Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu? Dùng Từ Nào Mới đúng Chính Tả?

chỉn chu hay chỉnh chu Chỉn chu hay chỉnh chu? Dùng từ nào mới đúng chính tả?5 (100%) 1 vote

Cách phát âm của chỉn chu và chỉnh chu khá giống nhau nên phần lớn người dùng không biết được rằng trong 2 từ này, chỉ có 1 từ đúng chính tả, từ còn lại thì hoàn toàn vô nghĩa. Liệu bạn có nằm trong số những người đang sử dụng sai từ ngữ quen thuộc này? Cùng tìm hiểu xem chỉn chu hay chỉnh chu mới là cách viết đúng chính tả trong bài viết này.

chỉn chu hay chỉnh chu

Nội dung chính

  • Chỉn chu là gì?
  • Chỉn chu hay chỉnh chu mới là đúng chính tả?
    • Phân tích nghĩa của từ “chỉnh”
    • Phân tích nghĩa của từ “chỉn”
    • Phân tích nghĩa của từ “chu”
  • Sử dụng từ chỉn chu hay chỉnh chu
  • Ví dụ về Chỉn chu
  • Nguyên nhân nhầm lẫn chỉnh chu – chỉn chu

Chỉn chu là gì?

Chỉn chu tiếng Anh là Presentable

Nghĩa của Presentable /pri´zentəbl/: Chỉnh tề, bảnh bao, trông cũng được, chỉn chu, trưng bày được, phô ra được

Từ “chỉn chu” theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2007) có nghĩa là: chu đáo, cẩn thận, không chê vào đâu được

Ví dụ: phong thái chỉn chu, quần áo chỉn chu, tính toán rất chỉn chu.

=> Vậy theo từ điển Hoàng Phê, “chỉn chu” dùng để chỉ những con người có nếp sống ngăn nắp, có nề nếp, cẩn thận và kỹ lưỡng trong mọi việc.

Chỉn chu sử dụng khi nào?

=> Khi muốn khen ai đó vẹn toàn, cẩn thận, chu đáo thì chúng ta sử dụng từ “chỉn chu”

Chỉn chu hay chỉnh chu mới là đúng chính tả?

chỉn chu hay chỉnh chu
Chỉnh chu hay chỉn chu là cách viết đúng chính tả?

Phân tích nghĩa của từ “chỉnh”

Khi nhắc tới từ “chỉnh”, có thể khẳng định ngay, đây là từ có nghĩa. Bạn sẽ liên hệ đến nhiều từ có xuất hiện của “chỉnh” như: chỉnh sửa (sửa lại cho đúng), chỉnh tề (gọn gàng có quy củ), chỉnh trang (sửa lại trang phục bên ngoài), chỉnh đốn (sắp đặt lại cho theo nguyên tắc), chỉnh lý (sửa đổi lại theo quy định), chỉnh dung hay chỉnh tu.

Từ “chỉnh” ở đây có nghĩa là “sửa lại, sắp xếp lại cho đúng trật tự, dọn lại cho gọn gàng hơn” hoặc “trạng thái cân bằng, đều và tuân theo thứ tự”.

Phân tích nghĩa của từ “chỉn”

“Chỉn” là một từ Việt cổ. Theo Từ điển từ Việt cổ của Nguyễn Ngọc San & Đinh Văn Thiện (2001), “chỉn” có nghĩa là  “chỉ, vốn, quả thực, thật”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2007) ghi nhận chỉn là một từ cũ và được định nghĩa là “vốn, vẫn”. Từ “chỉn” vì là một từ Việt cổ nên có vẻ được sử dụng ít, khó mà liên hệ các từ được sử dụng với từ “chỉn” trong thực tế. 

Phân tích nghĩa của từ “chu”

Khi nhắc tới từ “chu”, người ta cũng sẽ liên tưởng tới nhiều nét nghĩa khác. Chu là từ gốc Hán, được xếp vào cả động từ và tính từ. 

