Chim Chích Choè Lửa: Đặc điểm, Cách Nuôi Và Giá Bán Chi Tiết

1. Đôi nét về chim Chích choè lửa

Đối với những người yêu chim, chơi chim thì một chú chim xuất sắc ngoài việc sở hữu một ngoại hình nổi bật, bắt mắt thì cần phải có một giọng hót hay, nổi bật và cuốn hút. Và loài chim cảnh có thể đáp ứng được những yêu cầu này chỉ có thể là giống chim này.

1.1. Chích choè lửa là chim gì?

Chích choè lửa có tên khoa học là Copsychus Malabaricus, là một loài chim thuộc họ Muscicapidae. Là một giống chim cảnh được những người chơi chim đánh giá là hoàn hảo từ bên ngoài lẫn giọng hót. Chúng sở hữu một vóc dáng cân đối, thon gọn, không quá to cũng không quá nhỏ và nổi bật là màu lông đỏ gạch ở bụng kết hợp với chiếc lông đuôi dài vô cùng nổi bật.

Điểm nổi bật cũng như được nhiều người đánh giá cao nhất ở loài chim này đó là giọng hót. Chúng có thể tùy biến giọng hót của mình tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, lúc khoan thai, lúc gấp gáp, nhưng lúc thì lại trầm bổng… khiến người theo dõi cảm thấy vô cùng cuốn hút, nghe hoài không chán. Theo nhiều người đánh giá, thì 3 âm chính của giọng chim này đó là âm thổ, âm đồng và âm kim. Còn giọng hót thì to nhỏ, trầm bổng thì tuỳ thuộc vào từng con.

Chim Chích choè lửa

>>> Xem thêm: Chim Chích choè than

1.2. Nguồn gốc của Chích choè lửa

Loài chim này có nguồn gốc chính thống tại khu vực lục địa Ấn Độ và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Và hiện nay giống chim này được nuôi làm cảnh và du nhập đến rất nhiều nước trên thế giới.

Ở nước ta, thì giống chim này phổ biến hơn ở những tỉnh thành thuộc vùng phía Bắc, bởi đây có nhiệt độ, môi trường thích hợp cho chúng sinh sản và phát triển. Loài chim này thích sống ở các khu rừng cao, đặc biệt bạn ít khi thấy chúng bay nhảy ở những cây thấp, mà chúng thường sống ở trên những cành cao. Do đó, để bắt được một chú chim này ngoài tự nhiên rất kho khăn.

1.3. Đặc điểm ngoại hình của Chích choè lửa

Khi trưởng thành thường chúng sẽ có cân nặng từ 28 – 34g và có kích thước từ 23 – 28 tính cà chiều dài chiếc đuôi dựng đứng của chúng.

Loài chim này có một thân hình tương đối nhỏ, thon gọn, mảnh, đầu khá cao và chúng có một chiếc đuôi phượng vô cùng nổi bật và rất sang chảnh. Đuôi cũng là một đặc điểm nổi bật và khá đặc trưng của loài chúng. Cùng với đó, chúng sở hữu một bộ lông có ba màu sắc đặc trưng:

  • Ở phần dưới của đuôi sẽ có màu trắng khá nổi bật.
  • Màu đen sẽ trải dài từ phần đầu, lưng, cánh, phần trên đuôi, cổ và đây được xem là màu chủ đạo của loài chim này.
  • Màu nâu đen thì xuất hiện ở vùng ức và phần bụng dưới.

Trong môi trường tự nhiên, thì cúng thường sẽ thay lông vào khoảng tháng 7 âm lịch hằng năm. Việc thay lông sẽ giúp cho lông của chúng ngày càng mượt mà và óng ả hơn.

Chim Chích choè lửa

1.4. Tập tính sinh sản

Mùa sinh sản của chim Chích choè lửa bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 9 dương dịch hằng năm. Đi đến mùa sinh sản, con đực sẽ sử dụng giọng hót cùng với điệu nhảy xòe đuôi của mình để tìm kiếm và quyến rũ con cái. Sau khi bắt cặp thành công, chúng sẽ tiến hành giao phối và làm tổ. Chúng thường tìm kiếm những hốc cây, lỗ cây trên thân cây cao và đẻ trứng vào trong đó, chúng sẽ sử dụng rễ đây, lá cây, cây dương xỉ để lót làm tổ.

