Chiến Tranh Việt Nam Và Những Số Liệu ấn Tượng
Có thể bạn quan tâm
Trước khi bùng nổ cuộc chiến tranh với Việt Nam, Hoa Kỳ đã trải qua khoảng 150 cuộc chiến với hàng ngàn chiến dịch, hàng vạn trận đánh từ năm 1776 đến 1953.
Trải qua 177 chiến dịch quân sự với hàng chục ngàn cuộc hành quân và trận đánh, bao gồm 130 chiến dịch trên bộ, 34 chiến dịch trên không, và 13 chiến dịch trên biển, Chiến tranh Việt Nam (cách gọi theo ngôi thứ nhất của Mỹ), trở thành cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ mà người Mỹ đã thua với sự thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật, trí thức Hoa Kỳ.
Theo danh sách vẫn đang được cập nhật bổ sung của Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, và Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam thì tổng thương vong của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam là 365.157 quân.
Trong số hơn 36 vạn quân Mỹ thương vong, có 58.168 lính chết trong chiến đấu (kill in action). Bản danh sách đầu tiên năm 1982 là gồm 57.939 người, và 1.875 người vẫn còn mất tích (tính đến năm 2004).
Trong số 58.168 người Mỹ chết trận, có 7.878 sĩ quan. Trong số sĩ quan tử trận, có 426 tư lệnh và sĩ quan chỉ huy. Sự tổn thất to lớn của Mỹ ở Việt Nam đã vượt Thế chiến I và chiến tranh Triều Tiên.
Có hơn 6 triệu người Mỹ sinh hoạt, hoạt động ở Việt Nam. Trong số những người Mỹ đó có 2.709.918 người mặc đồng phục (in uniform) hoặc/và phục vụ khu vực giao tranh. Trong số những người đó có khoảng 55-60 vạn binh lính phục vụ cho chính phủ Mỹ ở Việt Nam. Tổng số cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam chiếm 9,7% cả thế hệ của họ….
Đối với quân đội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam căng thẳng hơn cả Thế chiến II. Trung bình mỗi người lính bộ binh Mỹ trong chiến tranh Thái Bình Dương (thuộc Thế chiến II) tốn khoảng 40 ngày chiến đấu trong 4 năm. Nhưng trung bình mỗi người lính bộ binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tốn khoảng 240 ngày chiến đấu trong 1 năm nhờ chiến thuật Trực thăng vận.
Kèm theo sự tổn thất to lớn về sinh lực, nhân mạng là sự phá sản của 3 chiến lược chiến tranh (Đặc biệt, Cục bộ, Việt Nam hóa), 2 chiến thuật tác chiến (Tìm và Diệt – Search and Destroy [S&D], Quét và Giữ – Clear and Hold), chiến lược Quét và Giữ (Clear and Hold) được tướng Creighton Abrams áp dụng tại Việt Nam, thay cho chiến lược Tìm và Diệt của Westmoreland, sau khi ông thay thế Westmoreland làm tổng tư lệnh liên quân sau thất bại chiến lược của Hoa Kỳ trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Quét và Giữ về cơ bản là một chiến lược chống nổi dậy và chống chiến tranh du kích, bao gồm 3 yếu tố: Các chiến dịch quân sự – dân sự phối hợp, chiến dịch quân sự tác chiến, và chiến tranh thông tin.
Abrams đi ủy lạo lính bản xứ.
Ngoài ra, 3 loại hình chiến tranh công nghệ cao là chiến tranh điện tử (electronical warfare), chiến tranh hóa học (chemical warfare), và chiến tranh khí tượng (weather warfare), cùng với 2 chiến thuật quân sự Trực thăng vận và Thiết xa vận đều bị phá sản hoàn toàn ở Việt Nam. Đặc biệt chiến thuật Trực thăng vận sau này không còn được Mỹ sử dụng nữa, mà chuyển hẳn sang chuyển quân bằng máy bay phản lực hoặc xe tăng. Chiến trường Việt Nam đã đưa đến cái chết hoàn toàn cho chiến thuật Trực thăng vận thịnh hành một thời, đặc biệt sau chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.
