Chiến Tranh Việt Nam Và Các đời Tổng Thống Mỹ - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Một hoạt động khác bên cạnh hội thảo, do Tổ chức Williams Joiner Center tổ chức, tưởng niệm và đọc tên hai ngày liền những người Mỹ chết ở VN |
Chương trình được dẫn dắt bởi Brian Williams, Đài truyền hình NBC, người được bình chọn là dẫn chương trình chính trị hay nhất hiện nay của Mỹ. Hội thảo diễn ra tại Thư viện Tổng thống Kennedy, thành phố Boston vào cuối tuần qua. Lần đầu tiên hệ thống thư viện tổng thống Mỹ tổ chức một cuộc hội thảo về VN qui mô như thế.
“Ông có muốn nói lời xin lỗi không?”
Người dẫn chương trình Brian Williams đã chọn cựu ngoại trưởng Henry Kissinger để yêu cầu trả lời một câu hỏi của cử tọa: “Ông có muốn nói lời xin lỗi về những chính sách đưa đến rất nhiều người chết trong chiến tranh VN?”. Kissinger cho rằng đó là một câu hỏi “hoàn toàn không thích hợp”. Không phải ngẫu nhiên Brian và các cử tọa chọn Kissinger để đưa ra câu hỏi này.
Henry Kissinger năm nay 82 tuổi, là người được chờ đợi nhất từ cả hai phía: những người đánh giá cao ông và những người chống đối ông. Đã rất lâu, Kissinger không xuất hiện ở những nơi có đông công chúng như thế này. Ông nói: “Tôi không hối tiếc gì về những điều đã làm. Những đóng góp của tôi đã giúp kiến tạo nên một thế giới hiện đang tồn tại. Tôi đã có cơ hội mà bất cứ ai cũng đều mong ước”.
“Lịch sử có thể đã được viết theo một cách khác hay không, nếu Tổng thống Franklin Rosevelt, một người chống chế độ thuộc địa, không chết vào năm 1945, hoặc Tổng thống Kennedy đã không bị ám sát?”.
Ba sử gia của các trường đại học Mỹ đã mở đầu như vậy cho phần hội thảo “Hoa Kỳ đã can dự vào VN như thế nào?”. Giáo sư Marilyn Young cho rằng: “Khi Washington quyết định thay chân Pháp không có nghĩa là Hoa Kỳ muốn làm “thực dân mới”. Sau cuộc chiến Triều Tiên, Hoa Kỳ lo ngại sự bành trướng của Liên Xô và Trung Quốc vào phần còn lại của châu Á”.
Gần 20 năm sau, khi Kissinger bí mật đến Bắc Kinh và Nixon bắt đầu yên tâm với Trung Quốc, người Mỹ mới bớt lo ngại về “mối nguy” này. Tuy nhiên, ông Jack Valenti, trợ lý đặc biệt của Tổng thống Johnson, cho rằng lý thuyết domino của những người làm chính sách hồi thập niên 1950, 1960 chỉ là “một câu chuyện thần thoại đầy ảo tưởng”.
Không dùng những lời lẽ khái quát của các sử gia, ông Theodore Sorensen, một cố vấn thân cận đồng thời là người viết diễn văn cho Tổng thống Kennedy, kể lại rằng: “Sau vụ “vịnh Con Heo” và vụ Liên Xô đưa tên lửa vào Cuba, những người xung quanh Tổng thống Kennedy lặp đi lặp lại với tổng thống rằng con đường duy nhất để bảo vệ Nam VN chỉ có thể là đưa quân đến đó”. Sau khi Kennedy bị ám sát, theo GS Robert D. Schulzinger: “Tổng thống kế nhiệm, Lyndon B. Johnson, chỉ việc tiếp tục những gì ông Kennedy đã khởi sự”.
Ông Jack Valenti kể lại rằng VN đã tràn ngập văn phòng của Tổng thống Johnson lúc đó. Ông nói: “Tin tức về những chiếc máy bay bị bắn rơi, về những người lính bị chết về đến văn phòng tổng thống mỗi ngày.
Thật không dễ dàng gửi sang VN những chàng trai trẻ thay cho những người vừa chết hết đợt này đến đợt khác”. Jack Valenti nói: “Tổng thống Johnson suốt ngày lo lắng chúng ta có thể gây ra Thế chiến thứ III mất”. Trong một đoạn băng ghi năm 1966 được công bố, Johnson nói: “Tôi biết chúng ta không nên có mặt ở VN, nhưng tôi không thể rút ra”.