Mỗi mùa sinh sản, con cái sẽ đẻ từ 4 – 5 quả trứng và ấp trong khoảng từ 12 – 15 ngày thì trứng sẽ nở ra chim ngon. Chim non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc trong khoảng 12 – 14 ngày sau khi nở là sẽ mọc đủ lông và thực hiện chuyến bay đầu tiên, cũng như bắt đầu cuộc sống tự lập. Có một điều đặc biệt là chim mái sẽ xây tổ còn chim trống sẽ đứng canh và chỉ có chim mái ấp trứng, còn chim trống sẽ tìm kiếm thức ăn.

1.5. Tập tính của chim Chích choè lửa

Đây là một loài chim khá nhút nhát, chúng thường hoạt động, kiếm ăn vào hoàng hôn hoặc bình minh. Chúng là loài chim có ý thức chiếm lĩnh lãnh thổ rất cao. Trong một lãnh thổ, thì thường bao gồm một chim trống, một chim mái. Lãnh thổ của một chim trống thường rộng khoảng 0.09ha.

2. Cách phân biệt chim Chích choè lửa trống, mái

Việc phân biệt chim trống mái thường được những người yêu chim, chơi chim thực hiện để chọn ra những con chim trống. Bởi chim trống thường có màu sắc nổi bật, thân hình to lớn để chăm sóc, huấn luyện và đưa đi thi hoặc đi đấu. Còn nếu như bạn cũng quan tâm tới loài chim này thì cũng có thể tham khảo qua cách phân biệt trống mái mà chúng tôi chia sẻ sau đây, để từ đó có thêm kinh nghiệm với loài chim quý hiếm này.

Và dưới đây là những yếu tố nổi bật giúp nhận biết chim Chích choè lửa trống và mái.

  • Chim trống thường có màu đen bóng, bụng màu hạt dẻ và lông trắng sẽ xuất hiện ở phần hậu môn và mặt dưới của đuôi.
  • Chim mái thì màu sẽ sậm hơn, tông màu chủ đạo thường là màu nâu xám và không có màu trắng hay đỏ ở bụng và thân hình thường ngắn hơn chim trống khá nhiều.

Trên chính là những yếu tố dựa vào ngoại hình để phân biệt trống mái của loài chim này. Tuy nhiên, đây chỉ là cách phân biệt dành cho chim trưởng thành, còn chim non thì rất khó để phân biệt. Hoặc bạn phải đợi đến 5 – 6 thì chim mới phát triển hoàn thiện để có thể dễ dàng phân biệt.

Nếu nếu phân biệt qua giọng hót thì cũng khá khó. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều người chơi chim thì giọng hót của chim mái sẽ yếu, đơn điệu và khả năng luyến láy kém hơn con trống. Tuy nhiên, thì những người rất có kinh nghiệm, sành sỏi thì mới có thể nhận ra được.

Chim Chích choè lửa

3. Kinh nghiệm nuôi, chăm sóc Chích choè lửa hót hay

Để có được một chú chim vừa đẹp vừa hót hay là một việc không hề đơn giản. Vì thế, khi nuôi chim cần phải có kinh nghiệm, dành thời gian ra để chăm sóc chim, tập dợt cho chim và đưa chim đi thi hót để giúp chim ngày càng hót hay hơn.

Và dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm cơ bản trong việc nuôi và chăm sóc chim, giúp chim phát triển ổn định và hay hót.

3.1. Chọn chim

Loài chim này không có một ngoại hình tiêu chuẩn, bởi có con chim to, con thon, con ngắn, con lông đuôi dài, con lông đuôi ngắn… mỗi con sẽ có một vẻ đẹp riêng và tuỳ thuộc vào độ thẩm mỹ của mỗi người. Tuy nhiên khi lựa chọn chim để nuôi, thì bạn cần để ý tới những đặc điểm sau đây:

  • Bạn nên lựa chọn những chú chim về kích thước ngoại hình phải có đủ 5 phần là đầu, mỏ, chân, mình và đuôi là phải dài. Hoặc là 5 phần trên phải ngắn hết. Có nghĩ là các phần của chim đồng đều, tỷ lệ thuận với nhau.
  • Như thế sẽ giúp dáng chim đẹp và gọn gàng hơn.
  • Nên chọn những chú chí có đầu nhỏ và mỏ dài thon như vậy thì chim mới nhanh nhẹn và hót mới hay và siêng hót.
  • Lông chim không bị xù mà ép sát vào thân chim, giúp chim trở nên rất thon gọn và mượt mà.
  • Lông đuôi không bị gãy, dài, mượt và to bản khi xèo ra.

