Chiếu Nga Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. |
Chiếu Nga Sơn là một loại chiếu cói được dệt tại huyện Nga Sơn, một huyện ven biển của tỉnh Thanh Hoá. Huyện Nga Sơn có 27 xã và 1 thị trấn là Nga Sơn. Thập niên 1980 chỉ có các xã như: Nga Thủy, Nga Tân, Nga Thanh, Nga Liên, Nga Tiến là làm nghề trồng cói và dệt chiếu. Nhưng ngày nay rất nhiều nơi trong huyện này trồng cói như xã Ba Đình, Nga Thạch... cũng trồng nhiều vì lợi ích kinh tế của nó mang lại. Ngoài dệt chiếu, cói còn được dùng làm hàng thủ công mĩ nghệ (nghề này phát triển chủ yếu ở Kim Sơn, Ninh Bình). Nguồn xuất chủ yếu là sang Liên Xô cũ, và bán nội địa. Ngày nay cói được xuất chủ yếu sang Trung Quốc.
Sản xuất chiếu
[sửa | sửa mã nguồn]Thu hoạch cói
[sửa | sửa mã nguồn]Để làm ra cây cói đẹp, người dân phải một nắng hai sương. Đầu tiên là làm cỏ, người trồng phải nhổ sạch cỏ gà và chủ yếu là những cây sậy, vì khi bón phân đạm cho cả ruộng mà còn cây sậy thì chúng hấp thụ hết phân bón và phát triển rất nhanh. Sau đó, tầm tháng 6 đến tháng 9 hàng năm (mùa hè), thì người ta tiến hành thu hoạch, lúc đó cói đã phát triển rất nhanh và cao khoảng 1,7 m đến 1,8 m. Người dân dùng một loại liềm chuyên dụng chỉ có ở vùng cói để cắt. Liềm có hình dạng số 7, được rèn bằng loại thép rất tốt. Vừa cắt, người ta vừa giũ và phân loại cói, thường thì thành ba loại: loại dài nhất là 1,75 m (dùng để dệt chiếu lại 1,6 m và 1,5 m) loại trung bình dài khoảng 1,5 m và loại ngắn nhất (loại này dệt chiếu cá nhân 0,9-1,0 m). Còn lại là những cây cói chết gọi là "bổi". Bổi thường được dùng để đun nấu va lợp nhà.
Sau đó lợi dụng thủy triều lên, người dân thả những đóm cói xuống ngánh (là cái gì?) và dùng dây thừng kéo về nhà. Để chẻ Cói, người ta có thể dùng tay hoặc máy (gồm 2 trụ gỗ hình tròn, đường kính khoảng 120 mm, dài khoảng 350–400 mm, ở giữa có một lưỡi dao được đánh bằng sắt tốt) chẻ cây cói ra làm 2 mảnh rồi mới đem phơi (khi phơi có thể phơi tại ruộng cói).
Nếu trời nắng đẹp thì khoảng 3 ngày nắng to là được. Khi phơi, tránh trời mưa vì nước mưa mà ngấm vào thì coi như là cói xấu, mất giá. Vì mùa thu hoạch vào mùa hè nên thường có mưa, người trồng phải theo dõi thời tiết để phơi cói.
Xử lý cói và dệt chiếu
[sửa | sửa mã nguồn]Cói một nắng gọi là "ưởn" được đánh đống để ngoài sân phơi, che bằng bổi đã khô, sau ba nắng là cây cói có màu trắng xanh đem bó lại gọi là "gù".
Khi hết mùa thu hoạch, hầu hết người dân ở vùng cói ở nhà dệt chiếu. Cói được chọn loại bỏ những cây xấu và bắt đầu dệt. Thường thì mọi người dệt chiếu cho đến vụ mùa năm sau.
Bắt đầu dệt chiếu người ta dùng đay sợi mắc lên thành từng hàng theo chiều dài sợi nọ cách sợi kia khoảng 1 cm trước khi mắc đay người ta xuyên những sợi đay qua lỗ cái "go". Mỗi "và chiếu" gồm 2 người dệt, 1 người mắc sợi cói vào một cái văng (làm bằng tre, nứa) rồi văng qua "và đay" (lúc này người ngồi trên và đay nghiêng go để và đay chia làm 2 một nửa trên, một nửa dưới để sợi cói được văng vào) và một người dập go. Để dệt được một lá chiếu đẹp thì 2 người mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Nếu dệt chiếu cải hoa thì phải nhuộm cói bằng phẩm màu, và phải mất 1 ngày 2 người mới dệt được một lá chiếu. Chiếu dệt màu trắng thường được in hoa văn rồi đem hấp cho chín phẩm màu. Khi dệt hết 1 và chiếu (thường thì khoảng 2 lá chiếu) thì được cắt ra và gim những đầu đay để thừa để giữ cho cây cói không bị bong ra khi sử dụng.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Làng nghề chiếu cói Nga Sơn[liên kết hỏng]
- Giành lại thương hiệu chiếu Nga Sơn
- Về đâu chiếu cói Nga Sơn?
