Chiều Nay 21-6 Nhật Thực Hình Khuyên Hiếm Gặp - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh nhật thực tại Hà Nội chiều 21-6 - Ảnh: VŨ MINH QUÂN
Tại TP.HCM, nhật thực bắt đầu từ 13h37, đạt cực đại lúc 15h05, kết thúc vào 16h18. Tuy nhiên tình hình thời tiết hiện tại không thuận lợi cho quan sát.
Theo chị Huỳnh Phương Loan - thành viên Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC), đại điện ban tổ chức buổi xem chung - nhật thực lần này sẽ có lợi cho các khu vực phía Bắc, trong khi ở TP.HCM, độ che phủ Mặt trời khi cực đại chỉ đạt 36%.
Không những thế, do cơn mưa rào đầu giờ chiều cùng lượng mây dày trên bầu trời TP.HCM, những người đam mê thiên văn không thể chiêm ngưỡng sự kiện. Nhiều bạn trẻ thất vọng đành ra về.
"Chúng mình nghe nói đây là lần nhật thực đầu tiên của thập kỷ này, lại rơi vào chủ nhật nên ra xem. Ai ngờ mây nhiều quá không thấy gì cả", Nguyễn Minh Quang (24 tuổi, Q.3, TP.HCM) cho biết.
Chị Phương Loan cho biết lần này nhiều câu lạc bộ thiên văn tại 7 địa điểm trên cả nước cùng nhau tổ chức buổi xem chung và sẽ chia sẻ hình ảnh với nhau cho những người đam mê nhật thực. Hiện tại, ở Hà Nội và miền Trung vẫn đang quan sát tốt.
Tại Đà Nẵng, nhật thực bắt đầu lúc 13h15 và kết thúc lúc 16h20. "CLB Thiên văn học Đà Nẵng đã chuẩn bị đủ để 120 người xem nhật thực cùng một lúc bằng dùng kính chuyên dụng, chiếu lỗ pin, tấm phim lọc mặt trời...", Nguyễn Ngọc Trâm - CLB Thiên văn học Đà Nẵng, chia sẻ.
Người dân, du khách xem nhật thực ở Đà Nẵng - Video: NGỌC TRÂM
Đưa hai con nhỏ đến xem nhật thực từ rất sớm, chị Quỳnh Châu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết: "Sự kiện lần này rất bổ ích cho các cháu, giúp các cháu hình dung rõ hơn về thiên văn học. Được trải nghiệm, quan sát trực tiếp hiện nhật thực, các cháu vô cùng hào hứng. Nhật thực lần này cũng rất đặc biệt vì rơi vào ngày hạ chí (có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất)".
Các CLB Thiên văn học nghiệp dư trên toàn quốc cũng phối hợp với nhau tổ chức buổi nghiên cứu cách tính khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu lúc 13h16 khi Mặt Trăng bắt đầu chạm vào rìa Mặt Trời, đạt cực đại vào 14h55 khi Mặt Trăng che khuất 72% Mặt Trời, và kết thúc lúc 16h18 khi Mặt Trăng rời khỏi rìa Mặt Trời.
Trên các fanpage, diễn đàn... của những người yêu thích thiên văn, các thành viên chia sẻ hình ảnh nhật thực mà họ ghi nhận được. Nhiều người thích thú trước hiện tượng hiếm gặp này, song nhiều người khác tiếc nuối vì thời tiết xấu không thể xem được...