  • Đầu tiên, “chu” với dạng động từ có nghĩa là hành động chúm chím của môi hoặc đưa môi ra phía trước.
  • Thứ hai, “chu” với dạng tính từ có nghĩa là đạt tới tiêu chuẩn, những quy tắc đã được định sẵn. Chu còn có nghĩa là toàn bộ phần diện tích bao quanh (chu vi).
  • Thứ ba, “chu” còn có nghĩa là lặp lại liên tiếp, xoay quanh một vòng tuần hoàn như chu kỳ, chu trình hay chu lưu.
  • Cuối cùng, Chu là một yếu tố Việt gốc Hán. Trong tiếng Hán, “Chu” có các nghĩa là “vòng quanh, đủ, vẹn, toàn thể”. Trong tiếng Việt, chu mang nghĩa là “đạt mức yêu cầu, đủ làm cho yên tâm, hài lòng, ổn” 

Sử dụng từ chỉn chu hay chỉnh chu

Như vậy, qua những phân tích chi tiết về mặt ngôn từ và căn cứ vào sự ghi chép rõ ràng trong các cuốn từ điển chính thống, sách báo nước ngoài, có thể khẳng định rằng chỉn chu là từ đúng chính tả và có nghĩa. Chỉn chu sử dụng chung trong tất cả văn bản, tài liệu pháp lý và trong giao tiếp hằng ngày. Còn chỉnh chu không được ghi chép trong  từ điển tiếng việt

=> Chúng ta đi đến kết luận, chỉn chu nghĩa gốc là “rất đạt, thật ổn”. Và chỉn chu mới đúng chính tả Tiếng Việt.

>>> Bài viết tham khảo: Xảy ra hay sảy ra? Đâu là từ viết đúng chính tả

Ví dụ về Chỉn chu

Khi muốn khen một ai đó có tính chu toàn, cẩn thận mọi mặt thì chúng ta thường dùng từ Chỉn chu.

Ví dụ:

“Trông anh ấy ăn mặc chỉn chu quá!”: câu này có nghĩa khen ngợi người này gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, cẩn thận.

“Cô nàng tính toán thật chỉn chu!”: câu này có nghĩa khen người con gái này tính toán cẩn thận mọi mặt, kỹ lưỡng và tỉ mỉ.

Nguyên nhân nhầm lẫn chỉnh chu – chỉn chu

cách khắc phục lối chính tả
Hiện tượng sai chính tả xảy ra khá phổ biến

Việc mắc lỗi sai chính tả không chỉ xảy ra với các bạn nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện vốn từ vựng tiếng Việt mà người lớn – những người có vốn từ ngữ phong phú, tưởng chừng đã sử dụng vô cùng thành thạo nhưng thực tế chứng minh rằng chính những người lớn chúng ta đang mắc lỗi sai chính tả khá phổ biến mà không hề nhận ra. Có hai nguyên nhân chính để giải thích cho hiện tượng sai chính tả này:

  • Về âm, chỉnh chu và chỉn chu có cách phát âm khá giống nhau (ở một số địa phương, phát âm như nhau). Hơn nữa, chỉnh chu có vẻ thuận miệng, thuận tai và dễ phát âm hơn so với chỉn chu.
  • Về nghĩa, từ “chỉnh” gợi liên tưởng đến các từ nghiêm chỉnh, chỉnh đốn, chỉnh tề, hoàn chỉnh… được sử dụng phổ biến nên tạo cảm giác vừa dễ hiểu vừa phù hợp với từ “chu” mang nghĩa trong các từ chu đáo, chu tất, chu toàn….Trong khi đó, với người Việt hiện nay, từ  “chỉn” – một từ Việt cổ gần như vô nghĩa.

>>> Bài viết tham khảo: Tướng phu thê là gì? Nhận biết tướng phu thê như thế nào?

Hy vọng rằng bài viết ngắn gọn nhưng đã cung cấp đủ thông tin giúp bạn đọc phân biệt được chỉn chu hay chỉnh chu mới là cách viết đúng chính tả. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi để nhận được câu trả lời sớm nhất nhé!

Từ khóa » Chỉn Chu Hay Chỉn Chu