Chim Vành Khuyên Giá Bao Nhiêu? Ăn Gì? Dễ Nuôi Không?

Vành Khuyên có lẽ là một trong những loài chim cảnh được yêu thích nhất hiện nay. Ngoài việc sở hữu giọng hót rất hay, líu thì ngoại hình của chúng cũng rất nổi bật và bắt mắt. Và nếu bạn quan tâm tới loài chim này, thì hãy cùng Runghoangda.com tìm hiểu chi tiết những thông tin liên quan tới loài chim cảnh này như Chim Vành Khuyên giá bao nhiêu? Ăn gì? Dễ nuôi không? một cách chi tiết và chính xác nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!!!

1. Tìm hiểu về loài chim Vành Khuyên

Vành Khuyên có một thân hình khá nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng lại sở hữu một giọng hót rất cao, rất luyến và được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là người yêu, chơi chim. Và dưới đây là một số đặc điểm nổi bật liên quan tới loài chim này mà bạn có thể tham khảo:

1.1. Chim Vành Khuyên là chim gì?

Vành Khuyên là một loài chim nhỏ thuộc họ Vành Khuyên, bộ chim Sẻ và có tên khoa học là Zosteropidae. Thời xưa thì khá ít người nuôi loài chim này, bởi nghĩ thấy ngoại hình không có gì nổi bật của loài chim này. Tuy nhiên, đến lúc người ta phát hiện ra giọng hót líu vô cùng cuốn hút rất hay thì chúng được nuôi làm cảnh nhiều hơn. Và đến hiện nay, số lượng người tìm mua và nuôi chúng trong nhà là rất lớn.

Có nhiều hội thi chim hót được tổ chức và có rất nhiều chú đã đạt được những giải thưởng cao nhờ vào giọng hót của mình.

Chim vành khuyên

1.2. Nguồn gốc của chim Vành Khuyên

Loài chim này được tìm thấy lần đầu tiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Australia, nam châu Á và Châu Phi. Tuy nhiên, đến hiện nay thì loài chim này đã được tìm thấy tại nhiều khu vực trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, thì loài Vành Khuyên được tìm thấy với số lượng lớn tại các cánh rừng ở cách tỉnh thành miền Bắc, nơi có nhiều cánh rừng nhiệt đới và có lượng mưa lớn. Tuy nhiên nhiên khu vực miền Nam nước ta cũng có số lượng lớn loài chim này sinh sống.

1.3. Đặc điểm ngoại hình chim Vành Khuyên

Chúng là một loài chim có ngoại hình khá nhỏ nhắn, bằng với loài chim sẻ phổ biến hiện nay. Một con trưởng thành có thể đạt chiều dài khoảng 13-15cm kể cả đuôi. Loài chim này có một chiếc mỏ nhọn, ngắn, màu vàng hoặc đen. Lông thường có màu vàng, xanh hoặc nâu ở phần lưng, đầu, cánh và đuôi, còn phần bụng thường có màu trắng xám.

Vành Khuyên có một đôi chân khá dài so với chiều dài cơ thể của chúng, hai chân nhỏ, có màu nâu đen và rất nhanh nhẹn. Loài chim này ít khi đậu một chỗ, mà chúng thường xuyên nhảy nhót trên đôi chân của chúng.

Chim vành khuyên

1.4. Tập tính sinh sản

Chim Vành Khuyên thường bước vào mùa sinh sản từ khoảng tháng 3 đến hết tháng 7 dương lịch hằng năm. Khi đến mùa sinh sản, chim trống sẽ sử dụng giọng hót, điệu nhảy của mình để tìm kiếm và quyến rũ con mái. Sau khi ghép đôi thành công thì chúng sẽ tiến hành giao phối và cùng làm làm tổ để đẻ trứng. Mỗi lần sinh sản thì chim mái sẽ đẻ từ 2-4 trứng và ấp trong liên tục 14-15 ngày sẽ nở thành chim non.

