Chiếu đèn điều Trị Vàng Da Sơ Sinh - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

I. ĐẠI CƯƠNG

Chiếu đèn là biện pháp phổ biến, đơn giản và hiệu quả nhất điều trị vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Chiếu đèn ánh sáng liệu pháp là dùng ánh sáng xanh hoặc trắng để chuyển Bilirubin tự do thành photobilirubin tan trong nước, không độc với tế bào não và đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

II. CHỈ ĐỊNH

Chỉ định chiếu đèn trẻ > 35 tuần: theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (chú ý: chỉ định chiếu đèn dựa vào bilirubin toàn phần)

Cân nặng (g) Trẻ khỏe mạnh Trẻ có bệnh*
Chiếu đèn

(Bili mg %)

Thay máu

(Bili mg %)

Chiếu đèn

(Bili mg %)

Thay máu

(Bili mg %)

<1500 5-8 10-15 4-7 10-14
1501-2000 8-12 16-18 7-10 14-16
2000-2500 12-15 18-20 10-12 16-18

*Chỉ định điều trị: < 35 tuần

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Trẻ vàng da do tăng bilirubin trực tiếp

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Điều dưỡng chăm sóc

2. Phương tiện

  • Lồng ấp: được vệ sinh sạch, hoạt động tốt cài đặt thông số thích hợp)
  • Đèn chiếu đủ tiêu chuẩn ánh sáng:

+ Các loại đèn: đèn led, đèn bóng tuýp, …

+ Đèn ánh sáng xanh hoặc ánh sáng trắng, tốt nhất là loại ánh sáng xanh có bước sóng 400-480nm chiều cao đèn tới bệnh nhi khoảng 30-50cm

+ Thời gian sử dụng của đèn tuýp <2000 giờ, đối với đèn led nếu bị cháy > 40 bóng phải thay đèn, cần đánh dấu số giờ trẻ bắt đầu chiếu đèn để thay bóng khi tới hạn sử dụng.

  • Băng che mắt hoặc kính bảo vệ (tốt nhất là màu đen, băng dính.

3. Bệnh nhi

  • Giải thích cho người nhà bệnh nhi
  • Đánh giá toàn trạng bệnh nhi
  • Đánh giá mức độ vàng da trên lâm sàng trước khi chiếu đèn.

4. Hồ sơ bệnh án

Ghi chép đầy đủ y lệnh chiếu đèn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án

2. Kiểm tra ngƣời bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

  • Điều dưỡng rửa tay
  • Băng mắt cho trẻ bằng vải sẫm màu
  • Đóng bỉm (tã) che bộ phận sinh dục, cởi trần toàn thân, bộc lộ vùng da càng nhiều càng tốt.
  • Đặt trẻ vào lồng ấp ở trung tâm ánh sáng đèn, (lồng đã được làm ấm, trải ga, cuốn ổ).
  • Bật công tắc đèn chiếu.
  • Điều chỉnh nhiệt độ lồng ấp theo nhiệt độ bệnh nhi
  • Thay đổi tư thế trẻ khoảng 2 – 4 giờ/lần để da được tiếp xúc ánh sáng đèn nhiều hơn.
  • Trẻ được chiếu đèn liên tục (trừ khi bú mẹ, làm thủ thuật)
  • Chiếu đèn tích cực: dùng đèn chiếu 2 mặt nếu trẻ vàng da nặng hoặc mức độ vàng da tăng.
  • Thực hiện xét nghiệm hàng ngày theo y lệnh.
  • Ghi hồ sơ tình trạng bệnh nhi

VI. THEO DÕI

  • Mức độ vàng da, làm xét nghiệm theo y lệnh
  • Tinh thần, trương lực cơ, phản xạ bú để phát hiện sớm vàng nhân não
  • Chiếu đèn tích cực phối hợp 2- 3 đèn nếu mức độ vàng da tăng.
  • Có thể cần thay máu khi chiếu đèn không hiệu quả.
  • Ngừng chiếu đèn khi nồng độ bilirubin thấp theo bảng trên

VII. TAI BIẾN

  • Những tác dụng phụ khi chiếu đèn: Rối loạn thân nhiệt, tăng kích thích, đi ngoài phân lỏng, mẩn đỏ ngoài da, hội chứng trẻ da đồng
  • Tổn thương mắt. Phòng tránh: theo dõi và kiểm tra vị trí băng mắt
  • Mất nước. Phòng tránh: đảm bảo chề độ ăn của trẻ và dịch truyền (nếu có): tăng nhu cầu nước cơ bản từ 15-20% mỗi ngày.
  • Bỏng. Phòng tránh để khoảng cách từ đèn đến người bệnh qua gần theo dõi nhiệt độ bệnh nhi.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » đèn Chiếu Vàng Da Là ánh Sáng Gì