Đó là về ngoài hình, còn về phần giọng hót thì bạn cần chú ý những đặc điểm sau:

  • Khi hót thim phải ngẩng cao đầu, tự tin và hai chân đứng thẳng, dạng ra trông rất khoẻ khoắn. Kèm theo hai cánh xệ uống như gà tre đây thể hiện một chú chim dũng mạnh, xung và máu chiến.
  • Đuôi đánh mạnh, đánh đuôi ngheo tiếng rất cuốn hút và đanh thép.
  • Chim không quá nhát, không bay loạn xa khi gần người.
  • Chim không đứng mãi một chỗ, thường xuyên di chuyển và không ngủ gật.

Chim Chích choè lửa

3.2. Lồng nuôi chim

Một chú chim Chích choè lửa đẹp, nổi bật thì nên nuôi trong một chiếc lồng đẹp thế mới xứng đôi. Thông thường, người nuôi chim này thường đặt cho mình một chiếc lồng thật là đặc biệt và nổi bật. Còn nếu bạn mới chơi thì có thể mua những chiếc lồng mây là được.

Tuy nhiên, lồng cần phải có không gian rộng rãi cho chim bay nhảy và không làm gãy không đuôi, cánh của chim. Và dưới đây là kích thước lồng dành cho từng loài chim chích chèo mà bạn có thể tham khảo:

  • Loài chim này có lông đuôi dài thì nên chọn lồng có kích thước đường kính từ 45 – 50cm là được.
  • Còn chim có lông đuôi ngắn thì nên chọn lồng có kích thước từ 38 – 42cm là phù hợp.
  • Lồng cần trang bị đầy đủ cóng thức ăn, nước uống, cây găm trái cây, que đậu, máng chăn phân… Nên sử dụng bộ cóng cùng loại để gia tăng tính thẩm mỹ cho lồng chim.

3.3. Chim Chích choè lửa ăn gì?

Khác với chim Chích choè than thì Chích choè lửa ăn ít hơn và khá dễ nuôi hơn rất nhiều. Theo nhiều người đánh giá thì lượng thức ăn trong một ngày của choè lửa chỉ bằng 1/2 so với choè than. Và nguồn thức ăn chủ yếu của choè lửa bao gồm: Cào cào, châu chấu, trứng kiến, sâu non, sâu khô, trứng gà, trứng vịt, giun đất, dế, nhộng tằm, tép nhỏ, thịt tươi, bột đậu phộng trộn trứng. Ngoài ra, lâu lâu bạn cũng nên cho chim ăn thêm bột sò, bột thịt, bột cá, gạo lứt, bột ruốc, bột dinh dưỡng trẻ em để giúp chim phát triển ổn định nhất.

Ngoài ra, sau đây chúng tôi chia sẻ đến cách bạn công thức làm bột đậu phộng trộn trứng dành cho chim.

Nguyên liệu

  • Đậu phộng
  • Trứng gà 5 quả
  • Đường
  • Bột sò

Cách làm

  • Đem đậu phộng đi rang vàng, nghiền nhỏ và trộn với trứng gà theo tỷ lệ là một lon bột sẽ cho 5 quả trứng gà hoặc trứng vịt. Cho thêm khoảng 1 thìa cafe bột sò và 1 thìa cafe đường sau đó trộn đều.
  • Có một điều cần lưu ý là sau khi nghiền nhỏ đậu phộng thì bạn nên đổ ra giấy hoặc giấy báo để thấm bớt đầu từ đậu phộng. Bởi chim ăn dầu nhiều dễ bị nóng, giọng bị khàn.
  • Sau khi trộn đều khi đem đi phơi khô và bỏ vào hộp để cho chim dùng dần.