Sau khi đẻ trứng, thì chim mái sẽ có nhiệm vụ ấp trứng liên tục còn chim trống sẽ có nhiệm vụ bảo vệ tổ và tìm kiếm thức ăn. Chim con sau khi nở sẽ được chim bố mẹ chăm sóc đến khoảng 15-20 ngày là có thể bay ra khỏi tổ và bắt đầu một cuộc sống độc lập.

1.5. Tuổi thọ của chim Vành Khuyên

Tuy là một loài chim có kích thước khá nhỏ bé, tuy nhiên loài Vành Khuyên lại được đánh giá có tuổi thọ khá cao giới chim cảnh. Nếu trong tự nhiên, loài chim này có tuổi thọ trung bình từ 4-7 năm, còn nếu trong môi trường nuôi nhốt nếu được chăm sóc tốt, thì chúng có thể sống lên đến hơn 10 năm.

>>> Xêm thêm: Chim Oanh cổ đỏ

2. Có những loại chim Vành Khuyên nào?

Việc phân loại dòng chim hiện nay người ta thường dựa vào màu lông của chúng. Vì thế hiện nay có 3 loại phổ biến đó là: Chim Vành Khuyên xanh, vàng và nâu:

2.1. Chim Vành Khuyên xanh

Là một giống chim thích sống môi môi trường khí hậu lạnh, chúng hay phân bố ở vùng Trung Quốc đến vùng Siberia của Nga. Ở nước ta thì loài chim này chủ yếu sinh sống ở các tỉnh thành miền Bắc, nới có khí hậu lạnh hơn ở trong Nam. Loài này có một bộ lông màu xanh lá cây khá nổi bật, giọng hót hay, líu.

Loài chim này thích sống ở độ cao khá cao, làm tổ trên những cành cây cao. Do đó, việc săn bắt chúng sẽ khó hơn bắt các loài khác. Vì thế chúng thường có giá trị cao hơn.

Chim vành khuyên

2.2. Chim Vành Khuyên vàng

Loài này khá đặc biệt, bởi chúng thích sống ở những vùng có khí hậu nóng. Ở nước ta thì loài Vành Khuyên vàng thường sống ở các tỉnh thành miền Nam, đặc biệt là khu vực Rừng Sác, Cần Giờ hay Duyên Hải. Loài này thích sống ở độ cao thấp và thường bước vào mùa sinh sản vào đầu mùa mưa, lúc mà lượng thức ăn dồi dào.

Giống chim này được nhiều người ưa thích và nuôi làm cảnh, bởi nhiều người đánh giá giọng hót của Vành Khuyên vàng líu, khỏe và sung hơn Vành Khuyên xanh.

Chim vành khuyên

2.3. Chim Vành Khuyên nâu

Đây là một giống chim khá phổ biến ở vùng phía Bắc nước ta, đặc biệt là chúng được tìm thấy với số lượng lớn ở vùng Nam Trung Quốc. Loài Vành Khuyên nâu có một thân hình khá to và lớn hơn rất nhiều so với các giống còn lại. Tuy nhiên, việc sở hữu bộ lông màu nâu kèm theo giọng hót không mấy thánh thót, líu nên chúng ít được nuôi làm kiểng hơn. Vì thế, số lượng loài Vành Khuyên nâu thường nhiều hơn rất nhiều so với 2 dòng chim còn lại.

Chim vành khuyên

3. Cách phân biệt chim Vành Khuyên trống và mái

Việc phân biệt chim trống và mái rất có ý nghĩa đối với những người yêu chim và nuôi chim hót. Bởi nhiều người cho rằng, chim trống thường sung hơn, khỏe hơn và hót hay hơn chim mái. Do đó, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số đặc điểm giúp phân biệt chim trống và mái hiệu quả nhất.

  • Chim trống sẽ có thân hình thon, dài đòn, hàm dưới thường bạnh ra và chân cao hơn rất nhiều so với chim mái. Màu sắc thường sáng hơn và nổi bật hơn.
  • Chim mái thì chân sẽ khá ngắn, thân hình khá bầu và không được thon như chim trống. Màu sắc chim mái thường khá tối màu, phần trắng ở bụng không sáng và có pha lẫn màu nâu sạm.

