Chiến Tranh - Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Ancient Warfare: Stele of the Vultures, c 2500 BC Medieval Warfare: Battle of Tewkesbury, 1471Early Modern Warfare: Retreat from Moscow, 1812 Industrial Age Warfare: Battle of the Somme, 1916Modern warfare: Into the Jaws of Death, 1944 Nuclear War: Nuclear weapon test, 1954
Theo chiều kim đồng hồ từ ảnh trên cùng bên trái: Tấm bia của Kền kền có niên đại khoảng năm 2500 TCN; Trận Hastings năm 1066; Trận sông Somme năm 1916; Một cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1954; Trận Normandie năm 1944; Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Napoleon rút quân khỏi nước Nga năm 1812.
Bài viết này thuộc loạt bài về
Chiến tranh
Lịch sử
  • Tiền sử
  • Cổ đại
  • Trung đại
  • Cận đại
  • Hiện đại
    • Công nghiệp
    • Thế hệ thứ tư
Chiến trường
  • Biển
  • Đất liền
  • Không
  • Không gian
  • Lòng đất
  • Thông tin
Vũ khí
  • Bộ binh
  • Kỵ binh
  • Cơ giới
  • Pháo
  • Pháo kích càn quét
  • Ngụy trang
  • Sinh học
  • Hóa học
  • Phản thông tin
  • Máy bay không người lái/Robot
  • Điện tử
  • Tuần kích
  • Âm nhạc
  • Hạt nhân
  • Tâm lý
  • Phóng xạ
  • Quy ước
  • Phi quy ước
Chiến thuật
  • Chiến tranh cơ động
  • Chiến tranh du kích
  • Chiến tranh mạng
  • Chiến tranh phi đối xứng
  • Chiến tranh phi quy ước
  • Chiến tranh quy ước
  • Chiến tranh tiêu hao
  • Chiến tranh toàn diện
  • Chiến tranh ủy nhiệm
  • Chống nổi loạn
  • Trận đánh
Đại chiến lược
  • Chính trị
  • Hạn chế
  • Kinh tế
  • Mặt trận
  • Tôn giáo
  • Tổng lực
  • Triết học chiến tranh
  • Xung đột văn hóa
  • Ý thức hệ tư tưởng
Quản trị
  • Chính sách
  • Nghĩa vụ
  • Quân chủng
    • Hải quân
    • Không quân
    • Lục quân
    • Lực lượng dù
    • Lực lượng không gian
    • Thủy quân lục chiến
Tổ chức
  • Cấp bậc
  • Chỉ huy
  • Học thuyết quân sự
  • Nhân viên quân sự
  • Tình báo
Quân nhân
  • Chế độ quân dịch bắt buộc
  • Phụ nữ trong quân đội
  • Quấy rối tình dục trong quân đội
  • Trẻ em trong quân đội
Hậu cần
  • Công nghệ và thiết bị
  • Chuỗi cung ứng quân sự
  • Công binh
  • Tài nguyên chiến tranh
Khoa học
  • Giảm sức mạnh Gradien
Luật pháp
  • Thiết quân luật
  • Tòa án quân sự
  • Tội ác chiến tranh
Lý thuyết
  • Kiểm soát trên không
Liên quan
  • Bạo lực tình dục trong chiến tranh
  • Chiến dịch quân sự
  • Chiến lược răn đe
  • Chiến tranh lạnh
  • Chiến tranh lấy mạng làm trung tâm
  • Chiến tranh phi đối xứng
  • Chiến tranh thế giới
  • Chiến tranh ủy nhiệm
  • Diễn tập quân sự
  • Hoạt động quân sự
  • Lính đánh thuê
  • Ngựa trong chiến tranh
  • Phim chiến tranh
  • Phong trào chống chiến tranh
  • Tiểu thuyết chiến tranh
  • Vận trù học
Danh sách
  • Bao vây
  • Chiến dịch
  • Chiến tranh
  • Chỉ huy
  • Tác phẩm quân sự
  • Trận đánh
  • Tội ác
  • Vũ khí
  • x
  • t
  • s

Chiến tranh (Tiếng Anh: war) là một mức độ xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội hoặc các nhóm bán quân sự như lính đánh thuê, quân nổi dậy và dân quân do sự mâu thuẫn về ý thức hệ, sắc tộc và tôn giáo nhằm tranh giành lợi ích về kinh tế và chính trị. Nó thường được đặc trưng bởi bạo lực cực đoan, xâm lược, phá hủy và tử vong, sử dụng lực lượng quân sự thường xuyên hoặc không thường xuyên. Chiến tranh đề cập đến các hoạt động và đặc điểm chung của các loại chiến tranh, hoặc của các cuộc chiến nói chung.[1] Chiến tranh toàn diện là chiến tranh không bị giới hạn trong các mục tiêu quân sự hợp pháp, và có thể dẫn đến những đau khổ và thương vong dân sự không chiến đấu khác.

Các nghiên cứu học thuật về chiến tranh đôi khi được gọi polemology trong tiếng Anh (/ˌpɒləˈmɒləi/ POL-ə-MOL-ə-jee), từ tiếng Hy Lạp polemos, có nghĩa là "chiến tranh", và -logy, ý nghĩa "việc nghiên cứu".

Trong khi một số học giả coi chiến tranh là một khía cạnh phổ quát và tổ tiên của bản chất con người,[2] những người khác cho rằng đó là kết quả của hoàn cảnh văn hóa xã hội, kinh tế hoặc sinh thái cụ thể.[3]

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân của chiến tranh thường do mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo.