Bạn có thể tham khảo thêm các loại cảm tổng hợp dành riêng cho loài chích chòe lửa tại đây https://c.lazada.vn/t/c.0lB81q

3.4. Cách tắm cho Chích choè lửa

Chúng là một loài chim hót rất thích tắm nắng và tắm nước, tuy nhiên cần phải căn thời gian thích hợp mới cho chim tắm. Thời điểm thích hợp bắt đầu cho chim tắm là khi chim nhảy nhót nhiều, đeo mổ khi ban bỏ tay vào là tắm được.

Vào thời điểm đầu tiên cho chim tắm, chim chắc chắn sẽ chưa quen và thế nên các bạn cần đặt cửa lồng tắm ngang với cửa lồng nuôi. Sau đó bỏ một ít sâu non vào trong chậu tắm nhưng chưa có nước, một lúc sau chim sẽ bay sang lồng tắm để ăn sâu. Khi chim ăn hết sau thì đuổi sang lồng nuồi. Lặp lại vài lần như vậy chim sẽ quen.

Đến khi cho chim tắm, lần đầu thì bạn cho ít nước vào chậu, chưa ngập quá khuỷu chân của chim, kèm theo một ít sâu non để chim tập tắm và ăn sâu. Lâu dần thì chim sẽ quen với việc tăm và không cần sử dụng sâu non để nhử chim nữa và lúc này có thể cho nhiều nước để chim tắm thoải mái hơn.

Thời điểm thích hợp để cho chim tắm là từ 10 – 12h trưa, lúc này tắm xong sẽ có nhiều nắng để giúp lông chim nhanh khô. Thời gian tắm thường là từ 15 – 20 phút sau đó đưa vào bóng râm để chim rỉa lông, rỉa cánh. Ngoài tắm mát, thì tắm nắng buổi sáng cũng giúp chim phòng bệnh còi xương, khỏe mạnh và căng lửa hơn.

Chim Chích choè lửa

3.5. Cách tập hót cho chim

Thời điểm thích hợp để tập hót cho chim là khi chim được từ 5 – 6 tháng tuổi, lúc này chim sẽ có khả năng nghe và ghi nhớ âm thanh rất tốt. Bạn nên mở cho chim nghe những clip của chim Chích choè lửa khác hót, từ đó giúp chim nghe và tập hót theo.

Tuy nhiên, để giúp chim tập hót nhiều, hót hay căng lửa thì cần phải có chế độ dinh dưỡng tốt, ổn định và đủ chất. Hoặc bạn có thể nuôi thêm những chú chim mái, từ đó giúp chim trống hoặc chim của bạn hay hót và hót hay hơn.

Thưởng thức giọng hót của loài chim này thông qua video sau đây:

3.6. Cách cho chim Chích choè lửa ăn cám

Việc cho chim bổi ăn cám là để giúp chim quen với cám và đề phòng những thời điểm không có thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu, trứng kiến… Đối với chim non thì quá dễ, bạn chỉ cần cho chúng ăn cám từ lúc nhỏ thì lớn lên chúng sẽ quen và ăn cám ngay. Còn đối với chim bổi, thì bạn bỏ vào cóng thức ăn một lượng cào cào, sâu non, nhộng vừa đủ sau đó bỏ thêm một lượng cám vừa phải. Để chim ăn thức ăn tươi, sẽ ăn dính thêm vài hạt cám. Sau đó tăng lượng cám lên nhiều hơn và chim sẽ quen với việc ăn cám.

>>> Xem thêm: Vẹt ngực hồng

4. Cách nuôi chim Chích choè lửa non và chim bổi

Việc nuôi chim non và chim bổi sẽ khá khác nhau và khó khăn cũng khác nhau. Và dưới đây chúng tôi chia sẻ đến các bạn cách nuôi 2 loại chim này.

4.1. Nuôi chim non

Nuôi chim non lên sẽ giúp chim dạn người, khoẻ mạnh và sống được lâu hơn. Thế nhưng nuôi chim non cần bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn. Dưới đây là một số việc cần phải làm khi nuôi chim non.