Trên là dựa vào đặc điểm ngoại hình để phân biệt chim trống mái, còn nếu dựa vào giọng hót sẽ có những đặc điểm như sau:

  • Chim trống thường rất hay kêu, tiếng kêu gắt, âm cao.
  • Còn chim mái thì ít kêu, âm trầm và không quá gắt.

Tuy nhiên, nếu dựa vào đặc điểm ngoại hình thì khá dễ dàng đối với nhiều người. Còn dựa vào đặc điểm giọng hót thì khá khó, bởi chỉ có những người có kinh nghiệm thì mới có thể phân biệt được.

4. Kinh nghiệm nuôi chim Vành Khuyên hay hót, hót hay

Để có thể nuôi được một chú chim Kinh nghiệm hay hót và hót hay thì cần phải có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng lẫn thời gian chăm sóc chim. Và sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm nuôi chim một cách hiệu quả nhất.

4.1. Chọn chim giống

Để có thể nuôi được một chú Vành Khuyên vừa đẹp vừa hót hay thì bước đầu chọn giống là vô cùng quan trọng. Tốt nhất thì bạn nên lựa chọn được một chú chim trống và có những tố chất nổi bật sau đây để nuôi và chăm sóc:

  • Chim phải có thân hình thon dài, không bầu, đầu to, trán rộng, mắt xếch lên trên đỉnh đầu. Đây được đánh giá là những yếu tố của một chú chim khỏe mạnh, lanh lợi, sung và hót hay và líu.
  • Thông thường thì người ta sẽ chọn giống Vành Khuyên vàng để nuôi khi có nhu cầu hót, sung và líu. Ngoài ra cần chú ý tới các đặc điểm khác như mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và mượt. Những con như thế này thường có tính ganh đua rất cao, do đó chúng sẽ hót rất nhiều và rất sung.
  • Lựa chọn những chú chim có chân cao, lông mọc xuống gần khuỷu chân. Những chú chim có chân dài thường có dáng đẹp và cân đối.

Đây chính là một số đặc điểm đặc trưng để bạn có thể lựa chọn được một chú chim tốt, khỏe và sung để nuôi dưỡng và chăm sóc.

4.2. Lồng nuôi chim

Là một giống chó có kích thước nhỏ nên bạn cần lựa chọn một số lồng có nan thưa, tránh tình trạng chim bị lót ra ngoài. Có thể lựa chọn lồng gỗ hoặc lồng mây để nuôi chim rất phù hợp. Kích thước lồng thì lồng quá to, bởi loài chim này cũng nhỏ, chọn lồng sao cho chim có không gian bay nhảy thoải mái là được.

Lồng chim cần trang bị đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn, cây động, que găm hoa quả và máng chắn phân. Nếu nuôi chim bổi thì cần trang bị thêm màn che lồng để giúp chim bớt hoảng sợ và dạn với người hơn.

Chim vành khuyên

4.3. Chim Vành Khuyên ăn gì?

Thức ăn hay chế độ dinh dưỡng cho chim không cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ của chim. Mỗi chu kỳ lại cần có một chế độ dinh dưỡng khác nhau, như thế chim mới được cung cấp đủ dưỡng chất và phát triển hiệu quả. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho chim theo từng thời kỳ cụ thể:

Thức ăn cho chim khi xuống lông

Khi chim bước vào thời kỳ xuống lông, thay lông thì chúng thường sẽ ăn ít đi và người nuôi cần phải có giải pháp làm cho chim ăn nhiều hơn và giữ ấm cho chim. Việc giúp chim ăn nhiều hơn thì trong giai đoạn này bạn nên cho chim ăn nhiều hoa quả chín (chuối, thanh long…), thức ăn nhiều đạm tươi (cào cào, châu chấu, sâu chim). Còn đối với các loại cám chim bình thường thì trong giai đoạn này bạn cần giảm xuống mức thấp nhất có thể.

Ngoài ra, bạn cần để chim ở nơi có nhiệt độ ấm, tránh gió trực tiếp vì dễ khiến chim bị cảm lạnh. Ngoài ra bạn nên dùng vải trùm lồng chim để đảm bảo giữ ấm cho chim.