Theo CNN, lần nhật thực này có vùng quan sát rộng lớn kéo dài từ khu vực châu Phi tới cả các quốc gia thuộc khu vực châu Á. Trên cả nước Việt Nam đều có thể quan sát hiện tượng với tỉ lệ che phủ khác nhau. Ở Hà Nội, người dân có thể quan sát hiện tượng với độ che phủ cực đại đến 71%, càng xuống phía Nam, tỉ lệ này càng giảm, thấp nhất tại Cà Mau với 27%.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Nhật thực hình khuyên xuất hiện khi khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất không đủ gần để có thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời, tạo ra 1 vòng tròn lửa trên bầu trời và quan sát được bằng mắt thường - Ảnh: NASA
Hình ảnh nhật thực tại Hà Nội chiều 21-6 - Ảnh: VŨ MINH QUÂN
Mặt trời khi dần đến pha cực đại trong nhật thực ngày 21-6. Ảnh chụp tại Đài Thiên văn Phố Hiến, thành phố Hưng Yên - Ảnh: DOÃN TUẤN DƯƠNG
Hình ảnh nhật thực ở Đà Nẵng lúc 14h20 - Ảnh: NGỌC TRÂM
Bạn trẻ thích thú xem nhật thực tại buổi xem chung do Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) và Cộng đồng vật lý thiên văn tại Hà Nội tổ chức chiều 21-6 - Ảnh nhà trường cung cấp
Bạn trẻ thích thú xem nhật thực tại buổi xem chung do Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) và Cộng đồng vật lý thiên văn tại Hà Nội tổ chức chiều 21-6 - Ảnh nhà trường cung cấp
Người dân và du khách ở Đà Nẵng tập trung ra bờ biển xem nhật thực - Ảnh: NGỌC TRÂM
Tại TP.HCM, do thời tiết xấu không thể xem nhật thực, các thành viên HAAC chuyển sang hướng dẫn các bạn nhỏ những kiến thức hữu ích về kính thiên văn - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Nhật thực lúc cực đại ở Đài Loan - Ảnh chụp màn hình Apadilangit
Nhật thực sau khi đạt cực đại ở Đài Loan - Ảnh chụp màn hình Timeanddate
Nhật thực ở Karachi, Pakistan - Ảnh: REUTERS
Hình ảnh nhật thực ở Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) - Ảnh: Virendra Saklani/Gulf News
Ông Mohammed Partazian và con trai Hamed xem nhật thực ở Sharjah, UAE - Ảnh: Virendra Saklani/Gulf
Xem nhật thực ở UAE - Ảnh: Ahmed Ramzan/Gulf News
Hình ảnh nhật thực ở UAE - Ảnh: Screengrab/Al Sadeem Astronomy Observatory
Hình ảnh nhật thực ghi nhận tại Ấn Độ - Ảnh: AFP
Nhật thực quan sát được ở Gujarat, Ấn Độ - Ảnh: Twitter/nationalheraldindia.com
Nhật thực hình khuyên đầu tiên của thập kỷ, chuẩn bị gì để xem?TTO - Chỉ vài ngày sau 'hào quang mặt trời', người dân Việt Nam sẽ chứng kiến thêm một hiện tượng khoa học đặc biệt khác là nhật thực hình khuyên, diễn ra vào ngày 21-6 tới.
Từ khóa » Hình ảnh Nhật Thực Ngày 21 Tháng 6
-
Nhật Thực 21 Tháng 6, 2020 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nơi đầu Tiên Xem được Nhật Thực Hình Khuyên Hiếm Có Ngày 21.6
-
Chiều 21-6, Việt Nam Quan Sát Thấy Nhật Thực Hình Khuyên
-
Ngày 21/6, Chiêm Ngưỡng Nhật Thực Hình Khuyên Cực đẹp Sau 11 ...
-
Cách Xem Nhật Thực Hình Khuyên (21/6/2020) ở Cả Ba Miền Bắc
-
Nhật Thực Hình Khuyên Siêu Hiếm Gặp Diễn Ra Vào Ngày 21/6 Có Gì ...
-
6 Cách Xem Nhật Thực Hình Khuyên Ngày 21/6/2020 Tại Việt Nam
-
Nhật Thực Ngày 21 Tháng 6 Năm 2020? - Tạo Website
-
Nhật Thực Hình Khuyên 21/6/2020 Diễn Ra Vào Lúc Mấy Giờ ? Ở đâu ...
-
Nhật Thực Ngày 21/6 Sẽ Diễn Ra Như Thế Nào? |
-
Nhật Thực 21/6/2020 Cơ Hội 11 Năm Có Một Tại Việt Nam - Bootstrap
-
Đón Xem Nhật Thực 21/6/2020 Cơ Hội 11 Năm Có Một Tại Việt Nam
-
Chờ đón Nhật Thực đầu Tiên Năm 2020 - Infonet