Chiều ơi! Lúc Chiều Về Rợp Bóng Nương Khoai - Phạm Hoài Nhân

Nhãn

  • Văn hóa - Du lịch
  • Thư giãn
  • Suy tư
  • Chuyện đời
  • Công nghệ thông tin
  • Thơ - Văn - Nhạc
  • Lan man
  • Theo dòng

25 thg 9, 2017

Chiều ơi! Lúc chiều về rợp bóng nương khoai

Tui hiếm khi đi du lịch theo tour, mà đi rồi cũng không biết nên kể cái gì. Bởi vì với lịch trình và thời gian đã định sẵn của công ty du lịch mình ít có dịp khám phá thêm điều gì mới, thông tin và hình ảnh thì công ty du lịch đã có sẵn và có tới... một tỷ bài viết của người khác kể về những điểm đến ấy rồi, mình có kể nữa cũng nhàm. Nhưng mà để lâu sợ quên, nên xin ghi lại đây như cảm nhận và nhật ký cá nhân thôi... Đây là kể về chuyến đi Đông Bắc (Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn) theo tour, tháng 4/2017. ---Thôn Hạ Thành là một vùng thấp của xã Phương Độ thuộc thành phố Hà Giang, được bao quanh bởi những thửa ruộng bậc thang xếp nối nhau. Thôn có 117 hộ với gần 600 nhân khẩu là người dân tộc Tày. Từ cuối năm 2011, nơi đây được công nhận là Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng và sinh thái. Từ Hà Nội lên thì còn cách thành phố Hà Giang khoảng 6 km là đến thôn Hạ Thành, các tour du lịch thường chọn đây là điểm tham quan đầu tiên trước khi vào thành phố. Bài Nương chiều của Phạm Duy là một nhạc phẩm tuyệt hay và có lẽ rất quen thuộc với nhiều người trong chúng ta. Bài hát được Phạm Duy sáng tác năm 1946 với bối cảnh là vùng cao Đông Bắc (Lạng Sơn). Trước giờ tui chỉ lang thang nhiều ở miền Nam, miền Trung mà chưa có dịp đến miền quê vùng cao Bắc bộ, giờ đến đây - dù là Hà Giang chớ không phải Lạng Sơn - vào một buổi chiều tà bỗng nhớ ngay đến Nương chiều và thấm thía hơn ca từ của bài hát. Chiều ới! Chiều ơi! Chiều ơi! Thu về đồng lúa nương chiều Tay dân cày ngừng giữa làn gió (Mọi người có thấy "dân cày" trong hình không?) Chiều ơi! Lúc chiều về là lúc yên vui Qua đường mòn ngửi lúa thơm ngơi, ới chiều Chiều ơi! Mái nhà sàn thở khói âm u Cô nàng về để suối tương tư, ới chiều Đang chiên bánh nè Tui hỏi thiệt cậu, cậu lên đây du lịch hay... kiếm con gái tui (hay kiếm tui)? Giờ ăn thử cái bánh đi, rồi chuyện gì tính sau! (Chú thích: bánh dở quá nên ăn xong khen và cảm ơn theo phép lịch sự xong rồi thôi, không có chuyện "tính sau" nữa) Trâu bò về dục mõ xa xôi, ơi chiều! Trong bài Nương chiều của Phạm Duy chỉ có "trâu bò về" thôi chớ không có lùa vịt về chuồng! Chiều ơi! Biết chiều nào còn đứng trên nương Phố phường nhiều chiều vắng quê hương, ới chiều Chiều ới! Chiều ơi! Chiều ơi! Du khách đến thôn Hạ Thành sẽ có dịp xem người dân nuôi cá bỗng (bỗng, dấu ngã, chớ không phải bống), tham quan làng nghề truyền thống như: Làm cối giã gạo bằng nước, làm bánh dân tộc, đan lát, dệt sợi..., nghe hát then, tham quan khu sinh thái Suối Tiên... Không có nhiều thời gian dừng chân nơi đây nên tui chỉ ngắm nghía bấy nhiêu, ăn bánh và cảm nhận lơ ngơ vậy thôi. Giờ nghe Thái Thanh hát Nương chiều nha. Phạm Hoài Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Cảm nhận Việt Nam

Cảm nhận Việt Nam Nơi tổng hợp thông tin du lịch, cảm nhận khi đi du lịch qua các miền đất nước

Đất nước, con người Đồng Nai

Đất nước, con người Đồng Nai Giới thiệu về Đồng Nai, cung cấp thông tin cho những ai muốn tìm hiểu và du lịch ở Đồng Nai

Amazing Vietnam

Đang tải...

Những bài được đọc nhiều trong tuần

  • Đình Bình Quan Đình Bình Quan là 1 trong 11 ngôi đình của phường Hiệp Hòa (cù lao Phố) - đơn vị cấp phường xã có nhiều đình nhất Việt Nam. Tuy nhiên, đình...
  • Bài hát viết về Đồng Nai Có khá nhiều bài hát viết về Đồng Nai, trong đó có những bài rất quen thuộc với người nghe cả nước, như: Trị An âm vang mùa xuân, Đêm thàn...
  • Thánh đường Hồi giáo xưa nhất Sài Gòn Ngôi thánh đường Hồi giáo được ghi nhận xưa nhất Sài Gòn là Thánh đường Rahim, tọa lạc tại 45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, qu...
  • Nhớ nhớ xưa kia, non nước an lạc thái bình Nhớ nhớ xưa kia, non nước an lạc thái bình, thái thái bình Muôn hoa xinh tươi Có cô Mỵ Nương, tuổi xuân vừa lên đôi tám Xinh tươi như hoa, đ...
  • Đình Phong Phú Thành phố Hồ Chí Minh có 2 ngôi Đình Phong Phú. Đình Phong Phú nằm trên đường Phong Phú, thuộc quận 8. Đình Phong Phú nằm trên đường Đ...
  • Nhà thờ Song Vĩnh Song Vĩnh là một khu phố nhỏ thuộc phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là nói theo địa danh hành chánh hiện nay, ch...
  • Ca khúc "Về Đồng Nai" Ca khúc Về Đồng Nai được nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác năm 1984 và trong nhiều năm từ giữa thập niên 1980 được phát thường xuyên trên đài phát...

Phân loại theo nội dung

Bài báo (231) Chuyện đời (232) Công nghệ thông tin (191) Kinh doanh (48) Ký ức (30) Lan man (137) Lịch sử (18) Social Media (61) Suy tư (266) Theo dòng (78) Thơ - Văn - Nhạc (174) Thư giãn (393) Văn hóa - Du lịch (879)

Tôi là ai, là ai, mà yêu quá đời này?

Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đã lưu

  • ▼  2017 (110)
    • ▼  tháng 9 (7)
      • Đi ăn ở vùng cao
      • Chiều ơi! Lúc chiều về rợp bóng nương khoai
      • Bà mẹ phù sa
      • Bồng bềnh chợ nổi Cái Răng
      • Bún quậy Phú Quốc
      • Về quê ngoại
      • Bánh canh Phú Quốc

Thống kê lượt đọc

Từ khóa » Chiều ơi Lúc Chiều Về Là Lúc Yên Vui