Thức ăn cho chim khi mọc lông

Trong giai đoạn mọc lông thì nhu cầu dinh dưỡng của chim cao hơn bình thường rất nhiều. Do đó lúc này cần cho chim ăn nhiều hơn và đa dạng thức ăn hơn. Có thể cho chim ăn thêm trứng, nhuộng, hoa quả tươi có màu nổi bật, cà rốt, cà chua… Đây là những loại thức ăn giúp cho lông của chim mọc lên nổi bật và mượt mà hơn. Thời điểm này bạn đã có thể bắt đầu cho chim tắm trở lại.

Còn những thời điểm bình thường, thì bạn cho chim ăn chủ yếu là cám chim. Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ cho chim các loại thức ăn giàu đạm, vitamin, dưỡng chất như cào cào, sâu chim, nhuộng. Kèm theo đó là những loại hoa quả chín mà chim thích ăn.

4.4. Chăm sóc chim Vành Khuyên

Quá trình chăm sóc cũng quyết định đến chất lượng giọng hót, độ sung, líu và màu sắc của chim. Tùy vào mỗi trường hợp mà bạn có thể có phương pháp chăm sóc khác nhau. Dưới đây là một trong những cách chăm sóc chim theo từng giai đoạn.

Chăm sóc chim khi chưa lên lửa

Giai đoạn này thì chim chưa lên lửa hoặc lên lửa rồi nhưng chưa xung, chưa hăng lắm. Vì vậy, lúc này bạn cần phải bổ sung thêm nhiều loại thức ăn có tính cay nóng như bột tép, bột sâu khô… Tuy nhiên cần cho chim ăn với số lượng vừa phải, hợp lý bởi ăn nhiều chim dễ gặp tình trạng sâu chân lông, nóng trong người.

Trong giai đoạn này thì bạn cần hạn chế tối đa việc cho chim ăn hoa quả chín, bởi hoa quả có tính ngọt, giải nhiệt nên không phù hợp trong giai đoạn này. Cữ giữ nguyên chế độ ăn như trên, đến khi chim bắt đầu líu thì chúng ta chuyển sang giai đoạn lên lửa cho chim khuyên.

Chăm sóc chim lên lửa căng

Đây được đánh giá là một thời kỳ chăm sóc chim Vành Khuyên hót khá khó khăn. Giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chim, để giúp chim khỏe, líu, sung và căng hơn. Lúc này ngoài dinh dưỡng thì bạn cần phải cho chim đi dợt.

  • Dinh dưỡng: Vẫn duy trì thực đơn giống như giai đoạn chim chưa lên lửa, thế nhưng nên bổ sung thêm nhiều loại thức ăn khác như hoa quả tuoir, cào cào, sâu, châu chấu. Bạn không nên sử dụng cám kích lửa cho chim, thức ăn này sẽ giúp chim máu lửa nhưng lại rất hại cho sức khỏe của chim.
  • Tập dợt: Bạn nên tìm kiếm những đối thủ vừa tầm cho chim của bạn tập dợt. Có thể dợt từ 2-3 lần/tuần. Bạn nên cho chim lại gần đối thủ để hót làm quen dần dần thì cho chim thi đấu thường xuyên để sung hơn, mạnh hơn và hót nhiều hơn.

Chim vành khuyên

4.5. Phòng bệnh cho chim

Hiện nay, trong quá trình nuôi thì chim gặp khá nhiều loại bệnh khác nhau. Do đó bạn cần để ý và kịp thời phát hiện, từ đó có phương pháp điều trị giúp chim phát triển ổn định nhất. Dưới đấy là một số bệnh và cách phòng tránh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo khi nuôi chim Vành Khuyên.

Bệnh ỉa chảy

Tình trạng này xuất hiện khi chim đi ngoài phân toàn nước. Và nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi cám đột ngột, cám bị ẩm mốc, hư hại. Lồng không được vệ sinh, phân nhiều bám đọng kiến vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Nước không được thay thường xuyên, bị bẩn, rong rêu.