Nói tóm lại, chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra. Chỉ khi nào tồn tại 2 bên đối nghịch nhau thì chiến tranh mới bùng nổ. Những hình thức chiến tranh đi từ hình thức thô thiển như chiến tranh vũ trang đến thể loại chiến tranh vi tế như sử dụng văn hóa để công kích.

Tính chất đặc trưng của các ý thức hệ là tìm cách đồng hóa các ý thức hệ còn lại để còn lại một thể duy nhất. Chiến tranh có thể xem như quá trình đồng hóa các hệ ý tưởng của các bên đối lập nhau. Chiến tranh leo thang là do sự đồng hóa này chưa dừng lại.

Hậu quả của chiến tranh không chỉ có sự hoang tàn mà còn có cả sự tiến bộ. Chiến tranh là thành phần không thể thiếu trong quá trình tiến hóa của tất cả các sinh vật, đoàn thể, tổ chức hầu đạt được mục tiêu sống còn và phát triển.

Theo các học thuyết lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người theo thuyết lịch sử chú ý đến khía cạnh bất khả kháng của chiến tranh, họ cho rằng nó ngẫu nhiên như là một tai nạn giao thông. Có thể có các điều kiện, tình huống giống như là sắp xảy ra chiến tranh nhưng người ta không thể tiên đoán được thời gian và địa điểm xảy ra chiến tranh. Các nhà xã hội học phê phán cách tiếp cận này, họ cho rằng sự bắt đầu của các cuộc chiến tranh là do một số nhà lãnh đạo đưa ra, đó không phải là tai nạn thuần túy. Vẫn còn có những bất đồng nhưng thực sự rất khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống tiên đoán về chiến tranh.

Theo các học thuyết tâm lý chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thuyết này, chiến tranh xuất phát từ tâm lý của con người, cho rằng đó là "bản năng xâm lược" của con người, là "hành vi" của con người. Các đại diện của thuyết này như E.F.M. Durban và John Bowlby cho rằng loài người đặc biệt là đàn ông sinh ra đã có thói quen xung đột. Thông thường những loại xung đột này bị kìm nén bởi xã hội, nó cần một cơ hội để giải thoát các xung đột bằng chiến tranh.

Theo các học thuyết về nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Học thuyết nhân khẩu có 2 nhóm: những người theo thuyết Malthus và những người theo thuyết bùng nổ dân số trẻ.

Học giả người Anh Thomas Robert Malthus (1766–1834) cho rằng dân số luôn tăng dù chúng bị hạn chế bởi chiến tranh, bệnh tật và đói kém. Đây là lý thuyết được tính toán với xã hội trước đây khi mà nền sản xuất chưa phát triển và tỷ lệ tăng dân số không điều khiển được. Theo thuyết Malthus thì sự mất cân bằng giữa việc tăng dân số và tăng thức ăn là nguồn gốc của xung đột. Nghĩa là trong khi dân số tăng theo cấp số nhân thì nguồn tài nguyên, của cải lại tăng theo cấp số cộng tạo ra sự mất cân đối dẫn đến chiến tranh. Lý thuyết bùng nổ dân số trẻ lại quan niệm do sự mất cân đối giữa những lực lượng trẻ được đào tạo, đến tuổi trưởng thành, cần có việc làm và số lượng những vị trí có thể cho họ trong xã hội là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự nổi loạn trong xã hội (bao gồm cả chiến tranh). Theo các học thuyết này "con người cần thức ăn, cần vị trí nên họ bắn nhau".

Theo học thuyết của Chủ nghĩa Marx

[sửa | sửa mã nguồn]

Khái niệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội mang tính lịch sử, là hoạt động đấu tranh giữa các giai cấp, các nhà nước, các lực lượng chính trị có địa vị, lợi ích đối lập nhau trong một nước hoặc giữa các nước nhằm đạt được mục đích chính trị nhất định.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử.
  • Là hoạt động đấu tranh vũ trang (bạo lực vũ trang) có tổ chức.
  • Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp không thể điều hòa. Trong đó, chế độ chiếm hữu tư nhân là nguồn gốc kinh tế – nguồn gốc sâu xa; đối kháng giai cấp là nguồn gốc xã hội – nguồn gốc trực tiếp của chiến tranh.

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyên nhân chung: Là sự tác động giữa phương thức sản xuất bóc lột và những hiện tượng chính trị – xã hội do phương thức sản xuất đó sinh ra dưới hình thức bạo lực vũ trang của giai cấp này đối với giai cấp khác.
  • Nguyên nhân đặc thù: Là sự tác động của những chính sách hiếu chiến, phản động của giai cấp thống trị, những kẻ cầm đầu nhà nước, tổ chức hoặc nhóm cực đoan.
  • Nguyên nhân đơn nhất: Là sự tác động có tính đột biến, tức thì từ những nhân tố cá biệt như cá tính bất thường của cá nhân cầm đầu tổ chức hoặc diễn biến không chuẩn xác của các thông tin, của phương tiện tiến hành chiến tranh,...trong những tình huống nhất định.

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân chung là cơ bản, xuyên suốt của mọi cuộc chiến tranh trong lịch sử loài người.

Bản chất của chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản chất của chiến tranh thể hiện trên hai mặt cơ bản luôn có sự thống nhất với nhau: Mặt chính trị và mặt bạo lực vũ trang. Chính trị là mục đích, bạo lực vũ trang là phương thức, biện pháp để thực hiện mục đích chính trị. Mặt chính trị và mặt phương thức bạo lực vũ trang không tách rời nhau.

Mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa chiến tranh và chính trị có mối quan hệ khắng khít, biện chứng với nhau. Trong đó, chính trị quyết định chiến tranh và chiến tranh tác động to lớn trở lại đối với chính trị. Thực chất, đây là mối quan hệ giữa hai hiện tượng xã hội, mỗi hiện tượng bao gồm lực lượng vật chất và tinh thần, giữa tư tưởng và tổ chức. Đây là mối quan hệ đa chiều.

Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau:

+ Chính trị chỉ đạo, chi phối, quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh, quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang; sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ,mục tiêu mới cho giai cấp, xã hội trên cơ sở những thắng lợi hay thất bại của chiến tranh.

+ Ngược lại chiến tranh là một bộ phận, một phương tiện của chính trị, là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị.

Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương thức tác chiến, vũ khí, trang bị, song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay đổi, chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của nhà nước và giai cấp nhất định.

Đường lối chính trị của đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chiến tranh bất đối xứng là một cuộc xung đột giữa những kẻ hiếu chiến ở các cấp độ khác nhau về năng lực hoặc quy mô quân sự.
  • Chiến tranh sinh học, hay chiến tranh vi trùng, là việc sử dụng các chất độc sinh học được vũ khí hóa hoặc các tác nhân truyền nhiễm như vi khuẩn, virus và nấm.
  • Chiến tranh hóa học liên quan đến việc sử dụng hóa chất vũ khí trong chiến đấu. Khí độc làm vũ khí hóa học chủ yếu được sử dụng trong Thế chiến I, và dẫn đến hơn một triệu thương vong ước tính, bao gồm hơn 100.000 dân thường. [4]
  • Chiến tranh lạnh là một cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt mà không có xung đột quân sự trực tiếp, nhưng với một mối đe dọa kéo dài, bao gồm mức độ chuẩn bị, chi tiêu và phát triển quân sự cao, và có thể liên quan đến xung đột tích cực bằng các biện pháp gián tiếp, như chiến tranh kinh tế, chiến tranh chính trị, bí mật hoạt động, gián điệp, chiến tranh mạng hoặc chiến tranh ủy nhiệm.
  • Chiến tranh thông thường được tuyên chiến giữa các quốc gia trong đó vũ khí hạt nhân, sinh học hoặc hóa học không được sử dụng hoặc không được triển khai hạn chế.
  • Chiến tranh mạng liên quan đến các hành động của một tổ chức quốc gia hoặc quốc tế để tấn công và cố gắng làm hỏng hệ thống thông tin của quốc gia khác.
  • Nổi dậy là một cuộc nổi loạn chống lại chính quyền, khi những người tham gia cuộc nổi loạn không được công nhận là người hiếu chiến (chiến binh hợp pháp). Một cuộc nổi dậy có thể được chiến đấu thông qua chiến tranh chống nổi dậy, và cũng có thể bị phản đối bởi các biện pháp bảo vệ dân chúng, và bằng các hành động chính trị và kinh tế thuộc nhiều loại nhằm phá hoại các yêu sách của quân nổi dậy chống lại chế độ đương nhiệm.
  • Chiến tranh thông tin là ứng dụng của lực phá hoại trên quy mô lớn đối với các tài sản và hệ thống thông tin, chống lại các máy tính và mạng hỗ trợ bốn cơ sở hạ tầng quan trọng (lưới điện, thông tin liên lạc, tài chính và giao thông). [5]
  • Chiến tranh hạt nhân là chiến tranh trong đó vũ khí hạt nhân là phương thức chính, hoặc là phương thức chính để đạt được sự đầu hàng.
  • Chiến tranh toàn diện là chiến tranh bằng mọi cách có thể, bất chấp luật chiến tranh, không đặt giới hạn cho các mục tiêu quân sự hợp pháp, sử dụng vũ khí và chiến thuật dẫn đến thương vong dân sự đáng kể hoặc yêu cầu một nỗ lực chiến tranh đòi hỏi sự hy sinh đáng kể của dân chúng thân thiện.
  • Chiến tranh độc đáo, trái ngược với chiến tranh thông thường, là một nỗ lực để đạt được chiến thắng quân sự thông qua sự thông qua gây sức ép, thủ tiêu lãnh đạo hoặc hỗ trợ bí mật cho một bên của một cuộc xung đột hiện có.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các sự kiện quân sự cấu thành lịch sử một cuộc chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến cuộc là hình thức tác chiến chiến lược bao gồm một số chiến dịch, chiến dịch chiến lược và các hình thức tác chiến khác diễn ra trong không gian rộng (một hoặc một số chiến trường trên bộ và có thể cả trên biển), trong một thời gian tương đối dài (mấy tháng, mấy mùa) nhằm đạt những mục đích quân sự – chính trị của chiến tranh. Chiến cuộc thường được gọi tên theo chiến trường (VD: Chiến cuộc Bắc Phi), theo thời gian – năm hay mùa diễn ra chiến cuộc (chẳng hạn Chiến cuộc Đông Xuân 1953–1954). Chiến cuộc là đối tượng nghiên cứu của chiến lược quân sự.

Chiến dịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch là toàn bộ nói chung các trận chiến đấu diễn ra trên một chiến trường và trong một thời gian, tiến hành theo kế hoạch và ý định thống nhất, nhằm thực hiện mục đích chiến lược nhất định. Ví dụ: Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến dịch cũng là toàn bộ nói chung những việc làm tập trung và khẩn trương, tiến hành trong một thời gian nhất định, nhằm thực hiện một mục đích nhất định. Ví dụ:

  • Phát động chiến dịch phòng bệnh mùa hè
  • Mở chiến dịch truy quét tội phạm trên toàn quốc

Trận đánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đánh là một cuộc đánh của cả hai phe địch và phe ta trong những khoảng thời gian lâu dài, nhiều người chết chóc.