Nếu như không còn sự bàn cãi nào về sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh VN thì vấn đề “ai là người chiến thắng?” lại vẫn còn được đề cập đến. Henry Kissinger cho rằng: “Chúng ta đã đánh bại chính mình vì sự chia rẽ giữa nhân dân Mỹ”. Tướng Alexander Haig, từng làm phó cho Henry Kissinger và là ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, đồng tình: “Chúng ta không thua VN mà chúng ta bỏ ngang”. Không né tránh như các chính khách trong cuộc, GS Marilyn Young khẳng định: “Người VN đã thắng”.
Dù là một quan chức đánh giá rất cao vai trò của ông Kissinger, Jack Valenti cho rằng: “Điều đầu tiên tôi học được là ta không thể thắng một cuộc chiến nếu không có sự ủng hộ của dân chúng”. Tuy nhiên, theo ông: “Cho dù ta có một quân đội thế nào thì chúng ta cũng không thể xâm chiếm một nước khác và thắng cuộc nổi dậy của chính dân chúng ở đó với truyền thống, tôn giáo và văn hóa của họ”.
Vết thương Việt Nam
Brian Williams bắt đầu với lời nhập đề: “Nước Mỹ đã mang trên mình nhiều thương tích, nhưng không có vết thương nào đau và khó lành như vết thương chiến tranh VN”. Thế nhưng, theo Tổng thống Jimmy Carter: “Những bài học VN lại đã bị làm ngơ trong cuộc chiến tranh Iraq”. Một cử tọa đã hỏi cựu đại sứ Mỹ tại VN, ông Pete Peterson: “Thế những người VN, họ có rút ra bài học nào không?”.
Ông Peterson nói rằng: “Họ tuyên bố họ là người chiến thắng, nhưng trong chỗ riêng tư, họ cũng nhìn nhận những bài học của mình”. Không né tránh một câu hỏi về vấn đề chất da cam, ông Peterson nói: “Có lẽ đã đến lúc Mỹ cũng cần tham gia việc tẩy rửa những vùng ô nhiễm”. Khi được hỏi: “Ông có cho rằng người Mỹ còn món nợ chất da cam cần được đền bù không?”. Cựu ngoại trưởng Kissinger cũng nói rằng ông “sẵn sàng đón nhận khái niệm Hoa Kỳ đền bù cho VN về việc dùng hóa chất tác nhân cam để khai quang”.
Đến câu hỏi thứ hai của tôi thì không hiểu tại sao ông Kissinger dừng câu trả lời lại, ông hỏi: “Anh có phải là người Bắc Việt?”. Tôi xác nhận. Ông nói: “Tôi chưa trở lại VN vì có quá nhiều hi vọng bị chôn vùi ở đó. Nhưng những cảm giác mà tôi có thể giữ lại bây giờ là sự thân thiện. Tôi ủng hộ chính sách hòa giải với VN.
Tôi chưa đích thân trở lại đó để chứng kiến các tiến bộ đã đạt được, nhưng tôi cầu chúc họ mọi sự tốt lành”. Rồi khi ông Kissinger đứng lên, GS Thomas A. Bass, một nhà báo và là một chuyên gia về VN, hỏi: “Ông có muốn chụp một tấm hình với nhà báo Bắc Việt này?”. Ông Kissinger nói: “Tại sao lại không nhỉ”.
Boston, Hoa Kỳ
HUY ĐỨC
Từ khóa » Tổng Thống Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam
-
Vài Nét Về 5 đời Tổng Thống Mỹ Trong Chiến Tranh Việt Nam
-
Chiến Tranh Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
5 đời Tổng Thống Mỹ Trong Chiến Tranh Việt Nam - Angelicupstarts
-
“Chiến Lược” Thất Bại Của Các Tổng Thống Mỹ Trong Chiến Tranh Việt ...
-
5 đời Tổng Thống Mỹ Trong Chiến Tranh Việt Nam | Tidy
-
Chiến Thắng 30/4: Những Con Số Biết Nói
-
5 đời Tổng Thống Mỹ Trong Chiến Tranh Việt Nam - Hải Tặc Bóng Đêm
-
Chiến Tranh Việt Nam: Người Mỹ Xâm Lược Hay 'chỉ Can Thiệp'? - BBC
-
5 Đời Tổng Thống Mỹ Muốn THAY ĐỔI CẢ THẾ GIỚI Nhưng Phải ...
-
Các Tổng Thống Hoa Kỳ Và Chiến Tranh Việt Nam - Cái Đình
-
CUỘC CHIẾN NHIỆM KỲ CỦA CÁC TỔNG THỐNG HOA KỲ Ở ...
-
VIỆT NAM - HOA KỲ: 25 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG - Hữu Nghị
-
Tài Liệu Mỹ Phơi Bày Bí Mật Và Dối Trá Về Chiến Tranh Việt Nam
-
Vài Nét Về 5 Đời Tổng Thống Mỹ Trong Chiến Tranh Việt Nam (03)