Cuộc chiến tranh này đã in sâu vào lòng công chúng Mỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã đi vào văn hóa đại chúng như là một “hội chứng Việt Nam”. Tại Mỹ có hơn 30 ngàn sách, tiểu thuyết, truyện tranh viết về Chiến tranh Việt Nam; có 135 nhạc phẩm về Chiến tranh Việt Nam, gồm có 96 ca khúc phản chiến được lưu hành không chính thức, trong đó có 2 bài hát về cuộc thảm sát Đại học Tiểu bang Kent, khi cảnh sát Mỹ xả súng vào các sinh viên biểu tình ôn hòa phản đối chiến tranh (bài “Ohio” sáng tác năm 1970 và “Student Demonstration Time” năm 1971).
Tổng cộng có 64 phim điện ảnh Hollywood về Chiến tranh Việt Nam (bao gồm 6 phim trong cuộc chiến và 58 phim sau cuộc chiến). Có 8 phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam (gồm 4 phim trong cuộc chiến và 4 phim sau cuộc chiến).
Có 54 trò chơi thương mại về Chiến tranh Việt Nam, trong đó có 47 trò chơi điện tử, bao gồm 37 trò chơi cho các máy Nintendo, Sega, Playstation và 10 trò chơi máy tính.
Hầu hết các sản phẩm văn hóa của người dân Mỹ đều nói lên rõ nét những yếu tố chính trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, như bản chất cuộc chiến, phong trào phản chiến, và tội ác chiến tranh.
Trong bộ truyện tranh Watchmen, một trong những thương hiệu truyện tranh lớn nhất ở Mỹ, có câu chuyện về việc trong khi Mỹ đang thua thì tổng thống Richard Nixon đã mời được tiến sĩ siêu nhân Manhattan can thiệp vào chiến tranh Việt Nam và giúp quân đội Mỹ thành công bình định miền Nam, sau đó xâm lược nốt miền Bắc. Kết quả Việt Nam trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.
Trong bộ phim danh tiếng Forrest Gump, nhân vật chính là một người thiểu năng trí tuệ. Tuy vậy, khi sang Việt Nam chiến đấu anh lại trở thành anh hùng khi cứu được trung đội trưởng thoát chết sau một trận đánh. Khi trở về, anh lại tham gia phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam cùng người yêu.
Trong bộ phim X-Men Origins: Wolverine, người sói Wolverine, một trong những nhân vật chính trong đội siêu anh hùng X-Men, đã từng chiến đấu và gây các tội ác chiến tranh, hãm hiếp, ấu dâm trong Chiến tranh Việt Nam.
(Tổng Hợp)
Tham khảo chi tiết về Chiến tranh Việt Nam
Đánh giá:
Chia sẻ bài này đến mọi người:
- Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
Có liên quan
Từ khóa » Tổn Thất Của Mỹ Trong Chiến Tranh Việt Nam
-
Tổn Thất Nhân Mạng Trong Chiến Tranh Việt Nam - Wikipedia
-
Chiến Tranh Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổn Thất Nhân Mạng Trong Chiến Tranh Việt Nam - Du Học Trung Quốc
-
Tổn Thất Khổng Lồ Của Mỹ Trong Cuộc Chiến Tại Việt Nam
-
Nước Mỹ Tốn Kém Như Thế Nào Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt ...
-
Danh Sách Tổn Thất Máy Bay Trong Chiến Tranh Việt Nam - Wikiwand
-
Những Người Mỹ Cuối Cùng Tử Thương Trong Chiến Tranh Việt Nam
-
Chiến Tranh Việt Nam Là Cuộc Chiến đắt đỏ Thứ 4 Mỹ Từng Tham Gia
-
Mỹ Tốn 738 Tỷ USD Trong Chiến Tranh Việt Nam
-
Sự Khốn Cùng Của Lính Mỹ Trong Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
-
Hậu Quả Của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam (1954-1975) - USSH
-
Hình ảnh Khó Quên Trong Chiến Tranh Việt Nam - Hànộimới
-
Mỹ Và Chư Hầu đã Chết Bao Nhiêu Lính Trong Chiến Tranh Việt Nam?
-
Tài Liệu Mỹ Phơi Bày Bí Mật Và Dối Trá Về Chiến Tranh Việt Nam