Vũ khí và phương tiện trong lịch sử chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn] Thời xưa

Các vũ khí sử dụng trong chiến tranh thời xưa có:

  • Vũ khí lạnh như: Cung tên, kiếm, máy bắn đá,...
  • Phương tiện: Người, ngựa, tàu,...
Thời hiện đại
  • Vũ khí: Súng, lựu đạn, bom, chất độc, bom nguyên tử,...
  • Phương tiện: Người, xe tăng, máy bay, trực thăng, tàu,...

Vũ khí cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ khí là những phương tiện được con người sử dụng phục vụ cho chiến tranh, dùng để gây sát thương hay để tự vệ. Vũ khí cá nhân thường được binh sĩ mang bên người, thay đổi và cải tiến qua các thời kỳ. Từ thời tiền sử đến nay, vũ khí chiến tranh cá nhân đã được thay đổi và cải tiến rất nhiều. Đến nay, vũ khí cá nhân đã đạt đến tiến bộ và có hiệu quả cao và đang được cải tiến hiện đại hơn trong tương lai

Vũ khí hỏa lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại vũ khí có hỏa lực mạnh, như pháo, thuốc nổ,...

Phương tiện cơ giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại phương tiện như xe thiết giáp, xe tăng,...

Phương tiện bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Xưa khinh khí cầu được dùng để do thám trận địa. Nay máy bay đã thay thế khí cầu, dùng để oanh tạc, do thám và là phương tiện quan trọng trong mỗi cuộc chiến tranh hiện đại.

Phương tiện hàng hải và đường thủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại phương tiện trên biển như thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm và đặc biệt là tàu ngầm. Việc sử dụng các phương tiện trên biển đã có từ rất lâu trong lịch sử chiến tranh.

Phương tiện vũ trụ

Các loại phương tiện hoạt động trong không gian vũ trụ như: vệ tinh do thám, vệ tinh mang vũ khí, trạm không gian, tàu chiến không gian, hành tinh hạm, việc sử dụng các phương tiện trong vũ trụ vẫn còn ở giai đoan sơ khai.

Trong tổng thể quan hệ xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh và chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỉnh cao là Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ ở cuối thế kỷ XX.

Ảnh hưởng của ngoại giao đối với chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh có thể gây nên sự thù địch hoặc hòa giải giữa các nước.

Chiến tranh và kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều cường quốc như Mỹ, Nga,.... dựa vào chiến tranh để làm giàu bằng việc buôn vũ khí. Nhưng hầu hết các cuộc chiến tranh đều gây tổn thất nặng nề về nền kinh tế các nước tham chiến.

Chiến tranh và văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh là niềm cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, thi ca và tiểu thuyết nổi tiếng trên thế giới như: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, sử thi Iliad và Odyssey, Tam quốc diễn nghĩa,...Chiến tranh cũng đi vào nhiều truyền thuyết dân gian không kém phần vĩ đại và thu hút.

Chiến tranh và tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh tôn giáo là một phần của lịch sử loài người. Thời điểm từ thế kỷ X–XV xảy ra rất nhiều các cuộc chiến tranh tôn giáo. Nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh này là sự xung khắc, mâu thuẫn giữa các phe phái tôn giáo khác nhau.

Chiến tranh và mạng xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh xuất hiện trong nhiều video tuyên truyền cũng như các bộ phim, game hành động về đề tài này trên các mạng xã hội hiện nay.

