đợt tiến công bị quân và dân ta đánh lùi, địch phải chấm dứt cuộc hành quân với những tổn thất nặng nề: 450 tên (trong đó có 9 cố vấn Mĩ) bị chết và bị thương; 16 máy bay lên thẳng bị bắn rơi, bắn hỏng; 3 xe bọc thép M.113 bị phá hỏng, 1 tàu chiến bị đánh chìm.

Chiến thắng ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, mở đầu sự phá sản của chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận”, đánh sụp lòng tin của quân ngụy vào trang bị kĩ thuật hiện đại của Mĩ . Chiến thắng ấp Bắc chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng quân ngụy trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”; mở đầu cho cao trào diệt ngụy trên toàn miền Nam.

“Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công”, trong năm 1963, quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 78.000 tên địch (trong đó có 600 tên Mĩ), phá 2.895 ấp chiến lược trong tổng số 6.164 ấp do địch lập ra, giải phóng 12.000 thôn ấp, với gần 9 triệu dân.

Được cổ vũ bởi những thắng lợi quân sự và phong trào phá ấp chiến lược ở nông thôn, miền núi, từ năm 1963, phong trào đấu tranh chính trị trong các đô thị có những bước phát triển mới, nổi bật là những cuộc đấu tranh liên tục, không khoan nhượng của học sinh, sinh viên và đồng bào Phật giáo chống lại sự đàn áp, kì thị tôn giáo của tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm.

Ngày 8-5-1963, khoảng 2 vạn đồng bào Huế, trong đó có 1 vạn tăng ni, Phật tử rầm rộ xuống đường biểu tình, phản đối chính quyền Diệm cấm treo cờ trong dịp lễ Phật đản. Ngụy quyền Diệm cho tay chân đàn áp, làm chết 13 người và nhiều người bị thương.

Ngày 14-5-1963, Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra tuyên bố kêu gọi nhân dân cả nước và nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào Phật giáo miền Nam. Làn sóng đấu tranh chống ngụy quyền Ngô Đình Diệm nhanh chóng lan rộng, nhất là ở Sài Gòn, Huế và Đà Nẵng. Đỉnh cao của phong trào Phật giáo là sự kiện Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (11-6-1963) để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Diệm.

Ngày 16-6-1963, khoảng 70 vạn đồng bào và tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn xuống đường biểu tình, làm rung chuyển chính quyền Diệm.

Tiếp đến, ngày 25-8-1963, toàn thể học sinh, sinh viên Sài Gòn tổng bãi khoá, tổ chức 6 cuộc biểu tình lớn. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của ngụy quyền. Mâu thuẫn nội bộ chính quyền Diệm tăng lên. Các tướng lĩnh cầm đầu ngụy quân bắt đầu vận động lôi kéo các phần tử bất mãn với ngụy quyền Diệm, tính kế đảo chính. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mĩ cũng tuyên bố không tán thành chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đại sứ Mĩ Nâuting bị triệu hồi về nước và Ca bết Lốt được cử sang thay thế.

Ngày 1-11-1963, được sự ủng hộ của Mĩ, một nhóm tướng lĩnh ngụy do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính, giết chết Diệm – Nhu. Kế hoạch Stalây – Taylo hoàn toàn phá sản. Ngụy quyền miền Nam càng lún sâu hơn vào tình trạng khủng hoảng triền miên.

Một thời gian không lâu sau khi chế độ độc tài gia đình trị của Diệm – Nhu bị lật đổ, ngày 22-11-1963, Kennơđi bị ám sát.

Phó tổng thống Mĩ Giôn xơn lên thay, tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Để cứu vãn nguy cơ thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, vào tháng 12-1963, một phái đoàn quân sự cấp cao gồm 15 tướng, do Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Mắc Namara cầm đầu, được phái sang miền Nam nghiên cứu tình hình. Hai tháng sau, một kế hoạch mới do Mắc Namara và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân vạch ra, được Tổng thống Giôn xơn phê chuẩn, gọi là Kế hoạch Giôn xơn – Mắc Namara. Nội dung chủ yếu của kế hoạch này là tăng cường sự chỉ huy trực tiếp của Mĩ ; tăng số lượng quân ngụy và phương tiện chiến tranh, vũ khí trang bị cho quân ngụy; xúc tiến kế hoạch lập ấp chiến lược, cố gắng bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm (1964 – 1965); dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Tháng 6-1964, Taylo được phái sang thay Ca bết Lết làm Đại sứ tại miền Nam Việt Nam, được Giônxớn cho phép toàn quyền hành động cả về quân sự và chính trị để trực tiếp thực hiện nội dung kế hoạch trên.

Đến cuối năm 1964, số lính và cố vấn Mĩ có mặt tại miền Nam Việt Nam đã lên tới 26.200 tên; số quân ngụy cũng tăng lên 653.000 tên (trong đó có 267.000 quân chủ lực) với những trang bị, phương tiện chiến tranh mới.

Như vậy, Kế hoạch Giôn xơn – Mắc Namara là sự tiếp tục chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với quy mô lớn hơn, thể hiện sự ngoan cố, hiếu chiến của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Trong lúc Diệm – Nhu đổ và Mĩ thay đổi kế hoạch trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, tình hình quốc tế cũng có những diễn biến rất phức tạp. Mâu thuẫn hai nước Liên Xô – Trung Quốc không những không dịu đi, mà còn gay gắt hơn.

