Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 11 Tuổi Và 3 điều Bạn Nên Làm - Yêu Trẻ
Có thể bạn quan tâm
1. Chiều cao cân nặng trung bình của trẻ 11 tuổi
1.1. Chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 11 tuổi
Nếu không đề cập đến các số liệu thống kê, hẳn bạn cũng nhận thấy ở thực tế hiện nay, trẻ em Việt Nam có chiều cao dù được cải thiện nhiều hơn so với trước nhưng không đồng đều. Cân nặng của trẻ nói chung trẻ độ tuổi 11 tuổi nói riêng cũng vậy, có trẻ chỉ phát triển chiều cao nên trông khá gầy, còn có trẻ lại tăng cân quá mức so với tăng trường chiều cao bình thường của mình.
Trong thống kê chung theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam nói chung, trong đó có cả độ tuổi 11, thì mức tăng trưởng chiều cao cân nặng trung bình tăng rất thấp, ngay cả khi chế độ dinh dưỡng đã tốt hơn nhiều so với trước. Đầu năm 2019, đề cập đến vấn đề phát triển chiều cao của người Việt, qua thời gian 30 năm, người ta tính ra, mỗi 10 năm, người Việt chỉ cao thêm 1cm. Đây cũng là một phản thực tế rất cần lưu tâm.
Theo các chuyên gia, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trường chậm hay không đồng đều về chiều cao cân nặng là do di truyền, môi trường sống, lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Trong đó, dinh dưỡng chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất.
Bàn về chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam , trong đó gồm các độ tuổi kể cả độ tuổi 11, rất nhiều trẻ bị thấp bé nhẹ cân là do ngay từ thời kỳ bào thai đã không được chăm sóc tốt, đến các giai đoạn vàng tăng trưởng thể chất, các bé cũng không được bổ dung đầy đủ dinh dưỡng do nhiều yếu tố, kế đến, việc lười vận động sinh hoạt không khoa học cũng là tác nhân cản trở tăng trưởng chiều cao tốt nhất của trẻ.
Lứa tuổi 11 của trẻ em Việt Nam cũng không ngoài tình trạng trên. Đấy là lý do, bạn thấy khá rõ ràng sự không đồng đều về thể chất của trẻ độ tuổi này nói chung.
1.2. Chiều cao cân nặng trung bình của trẻ 11 tuổi hiện nay
Theo cập nhật mới nhất của các trang thông tin về phát triển chiều cao cân nặng nói chung của trẻ 11 tuổi hiện nay là:
- Trẻ 11 tuổi có cân nặng trung bình 36.9kg (với nữ), 35.6kg (với nam)
- Trẻ 11 tuổi có chiều cao trung bình 144cm (với nữ),143.5cm (với nam)
Dựa vào số liệu trung bình này, bạn có thể lấy làm cơ sở tham khảo, để theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ 11 tuổi nhà mình.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ 11 tuổi
Như đề cập sơ qua trong phần 1 của bài viết, trong sự tăng trưởng của trẻ nói chung, sẽ có các yếu tố ảnh hưởng đến đà tăng trưởng phát triển của bé là:
- Di truyền
- Môi trường sống
- Lối sống sinh hoạt
- Chế độ dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia, dinh dưỡng là yếu tố chiếm tỉ lệ cao nhất ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ , đến trên 30%. Yếu tố quan trọng thứ 2 phải kể đến là lối sống sinh hoạt, dù chỉ chiếm khoảng 20% nhưng là yếu tố có thể chủ động thay đổi. Do đó, bất kể là sự ảnh hưởng từ yếu tố nào, thì cải thiện dinh dưỡng khoa học và đủ chất, cũng như lối sống sinh hoạt chính là giải pháp góp phần giúp trẻ tăng chiều cao cân nặng của mình theo chiều hướng tích cực nhất.
3. 3 điều bạn nên làm để giúp trẻ 11 tuổi cải thiện chiều cao cân nặng của mình
Nếu con của bạn đang ở lứa tuổi 11 tuổi và có chiều cao cân nặng phát triển không đồng đều, bạn có thể thực hiện 3 việc quan trọng sau để giúp con cải thiện chiều cao cân nặng hiệu quả:
3.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và đủ chất
Dinh dưỡng cân bằng đủ chất nhờ 3 yếu tố:
- Dùng đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn và luôn đủ 4 nhóm dinh dưỡng.
- Tổ chức thực đơn phong phú đa dạng, các món ăn được chế biến cẩn thận đảm bảo cho sức khỏe.
- Tổ chức bữa ăn khoa học. Bạn có thể đáp ứng cho trẻ 3 bữa chính + 2 bữa phụ mỗi ngày để đảm bảo con nạp đủ dinh dưỡng cần thiết, nhất là với trẻ biếng ăn hoặc ăn ít.
Ngoài ra, tuân thủ một thời gian biểu khoa học cho việc tiêu thụ nạp năng lượng cũng cần được duy trì. Nếu con chưa có thói quen ăn uống tốt, bạn hãy giúp con làm điều đó cụ thể:
- Ăn đúng bữa
- Không bỏ bữa
- Không ăn quá no ở mỗi bữa ăn
- Hạn chế những nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn chiên rán nhiều giàu mỡ, thực phẩm quá nhiều chất béo hay nhiều đường.
- Tập thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Luôn uống đủ nước.
3.2. Giúp con có lối sống sinh hoạt lành mạnh
- Khuyến khích con tập thể dục đều đặn. Cho trẻ chọn một môn thể dục yêu thích và kiên trì tập luyện hàng ngày. Tăng cường vận động vô cùng cần thiết và có lợi cho sự phát triển chung của trẻ.
- Ngủ đủ giấc, ngủ sớm và không thức khuya.
- Tăng cường các hoạt động ngoài trời, tránh tình trạng dành quá nhiều thời gian hay giải trí với các thiết bị thông minh.
- Tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng hay áp lực kể cả chuyện học hành hay bất kỳ yếu tố nào khác nhất là về vẻ đẹp cơ thể, chiều cao hay cân nặng. Điều quan trọng là bạn giúp con hiểu rằng khỏe mạnh là điều quan trọng nhất. Sức khỏe không được quyết định bằng việc con cao vượt chuẩn hay phải giữ thân hình thon gọn như người mẫu. Vì, lứa tuổi này đang ở độ tuổi dậy thì, thường đa phần trẻ rất nhạy cảm về ngoại hình của mình, rất dễ cảm thấy áp lực về bề ngoài của bản thân.
3.3. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ chuyên khoa khi cần thiết
Trong trường hợp sau, bạn cần đưa con đi thăm khám, tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ chuyên khoa như:
- Con bạn có chiều cao cân nặng cách quá xa dù là thấp hơn hay cao hơn so với mức trung bình của trẻ 11 tuổi. Và, bạn đã nỗ lực giúp con cải thiện chiều cao và cân nặng một thời gian nhưng không hiệu quả.
- Trẻ có chiều cao cân nặng quá thấp so với chuẩn và kèm theo tình trạng biếng ăn kéo dài.
- Trẻ chỉ phát triển chiều cao, tăng trưởng cân nặng chậm, sức khỏe không tốt.
- Trẻ không tăng trưởng chiều cao đều đặn, nhưng tăng cân nhiều, kèm theo biểu hiện thèm ăn, ăn nhiều mất kiểm soát.
Và một số trường hợp khác, nếu bạn cảm thấy lo lắng thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, để kịp thời giúp trẻ cải thiện tốc độ tăng trưởng của mình đúng với tuổi. Điều này là rất cần thiết nhằm giúp trẻ phát huy hết được tốc độ phát triển trong độ tuổi này, tạo nền tảng vững chắc, để trẻ tăng trưởng đều đặn ở các năm sau của giai đoạn dậy thì.
Đến đây, bạn có thể thấy rằng, với tất cả chúng ta, chiều cao cân nặng của trẻ 11 tuổi có thể là một vấn đề đầy ưu tư, gắn với nỗi lo không hề nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động giúp trẻ cải thiện, cũng như phát huy tốt nhất tốc độ tăng trưởng của trẻ, bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và các thói quen sinh hoạt, vận động thể chất tích cực. Yeutre.vn hy vọng rằng, cho dù trẻ 11 tuổi nhà bạn đang ở hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể cùng con điều chỉnh, thiết lập lại một lịch trình sinh hoạt, ăn uống, rèn luyện thói quen ưu việt hơn, để không trì hoãn cơ hội tăng trưởng tốt nhất, cả về chiều cao lẫn cân nặng, trong độ tuổi này của con.
Cát Lâm tổng hợp
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cân Nặng Của Bé Trai 11 Tuổi
-
Chuẩn Chiều Cao Cân Nặng Bé Trai 0 - 18 Tuổi MỚI NHẤT Theo WHO
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Em Theo Chuẩn WHO Từ 0-20 Tuổi
-
Trẻ 11 Tuổi Cao Bao Nhiêu Là Chuẩn? - Cao Lớn Khỏe Mạnh
-
Bé Trai 11 Tuổi Bắt đầu Sang Giai đoạn Dậy Thì, Chỉ Số Chiều Cao Cân ...
-
Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ 11 Tuổi Là Bao Nhiêu? - Doctor Plus
-
Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ 11 Tuổi
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi Theo WHO, Việt ...
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 -18 Tuổi Theo WHO - Fitobimbi
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Bé | Vinmec
-
Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 11 Tuổi Bao Nhiêu Là Chuẩn?
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Theo độ Tuổi - Hello Bacsi
-
Đáp] Trẻ 11 Tháng Tuổi Nặng Bao Nhiêu Kg? Cao Thế Nào Là Chuẩn?