Các cuộc chiến từng xảy ra trên thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.
  1. ^ Khoảng năm 1475 TCN, Trận Megiddo, quân Ai Cập do Pharaon Thutmosis III thân chinh thống lĩnh đại phá tan nát liên quân Canaan – Kadesh – Megiddo – Mitanni do đích thân vua xứ Kadesh chỉ huy.
  2. ^ Năm 1275 trước Công Nguyên, Trận Kadesh (trong chiến dịch chinh phạt Syria lần thứ nhất của người Ai Cập), Pharaon Ai Cập là Ramesses II xuất chinh giành chiến thắng kiểu Pyrros trước vua Muwatalli II nước Hittite.
  3. ^ Năm 490 TCN, Trận Marathon (trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ nhất), quân Athens do danh tướng Miltiades chỉ huy đập tan cuộc xâm lăng của Đế quốc Ba Tư dưới thời vua Darius I.
  4. ^ Năm 481 TCN, Trận Thermopylae (trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ hai), quân Sparta do đích thân vua Leonidas I thống suất chặn chân quân Ba Tư của vua Xerxes I.
  5. ^ Năm 480 TCN, Trận thủy chiến Salamis (trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ hai), thủy binh các thành bang Hy Lạp do danh tướng Themistocles chỉ huy đánh tan tác thủy binh Ba Tư do vua Xerxes I thân chinh thống lĩnh.
  6. ^ Năm 479 TCN, Trận Plataea (trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ hai), quân Sparta do danh tướng Pausanias chỉ huy nghiền nát quân Ba Tư của thống soái Mardonius.
  7. ^ Năm 371 TCN, Trận Leuctra (trong xung đột giữa các thành bang Hy Lạp), quân Thebes do hai danh tướng Epamonidas và Pelopidas cầm đầu đánh tan nát quân Sparta do đích thân vua Cleombrotus I chỉ huy.
  8. ^ Năm 338 TCN, Trận Chaeronea (trong xung đột giữa các thành bang Hy Lạp), vua xứ Macedonia là Philippos II cùng Thái tử Alexandros xuất chinh đè bẹp liên quân Athens - Thebes.
  9. ^ Năm 333 TCN, Trận Issus (trong cuộc chinh phạt Ba Tư của Alexandros Đại Đế), quân Macedonia do đích thân vua Alexandros Đại Đế chỉ huy đánh tan tác quân Ba Tư do vua Darius III thân chinh cầm đầu.
  10. ^ Năm 331 TCN, Trận Gaugamela (trong cuộc chinh phạt Ba Tư của Alexandros Đại Đế), quân Macedonia của vua Alexandros Đại Đế đè bẹp quân Ba Tư của vua Darius III.
  11. ^ Năm 326 TCN, Trận sông Hydaspes (trong cuộc chinh phạt Ấn Độ của Alexandros Đại Đế), quân Macedonia của vua Alexandros Đại Đế đánh tan tác quân Paurava của vua Porus.
  12. ^ Năm 280 TCN, Trận Heraclea (trong Chiến tranh Pyrros), quân Ipiros và các đồng minh Ý do vua Pyrros thân chinh thống lĩnh giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân La Mã do quan Tổng tài Publius Valerius Laevinus chỉ huy.
  13. ^ Năm 272 TCN, Trận vây hãm Sparta (trong xung đột giữa các thành bang Hy Lạp cổ), quân Sparta do vua Areus I và Hoàng tử Acrotatus thống suất đánh lui cuộc tấn công của quân Ipiros do đích thân vua Pyrros chỉ huy.
  14. ^ Năm 216 TCN, Trận Cannae (trong Chiến tranh Punic lần thứ hai), danh tướng Carthage là Hannibal đè bẹp quân La Mã của quan Tổng tài Gaius Terentius Varro.
  15. ^ Năm 204 TCN, Trận Tỉnh Hình (trận Bối Thủy - Hàn Tín phá Triệu), quân nước Hán do danh tướng Hàn Tín chỉ huy đập tan nát quân Triệu của tướng Trần Dư.
  16. ^ Năm 202 TCN, trận Zama (trong Chiến tranh Punic lần thứ hai), danh tướng La Mã là Scipio Africanus đánh thắng quân Carthage của danh tướng Hannibal.
  17. ^ Năm 31 TCN, Trận thủy chiến Actium (trong nội chiến La Mã) thủy binh của Marcus Antonius bị thủy binh của Octavianus tiêu diệt hoàn toàn.
  18. ^ Năm 9, Trận rừng Teutoburg (trong Chiến tranh La Mã-German), liên minh các bộ lạc người German do đích thân tù trưởng Hermann chỉ huy hủy diệt quân La Mã do quan Tổng tài Publius Quinctilius Varus.
  19. ^ Năm 101, Trận Tapae lần thứ hai (trong Chiến tranh Dacia), Hoàng đế La Mã là Traianus xuất chinh đánh thắng quân Dacia do đích thân vua Decebalus cầm đầu.
  20. ^ Năm 208, Trận Xích Bích (vào thời kỳ Tam Quốc, liên quân Thục - Ngô do Lưu Bị và Tôn Quyền chỉ huy đánh tan tác quân Ngụy do Tào Tháo cầm đầu.
  21. ^ Năm 251, Trận Abrittus (trong Chiến tranh La Mã-German), người Goth do đích thân vua Cniva chỉ huy đánh tan nát quân La Mã do Hoàng đế Decius thân hành thống lĩnh.
  22. ^ Năm 268, Trận Naissus (trong Chiến tranh La Mã-German), quân La Mã do đích thân Hoàng đế Claudius Gothicus thống suất nghiền nát người Goth.
  23. ^ Năm 312, Trận cầu Milvius (trong nội chiến La Mã), Quân đội của Hoàng đế Constantinus I Đại Đế đánh thắng quân Hoàng đế Maxentius.
  24. ^ Năm 357, Trận Argentorum (trong Chiến tranh La Mã-German), Hoàng đế La Mã là Julianus xuất chinh đại phá tan nát người Alamanni do đích thân Thượng vương Chnodomar cầm đầu.
  25. ^ Năm 367, Trận Solicinium (trong Chiến tranh La Mã-German), quân La Mã do Hoàng đế Valentinianus I thân chinh thống lĩnh đánh tan nát người Alemanni.
  26. ^ Năm 378, Trận Hadrianopolis (trong Chiến tranh La Mã-German), người Goth do vua Fritigern thân chinh thống suất đánh tan tác quân Đông La Mã do đích thân Hoàng đế Valens cầm đầu.
  27. ^ Năm 451, Trận Chalons (trong cuộc xâm lược châu Âu của người Hung Nô), liên quân Tây La Mã - Tây Goth - Frank do danh tướng Flavius Aetius, vua Theodoric và vua Merovech chỉ huy đập tan nát liên quân Hung Nô - Đông Goth - Gepid do vua Attila, vua Valamir và vua Ardaric cầm đầu.