| ||
---|---|---|
Khu du lịch Sầm Sơn | Bãi biển Sầm Sơn · Lễ hội Sầm Sơn · Đền Độc Cước · Đền Cô Tiên · Hòn Trống Mái · Núi Trường Lệ | |
Các điểm du lịch biển khác | Bãi biển Hải Hòa · Bãi biển Hải Tiến · Khu du lịch sinh thái Quảng Cư · Cửa biển Thần Phù · Lạch Bạng · Khu du lịch Nghi Sơn · Hòn Mê | |
Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên | VQG Cúc Phương · VQG Bến En · KBT Pù Hu · KBT Pù Luông · KBT Xuân Liên · KBT Tam Quy | |
Điểm du lịch sinh thái | Suối cá Cẩm Lương · Suối cá Cẩm Liên · Suối cá Văn Nho · Cửa Đạt · Am Tiên · Động Từ Thức · Động Kim Sơn · Động Long Quang · Động Tiên Sơn · Động Ngọc Hoàng · Hang Con Moong · Hang Co Luồng · Núi Nưa · Núi Hàm Rồng · Núi Nhồi · Núi Nấp · Bãi cò Tiến Nông · Rừng Thông Đông Sơn · Khu rừng bảo vệ cảnh quan Đền Bà Triệu · Đèo Tam Điệp | |
Di tích và di chỉ khảo cổ | Đông Sơn · Núi Đọ · Cồn Chân Tiên · Khu di tích lò gốm Tam Thọ · Di chỉ Đa Bút | |
Di tích lịch sử | Đền thờ Mai An Tiêm · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Dương Đình Nghệ · Thành nhà Hồ · La Thành Tây Đô · Đàn Nam Giao nhà Hồ · Đền Đồng Cổ · Đền thờ Lê Lai · Lam Kinh · Thái miếu nhà Hậu Lê · Phủ Trịnh và Nghè Vẹt · Khu lăng miếu Triệu Tường · Nhà Thờ Trạng Quỳnh · Đền thờ Lê Văn Hưu · Chiến khu Ba Đình · Chiến khu Ngọc Trạo · Bến phà Ghép · Cụm di tích lịch sử Nam Ngạn · Cầu Hàm Rồng · Cầu Đò Lèn · Nghè Xuân Phả | |
Di tích tôn giáo, tín ngưỡng | Đền Sòng · Phủ Na · Am Tiên •Phủ Sung · Chùa Vồm · Chùa Thanh Hà · Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh | |
Làng nghề | Làng Nhồi · Chiếu Nga Sơn · Làng đúc đồng Trà Đông · Làng mộc Đạt Tài | |
Lễ hội văn hóa | Lễ hội Sầm Sơn · Lễ hội Lam Kinh · Lễ hội Mường Xia · Lễ hội Pôồn Pôông · Lễ hội cầu ngư (Hậu Lộc) · Lễ hội đền Sòng · Trò Xuân Phả · Trò Chiềng · Dân ca, dân vũ Đông Anh · Hò sông Mã | |
Ẩm thực | Nem chua Thanh Hóa · Bánh đa nem Cầu Bố · Bánh gai Tứ Trụ · Bánh răng bừa · Chè lam Phủ Quảng · Mía đen Kim Tân · Dừa Thanh Hóa · Bưởi Luận Văn · Quế Thanh · Rượu Nga Sơn · Gỏi nhệch Nga Sơn · Hến làng Giàng · Nước mắm Du Xuyên | |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |
Từ khóa » Cói Nga Sơn Thanh Hóa
-
Các Sản Phẩm Từ Cói Nga Sơn Vươn Mình Ra Thị Trường Thế Giới
-
CHIẾU CÓI NGA SƠN
-
Cói Nga Sơn - Thương Hiệu được Khẳng định Trên Thị Trường
-
Sức Sống Cói Nga Sơn - Báo Dân Sinh
-
Làng Nghề Chiếu Cói Nga Sơn
-
Người Giữ Lửa Cho Nghề Cói Nga Sơn | Đặc Sản địa Phương
-
Thanh Hóa: Làng Nghề Dệt Chiếu Cói Nga Sơn
-
Nga Sơn - Miền Quê Của Những đôi Chiếu Hạnh Phúc | VTV24
-
Thanh Hóa: Làng Chiếu Cói Nga Sơn - Người Làm Nghề
-
Chiếu Cói Nga Sơn Dệt đay | Shopee Việt Nam
-
Làng Nghề Chiếu Cói Nga Sơn - Thanh Hóa
-
Nữ Nghệ Nhân Giữ Hồn Cói Nga Sơn
-
Chiếu Cói Nga Sơn Thanh Hóa