Cho ăn

Chim non thì chưa biết tự ăn, nên khi đói chúng sẽ há mồm và kêu. Bạn cần phải đút cho chúng ăn, thức ăn lúc này chủ yếu là cào cào, châu cấu, sâu, nhộng, trứng kiến, dế… Mỗi lần ăn thì bạn cho từ 3-5 con mồi và nên nhúng thức ăn qua nước để giúp chim dễ nuốt và cung cấp nước cho chim. Và sau khi ăn thì cho chim uống nước thêm.

Sau khi chim lớn hơn một chút thì có thể cho chim ăn thêm bột trộn trứng để chúng quen dần. Bạn lấy bột trộn với nước và đút cho chim ăn. Ngoài ra vẫn cho chim ăn thêm đồ ăn tươi và cho chim uống thêm nước. Khi nhỏ thì chim ăn rất nhiều, mỗi ngày phải từ 7-8 bữa nếu không chúng sẽ há mồm kêu đói.

Làm tổ

Bạn nên sử dụng tấm chăn, khăn, áo quần để quấn lại thành một cái tổ giữ ấm cho chim. Bạn có thể bỏ chim vào lồng hoặc bỏ vào thùng cũng được. Tuy nhiên, nên làm tổ nhân tạo trong lồng để phòng tránh chuột, mèo tấn công chim. Có thể dùng bóng đèn để sưởi ấm cho chim vào ban đêm đặc biệt là vào mùa đông ở miền Bắc. Và bạn không nên tắm cho chim non, phải đến thời điểm chúng sẵn sàng thì mới nên tắm.

Tập giọng

Khi chim được 1-2 tháng tuổi thì chúng bắt đầu tập hót, cổ họng sẽ rung lên tuy nhiên tiếng chưa to, rè và chưa phát ra khỏi cổ họng, hơi còn yếu và đơn điệu. Khi chim được 6 tháng tuổi thì nên đưa chim đi học hót cùng những chú chim trưởng thành hoặc cho chim nghe clip để cải thiện giọng hót của mình. Lâu ngày chim sẽ hót hay và hót dài hơi hơn.

Chim Chích choè lửa

4.2. Nuôi chim bổi

Nuôi chim bổi thường khó khăn hơn nhiều so với chim con. Và để giúp chim sống sót thì điều đầu tiên cần giúp cho chim ăn và ăn cám. Cụ thể:

Cho chim bổi ăn cám

Bạn nên bỏ chung cám với các loại thức ăn tươi như cào cào, châu chấu, sâu, nhộng chung một cóng thức ăn. Sau khi chim ăn cào cào sẽ ăn thêm cám, lâu dần chim sẽ quen và ăn cám. Như vậy là chim đã có thể sống sót tốt.

Giúp chim dạn người

Để cho chim bổi dạn người, thì đầu tiên bạn cần trùm kín lồng nuôi, không để ánh sáng lọt vào bên trong. Dần dần thì bạn hé ra một tí để giúp chim làm quen với môi trường mới. Nên treo lồng chim ở nơi yên tĩnh, ít tiếng động và ít người qua lại. Vẫn phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim. Sau một thời gian chim sẽ quen và dạn người hơn. Loài chim này khá nhanh quen người nên việc thuần chim bổi cũng khá đơn giản.

Chim Chích choè lửa

5. Chim Chích choè lửa giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay giá của loài chim này ở nước ta không quá mắc, tuy nhiên mỗi vùng sẽ có mức giá khác nhau và thụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số mức giá của loài chim này mà chúng tôi tìm hiểu được mà bạn có thể tham khảo qua.

  • Chim Chích choè lửa ở miền Bắc thường có mức giá dao động từ 300.000 – 1.000.000 vnđ/con và phụ thuộc vào chim mộc hay là chim thuộc.
  • Còn chim Chích choè lửa ở miền Nam thường có mức giá cao hơn ở miền Bắc khá nhiều, dao động từ 400.000 – 1.500.000 vnđ/con và tuỳ thuộc vào chim mộc hay chim thuộc.

Và trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới giống chim Chích choè lửa mà Runghoangda.com muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn có thêm những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc lựa chọn, chăm sóc, luyện giọng cho chim. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Từ khóa » Hình Choè Lửa đẹp