  28. ^ Năm 627, Trận Nineveh (trong cuộc Chiến tranh La Mã-Ba Tư), quân Đông La Mã do đích thân Hoàng đế Heraclius thống suất đánh thắng quân Ba Tư do Đại tướng Rhahzadh cầm đầu.
  29. ^ Năm 636, Trận Yarmouk (trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Đông La Mã), quân Rashidun do các danh tướng Khalid ibn al-Walid, Abu Ubaidah ibn al Jarrah và Amr ibn al-A'as thống lĩnh đại phá tan tành liên quân Đông La Mã - Ghassān do Hoàng đế Heraclius cùng các Đại tướng Theodore Trithyrius, Vahan và Jabalah ibn al-Aiham chỉ huy.
  30. Năm 938, Trận Bạch Đằng, do Ngô Quyền (Ngô Vương) lãnh đạo đã chiến thắng thủy quân nhà Nam Hán
  31. ^ Năm 1014, Trận Kleidion (trong Chiến tranh Đông La Mã-Bungaria), quân Đông La Mã do Hoàng đế Basil II cùng Đại tướng Nikephoros Xiphias nghiền nát bấy quân Bulgaria do Sa hoàng Samuel và Hoàng tử Gavril Radomir cầm đầu.
  32. ^ Năm 1071, Trận Manzikert (trong Chiến tranh Đông La Mã-Seljuk) quân Đại Seljuk do Sultan Alp Arslan thân chinh thống lĩnh nghiền nát bấy quân Đông La Mã do đích thân Hoàng đế Romanos IV Diogenes cầm đầu.
  33. ^ Năm 1288, Trận thủy chiến Bạch Đằng (trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba), thủy binh nhà Trần do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy đè bẹp thủy quân nhà Nguyên của tướng Ô Mã Nhi.
  34. ^ Năm 1389, Trận Kosovo (trong Chiến tranh Serbia-Ottoman), quân Ottoman do Sultan Murad I thân chinh thống lĩnh giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân Serbia do đích thân vua Lazar cầm đầu.
  35. ^ Năm 1427, Trận Chi Lăng - Xương Giang (trong khởi nghĩa Lam Sơn), nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi và các công thần chỉ huy đè bẹp quân nhà Minh do tướng Liễu Thăng và nhiều tướng khác cầm đầu.
  36. ^ Năm 1444, Trận Varna (trong Chiến tranh Ottoman-Hungary), Đế quốc Ottoman của Sultan Murad II đập tan cuộc xâm lược của liên quân Ba Lan - Hungary do đích thân vua Władysław III thống lĩnh.
  37. ^ Năm 1453, Trận vây hãm Constantinopolis (trong Chiến tranh Đông La Mã-Ottoman), Sultan Ottoman là Mehmed II xuất chinh tiêu diệt hoàn toàn Đế quốc Đông La Mã của Hoàng đế Konstantinos VI.
  38. ^ Năm 1456, Trận vây hãm Beograd (trong Chiến tranh Ottoman-Hungary), quân Hungary do danh tướng János Hunyadi chỉ huy đánh thắng quân Ottoman do đích thân Sultan Mehmed II cầm đầu.
  39. ^ Năm 1475, Trận Vaslui (trong Chiến tranh Ottoman-Moldavia), liên quân Moldavia - Hungary do Vương công Stefan Đại đế thân chinh chỉ huy đánh thắng quân Ottoman của viên đại thần Hadân Suleiman Pasha.
  40. ^ Năm 1538, Trận thủy chiến Preveza (trong Chiến tranh Ottoman-Venezia (1537–1540)), thủy binh Ottoman của Đại Đô đốc Barbarossa Hayreddin Pasha tiêu diệt thủy binh các nước Nam Âu do Đại Đô đốc Andrea Doria chỉ huy.
  41. ^ Năm 1571, Trận thủy chiến Lepanto (trong Chiến tranh Ottoman-Venezia lần thứ năm), thủy binh các nước Nam Âu do thống soái Ritter Johann của Áo thống lĩnh đập tan tác thủy binh Ottoman của Đại Đô đốc Müezzinzade Ali Pasha.
  42. ^ Năm 1683, Trận Viên (trong Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ), quân Ba Lan - Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do vua Jan III Sobieski và Bá tước Ernst Rüdiger von Starhemberg chỉ huy đánh tan nát quân Ottoman do Đại Vizia Kara Mustafa Pasha cầm đầu.
  43. ^ Năm 1691, Trận Slankamen (trong Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ), Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do Ludwig Wilhelm, Bá tước xứ Baden-Baden chỉ huy đập tan nát quân Ottoman của Đại Vizia Köprülü Fazıl Mustafa Pasha.
  44. ^ Năm 1700, Trận Narva (trong Đại chiến Bắc Âu), quân Thụy Điển do đích thân vua Karl XII thống suất nghiền nát quân Nga do Nguyên soái Charles Eugène de Croÿ cầm đầu.
  45. ^ Năm 1702, Trận Zenta (trong Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ), Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh của Vương công Eugène de Savoie-Carignan nghiền nát quân Ottoman do đích thân Sultan Mustafa II cầm đầu.
  46. ^ Năm 1704, Trận Blenheim (trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha), quân Anh và Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do John Churchill, Công tước Marlborough thứ nhất và Vương công Eugène de Savoie-Carignan chỉ huy nghiền nát liên quân Pháp - Bayern do Camille d'Hostun, Quận công Tallard và Maximilian II Emanuel, Tuyển hầu tước xứ Bayern.
  47. ^ Năm 1706, Trận Torino (trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha), liên quân Áo - Phổ do Vương công Eugène de Savoie-Carignan và Leopold I xứ Anhalt-Dessau thống lĩnh đè bẹp liên quân Pháp - Tây Ban Nha do Philippe II, Quận công xứ Orleans chỉ huy.
  48. ^ Năm 1706, Trận Ramilies (trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha), liên quân Anh - Hà Lan do John Churchill, Quận công Marlborough thứ nhất chỉ huy nghiền nát liên quân Pháp - Bayern của François de Neufville, Quận công Villeroi và Tuyển hầu tước Maximilian II Emanuel.
  49. ^ Năm 1709, Trận Poltava (trong Đại chiến Bắc Âu), quân Nga do đích thân Sa hoàng Pyotr Đại đế thống lĩnh nghiền nát quân Thụy Điển của vua Karl XII.
  50. ^ Năm 1711, Trận sông Pruth (trong Đại chiến Bắc Âu), liên quân Ottoman - Krym do Đại Vizia Baltacı Mehmet Pasha và Hãn vương Devlet II Giray thống suất đại phá tan tác liên quân Nga - Moldavia do Sa hoàng Pyotr Đại Đế và Vương công Dimitrie Cantemir chỉ huy.
  51. ^ Năm 1715, Trận vây hãm Stralsund, liên quân Phổ - Đan Mạch - Nga - Sachsen do vua Friedrich Wilhelm I, vua Frederik IV và Nguyên soái Aleksandr Danilovich Menshikov thống suất đại phá tan nát quân Thụy Điển của vua Karl XII và danh tướng Magnus Stenbock.
  52. ^ Năm 1742, Trận Mollwitz (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ do nhà vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh đại thắng quân Áo do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen cầm đầu.
  53. ^ Năm 1745, Trận Hohenfriedberg (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh nghiền nát liên quân Áo - Sachsen do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen cầm đầu.
  54. ^ Năm 1745, Trận Soor (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ của vua Friedrich II Đại Đế đánh tan tác liên quân Áo - Sachsen của Vương công Karl Alexander xứ Lothringen và Georg Christian, Bá tước Lobkowitz.
  55. ^ Năm 1745, Trận Kesselsdorf (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ do Leopold I xứ Anhalt-Dessau thống suất đè bẹp liên quân Sachsen - Áo do Thống chế Friedrich August Rutowski chỉ huy.
  56. ^ Năm 1757, Trận Praha (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do nhà vua Friedrich II Đại Đế đích thân cầm đầu giành chiến thắng đắt đỏ trước quân Áo của Vương công Karl Alexander xứ Lothringen.
  57. ^ Năm 1757, Trận Roßbach (trong Chiến tranh Bảy Năm), vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ xuất chinh đại phá tan nát quân Pháp - Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do Charles de Rohan, Vương công Soubise và Joseph Friedrich người xứ Sachsen-Hildburghausen cầm đầu.
  58. ^ Năm 1757, Trận Leuthen (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do đích thân vua Friedrich II Đại Đế chỉ huy đại phá tan tác quân Áo do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen và Thống chế Leopold Joseph von Daun chỉ huy.
  59. ^ Năm 1758, Trận Zorndorf (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế cùng với các Trung tướng Friedrich Wilhelm von Seydlitz và Hans Joachim von Zieten thống suất đại thắng quân Nga do Đại tướng Wilhelm von Fermor chỉ huy.
  60. ^ Năm 1759, Trận Kunersdorf (trong Chiến tranh Bảy Năm), liên quân Nga - Áo do Nguyên soái Pyotr Semyonovich Saltykov và Phó Thống chế Ernst Gideon Freiherr von Laudon cầm đầu đại thắng quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế và Thống chế Friedrich Wilhelm von Seydlitz chỉ huy.
  61. ^ Năm 1760, Trận Liegnitz (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do đích thân vua Friedrich II Đại Đế thống lĩnh đập tan tác quân Áo do Thống chế Ernst Gideon Freiherr von Laudon cầm đầu
  62. ^ Năm 1760, Trận Torgau (trong Chiến tranh Bảy Năm), vua Friedrich II Đại Đế và Thống chế Hans Joachim von Zieten nước Phổ xuất chinh giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân Áo do Thống chế Leopold Joseph von Daun cầm đầu.
  63. ^ Năm 1762, Trận Burkersdorf (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do đích thân vua Friedrich II Đại Đế thống suất đè bẹp quân Áo do Thống chế Leopold Joseph von Daun chỉ huy.
  64. ^ Năm 1762, trận vây hãm Schweidnitz (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do đích thân vua Friedrich II Đại Đế thống lĩnh quét sạch quân Áo.
  65. ^ Năm 1762, Trận Freiberg (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do Hoàng tử Heinrich và Thống chế Friedrich Wilhelm von Seydlitz chỉ huy đại phá tan tác Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do Vương công Friedrich Carl zu Stolberg-Gedern cầm đầu.
  66. ^ Năm 1789, Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, quân Tây Sơn (do Nguyễn Huệ chỉ huy) đánh thắng quân nhà Thanh.
  67. ^ Năm 1805, Trận Thủy chiến Trafalgar, Đệ nhất đế chế Pháp (dưới thời Napoléon Bonaparte) thua Anh (do đô đốc Horatio Nelson chỉ huy).
  68. ^ Năm 1805, Trận Ulm, quân Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte cầm đầu nghiền nát quân Áo do Tướng Karl Mack chỉ huy.
  69. ^ Năm 1805, Trận Austerlitz (Trận Tam Hoàng), quân Pháp do Hoàng đế Napoléon thân chinh thống suất đánh tan tác liên quân Nga - Áo do chính các Hoàng đế Aleksandr I và Franz I cầm đầu.
  70. ^ Năm 1812, Trận Borodino, quân Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte thống lĩnh giành chiến thắng mang tính chiến thuật trước quân Nga do Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov chỉ huy.
  71. ^ Năm 1815, Trận Waterloo, quân Pháp đại bại trước liên quân Anh, Phổ, Nga, Áo, Bỉ, Hà Lan...