Điều trị tình trạng này khá đơn giản, bạn chỉ cần cho chim uống nước chè loãng từ 3-4 ngày là khỏi. Những ngày cuối thì nước chè ngày càng loãng, dần dần mới cho uống nước lã. Còn khi bệnh nặng thì cho uống nước chè và thay đổi sang cám ba vi trong khoảng 2 tháng.

Bệnh tiêu chảy Ecoli

Nguyên nhân chủ yếu là do chim bị dư dinh dưỡng, béo, đạm và tiêu hóa không hết. Từ đó giúp khuẩn E Coli phát triển và gây bệnh. Dấu hiệu nhận biết là phân loãng, đổi màu.

Điều trị bệnh lý này bằng cách sử dụng thuốc Ampicillin từ 1-2mg pha với 15ml nước đường cho chim uống trong 3-4 ngày là khỏi.

Bệnh ở chân

Những bệnh ở chân như sưng chân, mưng mủ, lệch ngón là bệnh khá phổ biến ở Vành Khuyên. Do chúng thường xuyên nhảy nhót, co chân và dùng mỏ để rỉa vết thương cũng có thể do bị vướng, kẹt vào lồng.

Điều trị tình trạng này bằng cách sử dụng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau đó bôi thuốc đỏ, thuốc mỡ thật kỹ vào vết thương, sau vài ngày là khỏi.

>>> Xêm thêm: Chim Đỗ quyên

5. Cách thuần hóa chim Vành Khuyên bổi

Chim khi vừa mới được bắt về thường rất nhát, chúng bay loạn xạ khi thấy người. Để thuần hóa chim bổi thì bạn cần làm những bước sau đây:

  • Tiến hành dùng vải đen trùm kín lồng chim và treo ở nơi yên tĩnh, trong lồng có đủ cóng nước, thức ăn và một ít bột đậu xanh trứng, thêm cóng đựng cào cào và nửa trái chuối chín. Cho bột đậu xanh vào chuối, để chim ăn chuối sẽ quen dần với bột đậu xanh.
  • Sau vài ngày lại cho thêm cào cào, thay nước, cho thêm chuối và bột đậu xanh. Dần dần chim sẽ quen, dạn hơn và bạn mở hé lồng ra. Khi chim ăn được bột đậu xanh thì hạn chế chuối chín lại.
  • Bạn vẫn cần cho chim tắm mỗi ngày.
  • Nuôi vài ba tháng thì chim mới bắt đầu dạn dần với người, bắt đầu lắng nghe những chú chim khác hót, bắt chước hót theo rồi lít là bạn đã thuần hóa được chim.

Chim vành khuyên

6. Chim Vành Khuyên giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Hiện nay chúng được đánh giá là một trong những loài chim hót được nuôi rất nhiều. Tuy nhiên bởi số lượng chim khá lớn thế nên mức giá của chúng cũng không ở mức quá cao và bạn có thể dễ dàng mua một chú. Trên thị trường, mức giá Vành Khuyên cao hay thấp phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: Giới tính, ngoại hình, giọng hót, khả năng thi đấu, líu…

Và theo như chúng tôi tìm hiểu thì giá trên thị trường hiện nay dao động từ khoảng 300.000 – 1.000.000 vnđ/con. Thế nhưng những con hay hót, hót hay, sung, hăng, líu dài thì giá thường khá cao có thể lên tới vài chục triệu cho một con.

Để tìm mua chim hiện nay khá đơn giản, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một chú Vành Khuyên tại các cửa hàng chim cảnh trên toàn quốc, hoặc bạn có thể mua tại các trại chim. Hiện nay những địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ… thì việc mua chim khá đơn giản. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các diễn đàn, hội nhóm yêu chim để tìm mua chim khi có nhu cầu.

7. Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới loài Vành Khuyên mà Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức, kinh nghiệm để có thể chăm sóc loài chim Vành Khuyên một cách hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc hay muốn đóng góp thêm cho bài viết, bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Bình chọn!

Điểm trung bình 4 / 5. Tổng lượt vote: 4

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Từ khóa » Thức ăn Vành Khuyên