Điều này gây ảnh hưởng không có lợi cho cuộc chiến đấu của nhân dân ta.

Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (ll-1963) đã kịp thời xác định nhiều vấn đề rất quan trọng cả về đường lối cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam, cũng như về đường lối đoàn kết quốc tế.

Đối với cách mạng miền Nam, Trung ương Đảng quyết định nhiều vấn đề chiến lược nhằm thúc đẩy cuộc chiến tranh cách mạng:

– Tiếp tục khẳng định phương châm kết hợp song song đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; cả hai hình thức đấu tranh đều có vai trò quyết định cơ bản; đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang để chủ động và kịp thời đối phó với hành động tăng cường chiến tranh của địch.

– Tiếp tục khẳng định phương châm chiến lược ba vùng; kiên quyết không cho địch phân tuyến, phân vùng để giữ vững thế trận cài răng lược hiểm hóc, vững chắc của chiến tranh nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 và triển khai kế hoạch tác chiến của Trung ương Cục miền Nam, đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (11-1964), quân và dân miền Nam có những nỗ lực vượt bậc, đẩy mạnh chiến tranh cách mạng, liên tiếp giành thắng lợi có tính chất quyết định.

Phong trào đấu tranh chính trị vẫn tiếp tục lan rộng, phá vỡ từng mảng lớn quốc sách ấp chiến lược của Mĩ – ngụy. Đến cuối năm 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3.300 ấp; đến giữa năm 1965, chúng chỉ còn kiểm soát được 2.200 ấp. Vùng giải phóng được mở rộng, chiếm 4/5 đất đai với 10 triệu dân. Trong các vùng giải phóng, chính quyền cách mạng thực hiện các chính sách tự do dân chủ. Tính đến cuối năm 1965, chính quyền cách mạng đã chia trên 2 triệu ha (chiếm 70% diện tích đất canh tác) cho nông dân không có ruộng, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Tai các vùng giải phóng Trung và Tây Nam Bộ, có hơn 5.000 trường phổ thông với hơn 50 vạn học sinh theo học.

Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân càng làm cho nội bộ ngụy quyền luôn bị chia rẽ, lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Chỉ trong hơn một năm (1964 – giữa năm 1965), ở miền Nam liên tiếp diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính .

Trên mặt trận quân sự, quân giải phóng trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt. Với sự hình thành lực lượng vũ trang ba thứ quân đều khắp trên toàn miền Nam, trong năm 1964, quân giải phóng đã mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là trận đánh mở màn vào ấp Bình Giã (Bà Rịa). Đây là một ấp chiến lược và địch coi là hậu cứ an toàn của chúng. Đây cũng là lần đầu tiên quân giải phóng tập trung một lực lượng lớn nhất (7.000 quân) để mở một chiến dịch dài ngày (12-1964 – 1-1965), trên một địa bàn rộng lớn thuộc 4 tỉnh. Bà Rịa – Long Khánh – Biên Hoà – Bình Thuận. Quân ta đã diệt gọn 2 tiểu đoàn chủ lực ngụy và 1 chi đoàn xe bọc thép, diệt 7 đại đội bảo an và làm tan rã hầu hết lực lượng dân vệ trong khu vực. Trận Bình Giã mở ra thời kì mới – thời kì kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng.

Để cứu vãn tình thế ngày càng bất lợi trong cuộc chiến tranh, từ đầu năm 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đưa một số đơn vị quân đội viễn chinh và quân chư hầu Nam Triều Tiên vào miền Nam Việt Nam. Ngày 8-3-1965, sau khi đã đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hoà và một tiểu đoàn tên lửa phòng không vào Đà Nẵng, Mĩ cho hai tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 9 lính thủy đánh bộ từ ôkinaoa vào Đà Năng. Từ sau đó, quân viễn chinh (chủ yếu là lính thủy đánh bộ) tiếp tục được đưa vào miền Nam.

Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” được đẩy lên đến mức cao nhất; nhân tố của “chiến tranh cục bộ” bắt đầu xuất hiện. Như vậy, với chiến thắng Bình Giã của quân và dân miền Nam, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” về cơ bản đã bị phá sản.

Tiếp theo trận Bình Giã, quân và dân miền Nam còn giành thắng lợi to lớn ở nhiều nơi, điển hình là trận Ba Gia (Quảng Ngài, 29-5-1965). Đây là một chiến dịch tiến công, cũng mang tính chất tổng hợp, có phối hợp với đấu tranh chính trị trên địa bàn rộng (nhiều huyện) và sâu (vào tận thị xã) ở miền Trung; một chiến dịch sử dụng lực lượng tuy nhỏ (một trung đoàn tăng cường) nhưng đạt hiệu suất chiến đấu cao (diệt 4 tiểu đoàn chủ lực) và có ý nghĩa chiến lược lớn, góp phần quyết định đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân và dân ta đã làm thất bại âm mưu của đế quốc Mĩ định dùng miền Nam làm nơi thí điểm một loại chiến tranh xâm lược thực dân mới để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bị thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mĩ đi đến một bước phiêu lưu quân sự mới, vừa phát động “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, vừa tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam.

Từ đó, cả hai miền Nam – Bắc bước vào thời kì trực tiếp kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

(Lytuong.net – Nguồn tài liệu: Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945-2000, NXB Giáo dục)

5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:
  1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ
  2. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1972)
  3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
  4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
Kháng chiến chống MĩLịch sử Việt Nam

Từ khóa » Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam