Chim Công ăn Gì? Kỹ Thuật Nuôi? Mua ở đâu? Giá Bao Nhiêu
Có thể bạn quan tâm
Chim công dòng chim cảnh có bộ lông tuyệt đẹp. Không chỉ có vẻ bề ngoài mà chúng còn có khả năng nhảy múa vô cùng điêu luyện.
Nội dung bài viết
- 1. Chim công là chim gì?
- 2. Nguồn gốc con công
- 3. Đặc điểm của chim công
- 4. Phân biệt chim công đực và cái
- 5. Chim công sinh sản thế nào?
- 6. Chim công sống ở đâu?
- 7. Phân loại chim công
- Chim công xanh (công ấn độ – má vàng)
- Chim công congo
- Chim công trắng
- 8. Hướng dẫn cách nuôi chim công
- Chọn giống chim công
- Kỹ thuật xây chuồng nuôi công
- Con công ăn gì?
- Chăm sóc sức khỏe cho công
- 9. Chim công giá bao nhiêu? Mua, Bán ở đâu?
1. Chim công là chim gì?
Chim công là loài khá thân thuộc đối với người dân Việt Nam. Chúng xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên dải đất hình chữ S.
Loài chim này thường được nuôi trong sở thú hoặc trong các khu bảo tồn quốc gia….
Hình ảnh con công
2. Nguồn gốc con công
Chim công có rất nhiều tên gọi khác như cuông, khổng tước. Loài chim này có tên tiếng anh là Pavo muticus, được đặt tên bởi nhà động vật học Linnaeus vào năm 1766.
Loài chim này xuất hiện trên thế giới từ khoảng 3 triệu năm trước, thuộc họ chim Trĩ và phân bổ chủ yếu ở khu vực châu Á.
??? XEM THÊM: Chim Cuốc ăn mồi gì?
3. Đặc điểm của chim công
Chim công là loài chim có kích thước cơ thể lớn. Khi đến độ tuổi trưởng thành, chiều dài cơ thể của chúng có thể lên đến 2.1m và cân nặng dao động từ 8 – 12kg/con.
- Chim trống thường có chiều dài cơ thể lớn hơn so với chim công cái.
- Chim công có thân hình khá to và tròn, phần đầu bé hơn rất nhiều so với tỷ lệ cơ thể của chúng.
- Điểm nổi bật trên đầu của chúng chính là chiếc mỏ lớn, nhọn, màu nâu và rất xứng.
- Đôi mắt của chim khá to thường có màu đen hoặc màu nâu.
- Trên đỉnh đầu có 1 chiếc mào rất lớn, được cấu tạo từ rất nhiều sợi lông nhỏ.
- Giống chim này có chiếc cổ rất dài, phần yết hầu phình to, Ngực nở, phản lưng mở rộng và rất bằng phẳng.
- Đôi chân của chim khá dài, ngón chân lớn cùng móng vuốt cứng và rất nhọn.
Bộ lông của chim công rất dài và nhiều màu sắc, Màu sắc bộ lông phụ thuộc vào từng dòng và giới tính.
??? XEM TIẾP: Chim ngũ sắc đực giá bao nhiêu tiền 1 con
4. Phân biệt chim công đực và cái
- Kích cỡ:
Khi nhìn vào kích cỡ cơ thể, bạn có thể thấy rằng chim đực có chiều dài và cân nặng lớn hơn rất nhiều so với chim cái.
- Bộ lông:
Chim công đực thường có bộ lông nhiều màu sắc hơn so với chim cái.
Chiếc đuôi của chim cái khá ngắn, đuôi chim đực dài, màu sắc sặc sỡ và thường xuyên xòe giống hình cánh quạt.
Còn đối với đuôi của chim đực khi nhìn vào sẽ thấy giống với hình con mắt.
- Lông quanh mắt
Khu vực lông mắt của chim cái thường chỉ có màu trắng còn phần lông quanh mắt của chim đực thường có màu xanh sáng.
♻️♻️♻️ HƯỚNG DẪN: Cách nhận biết chim tiểu mi trống và mái
5. Chim công sinh sản thế nào?
Chim công bắt đầu bước vào chu kỳ sinh sản đầu tiên khi chúng được 2 tuổi. Thời điểm lý tưởng nhất để chim giáo phối thường là vào mùa xuân và mùa hạ.
Một kỳ sinh sản, chim mái có thể đẻ được từ 8 – 35 trứng. Trứng sau khi đẻ sẽ được chim đực và chim mái ấp trong khoảng 27 ngày.
Chim non khi mới sinh ra sẽ có màu nâu và đã có khả năng ăn uống giống như gà con. Chỉ đến khi chúng được hơn 1 năm tuổi thì màu sắc lông của chim đực mới dần thay đổi.
??? Đọc chi tiết: Thức ăn của chim lợn
6. Chim công sống ở đâu?
Chim công có môi trường sống rất đa dạng và thường xuất hiện ở các khu vực rừng nhiệt đới. Loài chim này có thể sống thành từng bầy đàn và đi theo từng cặp
Giống chim này được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và phía Nam ở Trung Quốc. Tại khu vực Đông Nam Á, con công sống nhiều ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Lào.
??? PHẢI ĐỌC: Phân loại các dòng chim hải âu
7. Phân loại chim công
Hiện nay, theo các nhà khoa học chim công được chia thành 3 nhóm chính. Cụ thể:
Chim công xanh (công ấn độ – má vàng)
Chim công xanh hay còn gọi là công lục đông dương có tên khoa học là Pavo muticus imperator. Loài chim này sống chủ yếu ở những khu rừng nguyên sinh, rừng thưa và những nơi có cây cỏ mọc rậm rạp.
Công xanh có chiều dài cơ thể khoảng 2m, công đực có cân nặng từ 5 – 7kg và chim cái chỉ nặng khoảng 3 – 5kg.
Đuôi con công đực xòe rộng và có rất nhiều xoáy tròn trông giống như đôi mắt còn đuôi chim cái thường có lông màu nâu xám.
⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Con Chim Vành Khuyên
Chim công congo
Chim congo là loài chim có nguồn gốc từ đất nước congo, đây là giống chim thuần chủng thuộc khu vực Châu Phi.
Nếu xét về ngoại hình thì giống chim này có bộ lông không sặc sỡ như chim công Ấn Độ.
Chim công đực thường có màu xanh và màu đen, còn chim cái có màu ánh xanh. Phần lông mào và lông cổ có màu đỏ ở cả 2 giới.
❌❌❌ CLICK XEM: Bồ câu là giống chim gì?
Chim công trắng
Chim công trắng có lẽ là loài công đặc biệt nhất ít ai có cơ hội chiêm ngưỡng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi đây là giống công bạch tạng.
Giống công này có bộ lông trắng thuần khiết, khi nhìn từ xa trông giống như những bông tuyết. Chim công đột biết tương đối hiếm, cứ 100 chú công thường mới có 1 chú công bạch tạng.
Chim công trắng không chỉ có màu sắc nhẹ nhàng mà mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh.
Người xưa coi công trắng như là nguồn năng lượng giao hòa giữa đất và trời. Hiện nay ,tại Việt Nam chỉ có khoảng 15 – 20 cá thể công bạch tạng.
Công đột biến được nuôi chủ yếu ở các viện nghiên cứu, trại bảo tồn và không được nuôi và bày bán trên thị trường.
??? THAM KHẢO: Chim chích chòe lửa
8. Hướng dẫn cách nuôi chim công
Không thể phủ nhận được sức hút khó cưỡng từ loài chim công. Thế nhưng, bạn muốn nuôi tại nhà sẽ cần xin giấy phép từ các cơ quan chức năng trước nhé. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc 1 chú công.
Chọn giống chim công
Nếu như nuôi theo mô hình tập trung vào sinh sản thì nên ghép cặp 1 đực và 1 cái. Trong trường hợp nuôi với mục đích làm cảnh thì nên lựa chọn chim đực bởi đa phần giống đực sẽ có màu sắc lông bắt mắt hơn chim cái.
??? CLICK XEM: Đà điểu sống ở đâu
Kỹ thuật xây chuồng nuôi công
Chim công là loài chim có kích thước lớn nên diện tích chuồng nuôi cũng phải to và rộng rãi. Xung quanh khu vực chuồng nuôi nên quây lưới nhỏ hình mắt cáo.
Nền chuồng nuôi chim công nên được lót bằng cát mịn để chống bám bẩn và phòng ngừa vi khuẩn.
Xung quanh chuồng nên có rào chắn và mái che kín để tránh gió vào mùa đông và đảm bảo nhiệt độ mát mẻ và vào mùa hè.
Khi thiết kế chuồng nên để ý hướng gió, ánh nắng chiếu vào chuồng để chim công có thể dễ dàng tắm nắng.
??? LÀM RÕ: Chim Tu Hú sính sản thế nào
Con công ăn gì?
Chim công thuộc dòng chim ăn tạp nên thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ và các loại hạt. Trong quá trình nuôi làm cảnh và sinh sản thì người nuôi có thể cho chim ăn thêm: ngô, khoai, sắn, rau xanh, đậu nành, chuối, thanh long….
Ngoài thực vật, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho chim một số loại thức ăn được chế biến từ động vật như: ốc đập nhỏ, cá tươi nhỏ, tôm, dế mèn…
Hình ảnh chim công đỏ
Thông thường, người nuôi sẽ cho chim công ăn 2 bữa/ngày. Trong đó bữa sáng chỉ nên cho chim ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, bữa tối sẽ ăn nhiều rau và động vật nhỏ.
Chăm sóc sức khỏe cho công
Bất kỳ loài vật nào cũng có nguy cơ mắc bệnh, điều cần làm lúc này là nên xác định triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa hợp lý.
Một số bệnh thường gặp ở công:
- Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột: Căn bệnh này chủ yếu do khuẩn E.coli gây nên.
- Bệnh ký sinh: Rụng lông, xù lông, ghẻ và lông thô ráp.
- Bệnh giun, tụ huyết trùng, teo chân và suy đường hô hấp.
Biện pháp phòng tránh:
Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cần thiết cho chim công ngay từ khi còn nhỏ để phòng ngừa các bệnh lý thường gặp.
Song song với đó thì chuồng nuôi cần phải được dọn dẹp và làm vệ sinh thường xuyên để ngặn chặn vi khuẩn phát triển.
Định kỳ nên phun thuốc khử trùng để đảm môi trường sống của chim.
Trong khẩu phần ăn, bạn chú ý cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm để nâng cao sức đề kháng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Thường xuyên quan sát biểu hiện của chim để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu quá tự trình điều trị không có chuyển biến tích cực thì cần mời các bác sỹ thú y về nhà để kiểm tra và chữa trị
✳️✳️✳️ HƯỚNG DẪN: Cách nấu chim cút chiên bơ
9. Chim công giá bao nhiêu? Mua, Bán ở đâu?
Chim công hiện không được bán nhiều trên thị trường chim cảnh. Vậy nên, để sở hữu một chú chim công đẹp thì bạn có thể đến các trang trại chuyên nhân giống chim để tìm mua.
Tuy nhiên, giá bán giống chim này không hề rẻ. Cụ thể:
Chim công xanh:
- Chim giống: 800.000 đồng/con.
- Chim trưởng thành: 5.000.000 đồng/con.
Chim công trắng:
- Chim giống: 2.000.000 đồng/con.
- Chim trưởng thành: 14.000.000 đồng/con.
Chim công ngũ sắc:
- Chim giống: 2.000.000 đồng/con.
- Chim trưởng thành: 15.000.000 đồng/con.
Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về loài chim công tuyệt đẹp này. Để biết thêm nhiều điều thú vị về những loài chim khác trong tự nhiên hãy cùng chúng tôi khám phá trong các bài viết tiếp theo nhé!
5/5 - (4 votes)Từ khóa » địa Chỉ Bán Con Công
-
Giá Chim Công Hiện Nay. Trang Trại Bán Chim Công Giống, Chim Công ...
-
Bán Giống Chim Công Xanh 3 Tháng Tuổi-Trang Trại Vườn Chim Việt
-
Top 5 Nơi Bán Công Giống TpHCM 2022: Uy Tín, Giá Rẻ Nhất
-
Bán Chim Công Giống (Công Việt, Má Vàng) Tại Tp.hcm !!!!!!!
-
Chim Công Xanh - Trang Trại Phan Minh Hồng
-
Mua Bán Các Loại Chim Công Giống Tốt Giá Rẻ Trên Toàn Quốc
-
Cập Nhật Giá Chim Công Giống Mới Nhất 2020 - Khomay3A
-
Giá Chim Công Con Các Giống. Mua Chim Công Giống ở đâu?
-
Mua Bán Chim Công - Chim Trĩ Uy Tín Chuyên Nghiệp 0981362866
-
Top 5 Nơi Bán Công Giống TpHCM 2022: Uy Tín, Giá Rẻ Nhất
-
Chim Công 50 Triệu đồng Bán Dạo ở Sài Gòn - VnExpress Kinh Doanh
-
Nuôi Chim Công Có Khó Không? đặc Tính Và Giá Chim Công Giống
-
Nuôi Loài Chim Kiêu Sa Lộng Lẫy, Có Tên Trong Sách Đỏ