Chiều Dài Xương đùi Thai Nhi Theo Tuần Nói Lên điều Gì Và Bảng Chỉ Số ...

Mục Lục Các chỉ số siêu âm thai quan trọng Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần nói lên điều gì? Bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần từ 14 - 40 3 yếu tố quyết định chiều dài xương đùi thai nhi

Một trong những chỉ số siêu âm thai nhi mẹ cần quan tâm đó là chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần. Biết được chỉ số này có thể biết được con có đang phát triển tốt hay không và đặc biệt mẹ có thể cải thiện được chiều cao của con sau này ngay từ lúc còn trong bụng mẹ.

Các chỉ số siêu âm thai quan trọng

Trong kết quả siêu âm thai có các chỉ số quan trọng mẹ cần biết như sau:

- GA ( Tuổi thai)

- EFW ( cân nặng thai)

- CRL (chiều dài từ đầu đến mông thai)

- GSD ( thông số ban đầu vào thời gian các cơ quan chưa hình thành)

- BPD (chỉ số đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé).

- FL là tên viết tắt của Femur length - chiều dài xương đùi của thai nhi.

Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần nói lên điều gì và bảng chỉ số chuẩn - 1

Các chỉ số siêu âm thai thường xuất hiện trên kết quả siêu âm (ảnh minh họa)

Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần nói lên điều gì?

Cũng như các chỉ số mẹ thường quan tâm là cân nặng của thai nhi, tuổi của thai thì chỉ số FL chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần là một chỉ số quan trọng mẹ cần nắm được bởi:

- Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần cho biết bé có đang phát triển tốt hay không, có bình thường hay không.

- Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi dự đoán được chiều cao của bé sau này.

- Chỉ số chiều dài xương đùi của thai ngắn được xem là dấu hiệu làm tăng 2 - 3 lần hội chứng Down, tuy nhiên đây chỉ là dấu hiệu làm tăng nguy cơ chứ không phải tất cả trẻ nào có chiều dài xương đùi ngắn cũng mắc hội chứng Down.

- Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi có ý nghĩa từ tuần thứ 14 của thai kỳ trở đi.

Lưu ý: Việc xem chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi để dự đoán chiều cao của thai nhi sau này chỉ mang tính tương đối. Chúng còn tùy thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, môi trường…

Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần nói lên điều gì và bảng chỉ số chuẩn - 2

Hình ảnh siêu âm chiều dài xương đùi của thai nhi (ảnh minh họa)

Bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần từ 14 - 40

Các bố mẹ có thể tham khảo chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để theo dõi sự phát triển của con, từ đó có những thay đổi về dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt… để giúp cải thiện chỉ số này. Tuy nhiên, các mốc khám thai quan trọng, siêu âm thai định kỳ bố mẹ thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên siêu âm quá nhiều có thể gây ảnh hưởng thai nhi.

Tuổi thai (tuần) Giá trị trung bình (mm) Ngưỡng giới hạn (mm)
14 14 13-15
15 17 16-19
16 20 18-22
17 23 22-26
18 15 25-29
19 28 27-33
20 31 30-36
21 34 32-38
22 36 35-41
23 39 37-45
24 42 40-48
25 44 42-50
26 47 45-53
27 49 46-56
28 52 49-59
29 54 51-61
30 56 53-63
31 59 55-65
32 61 56-68
33 63 58-70
34 65 60-72
35 67 62-74
36 68 64-76
37 70 66-79
38 71 67-81
39 73 68-72
40 74 70-84

Theo kết quả siêu âm thai, nếu chiều dài xương đùi của bé ở trong ngưỡng giới hạn là thai nhi đang phát triển bình thường.

Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần nói lên điều gì và bảng chỉ số chuẩn - 3

Theo dõi chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi là cần thiết (ảnh minh họa)

3 yếu tố quyết định chiều dài xương đùi thai nhi

- Yếu tố di truyền: Chiếm tới 23%, nghĩa là bé được thừa hưởng chiều cao từ bố mẹ. Với yếu tố này thì gần như không thể tác động thay đổi được.

- Yếu tố dinh dưỡng: Yếu tố dinh dưỡng là quan trọng quyết định đến chiều cao của bé sau này, điều đó giải thích cho những trường hợp bố mẹ thấp mà con lại cao. Để đảm bảo con có chỉ số chiều dài xương đùi đạt chuẩn, đồng thời cải thiện thì ngay từ khi mới mang thai mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, trong đó có vitamin D, sắt, canxi, đạm, axit béo không no (DHA, ARA), axit folic, i-ốt… Suốt quá trình mang thai đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần nói lên điều gì và bảng chỉ số chuẩn - 4

Yếu tố dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển thai (ảnh minh họa)

- Thói quen sinh hoạt: Những thói quen ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cafe, bia rượu, hút thuốc… Cần khắc phục bằng những thói quen tốt như ngủ sớm, ngủ đủ, thể dục, vận động vừa phải, ăn uống khoa học, đủ chất…

Việc theo dõi chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần là cần thiết, tuy nhiên, các bố mẹ có thể yên tâm, vào mỗi lần khám thai, siêu âm thai, nếu có bất cứ bất thường nào về sự phát triển của em bé sẽ đều được các bác sĩ cảnh báo và đưa hướng giải quyết. Vì vậy, mẹ hãy khám thai định kỳ, siêu âm thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ nhất định phải nắm được Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ nhất định phải nắm được Dù rất quan tâm đến sự phát triển của thai nhi trong bụng nhưng không phải người mẹ nào cũng có những hiểu biết về thời điểm tăng trưởng của bé, đặc... Bấm xem >>

Từ khóa » Chỉ Số Fl Của Thai Nhi