  72. ^ Năm 1870, Trận Sedan, liên quân Phổ - Bayern do vua Wilhelm I, Thống chế Helmuth Karl Bernhard von Moltke và Ludwig Freiherr von der Tann thống lĩnh đại phá tan tành quân Pháp do Hoàng đế Napoléon III và Thống chế Patrice MacMahon cầm đầu.
  73. ^ Năm 1905, Trận Thủy chiến Tsushima (Đối Mã), chiến tranh Nga-Nhật, hải quân đế quốc Nhật giành chiến thắng quyết định.
  74. ^ Năm 1914, Trận Liège (trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), Quân đội Đế chế Đức do Tướng Erich Ludendorff chỉ huy đại thắng quân Bỉ do Tướng Gérard Leman cầm đầu.
  75. ^ Năm 1914, Trận Biên giới Bắc Pháp (trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), quân Đức do Thống chế Helmuth Johann Ludwig von Moltke chỉ huy đập tan nát liên quân Pháp - Anh do Thống chế Joseph Joffre và Ngài John French cầm đầu.
  76. ^ Năm 1914, Trận sông Marne lần thứ nhất (trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), quân Đức do Thống chế Helmuth Johann Ludwig von Moltke cầm đầu bị liên quân Pháp - Anh của Thống chế Joseph Joffre và Ngài John French chặn đứng.
  77. ^ Năm 1915, Trận Gallipoli, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Ottoman đập tan tác liên quân Anh - Pháp.
  78. ^ Năm 1916, Trận Thủy chiến Jutland, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thủy binh Đức và Anh đánh nhau bất phân thắng bại.
  79. ^ Năm 1916, Trận Verdun, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức do Tướng Erich von Falkenhayn thống lĩnh và quân Pháp do Thống chế Philippe Pétain thống suất đánh nhau bất phân thắng bại.
  80. ^ Năm 1916, Trận sông Somme, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức do các Tướng Max von Gallwitz và Fritz von Below chỉ huy đánh nhau bất phân thắng bại với liên quân Anh - Pháp do các Tướng Douglas Haig và Ferdinand Foch cầm đầu.
  81. ^ Năm 1917, Trận Aisne lần thứ hai, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức do các Tướng Fritz von Below, Erich Ludendorff chỉ huy đại phá tan nát quân Pháp do các Tướng Robert Nivelle và Charles Mangin cầm đầu
  82. ^ Năm 1918, Trận sông Marne lần thứ hai, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, liên quân Anh - Pháp - Hoa Kỳ - Ý do Thống chế Ferdinand Foch chỉ huy đại thắng quân Đức do Tướng Erich Ludendorff cầm đầu.
  83. ^ Năm 1940, Trận Sedan (trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai), Quân đội Đức Quốc xã do các Thống chế Gerd von Rundstedt, Ewald von Kleist và tướng Heinz Guderian chỉ huy đại phá tan nát liên quân Pháp - Anh do Maurice Gamelin, Charles Huntziger và Patrick Playfair cầm đầu.
  84. ^ Năm 1940, Trận Arras (trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai), Quân đội Đức Quốc xã do Thống chế Erwin Rommel thống suất đập tan tác liên quân Anh - Pháp do Harold Franklyn chỉ huy.
  85. ^ Năm 1940, Trận Dunkerque (trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai), Quân đội Đức Quốc xã do các Thống chế Gerd von Rundstedt và Ewald von Kleist thống lĩnh nghiền nát bấy liên quân Anh - Pháp - Bỉ do Lord Gort, Maxime Weygand và Réne Prioux cầm đầu.
  86. ^ Năm 1941, Trận Trân Châu Cảng (trong Chiến tranh thế giới thứ hai), Nhật đánh Hoa Kỳ.
  87. ^ Năm 1942, Trận Midway (Chiến tranh thế giới thứ hai), Không quân Hoa Kỳ thắng Nhật.
  88. ^ Năm 1942 - 1943, Chiến dịch Stalingrad (Chiến tranh thế giới thứ hai), Đức thua Liên Xô.
  89. ^ Năm 1943, Chiến dịch Kursk (Chiến tranh thế giới thứ hai), Đức thua Liên Xô.
  90. ^ Năm 1944, Trận chiến vịnh Leyte (Chiến tranh thế giới thứ hai), Hoa Kỳ thắng Nhật.
  91. ^ Năm 1945, Chiến dịch Berlin (Chiến tranh thế giới thứ hai), Liên Xô thắng Đức.
  92. ^ Năm 1945, Chiến dịch Mãn Châu (Chiến tranh thế giới thứ hai), Liên Xô đánh Nhật, Nhật thua.
  93. ^ Năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thắng Pháp và Quốc gia Việt Nam.
  94. ^ Năm 1975, Chiến dịch Tây Nguyên 1975, quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thắng Việt Nam Cộng hòa.
  95. ^ Năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh, quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thắng Việt Nam Cộng hòa.
  96. ^ Hiện nay, xảy ra chiến tranh đẫm máu trong khu vực Trung Đông do Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) dẫn đầu.
  97. ^ Hiện nay, xảy ra chiến tranh Nga- Ukraine do Nga tấn công bất ngờ vào Ukraine

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiến tranh.
  • Cơ giới hóa chiến tranh
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940)
  • Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh
  • Hòa bình

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Warfare”. Cambridge Dictionary. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ Šmihula, Daniel (2013): The Use of Force in International Relations, p. 67, ISBN 978-80-224-1341-1.
  3. ^ James, Paul; Friedman, Jonathan (2006). Globalization and Violence, Vol. 3: Globalizing War and Intervention. London: Sage Publications.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chiến tranh tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • War tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)

Từ khóa » đất Nước Xảy Ra Chiến Tranh