Chín Mé - Căn Bệnh Thời Hiện đại - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Do đó, nhiều phụ nữ rất chăm chút cho đôi bàn tay của mình bằng việc thường xuyên làm móng, sơn móng. Thế nhưng, những thói quen ấy lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh “Chín mé”.
Việc đi làm móng tay, móng chân ở tiệm; mang giày cao gót, bít mũi; chơi các môn thể thao mà có nguy cơ cao bị chấn thương các đầu ngón tay, ngón chân; người béo phì, người đang điều trị HIV…; tất cả những nguyên nhân này góp phần cho bệnh chín mé xảy ra nhiều hơn trong thời buổi hiện đại ngày nay.
Bệnh chín mé là gì ?
Chín mé là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: xảy ra khoảng 1-3 ngày đầu, ở đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động.
+ Giai đoạn 2: từ ngày thứ 4-7, thời kỳ viêm lan tỏa, lan rộng ra chung quanh cả ngón, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đập, có thể sốt nhẹ.
+ Giai đoạn 3: có hiện tượng tụ mủ ở điểm sưng đỏ lúc đầu.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Chẩn đoán
Cần phân biệt chín mé với một số bệnh da liễu xảy ra ở đầu ngón như sau:
- Tổ đỉa: thường gây ngứa, ít đau, sưng nhẹ.
- Viêm cấp quanh móng: chân móng sưng nhức, có thể chảy mủ.
- Chín mé do ung thư hắc tố (melanotic whitlow): là một dạng của ung thư hắc tố, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái, đầu ngón bị sưng, thường có màu đen, có thể mất móng.
Xử trí khi bị chín mé
- Vệ sinh: Cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh như axít fusidic (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).
- Nếu chín mé làm mủ: cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh. Dùng kháng sinh: nhóm Oxacillin, Amoxicillin, hoặc Erythromycine.
- Chụp X-quang: khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị, nhằm xác định tình trạng biến chứng của chín mé.
Đừng để bệnh “chín mé” xảy ra ở bạn
Bệnh xảy ra một phần là do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày.
- Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu.
- Thường xuyên thay tất (vớ), tránh để cho chân bị ẩm ướt.
- Không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân.
- Hạn chế mang giày cao gót, giày bít ngón; mang giày vừa chân, không đi giày, dép quá chật.
- Khi cắt móng cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn. Móng nên được cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Điều này ngăn chặn gốc móng đâm vào da.
- Tránh chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.
- Nhân viên y tế cần mang găng khi chăm sóc bệnh nhân.
Từ khóa » Sưng Ngón Tay Có Mủ
-
Chín Mé, Cần Làm Gì? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học
-
Làm Gì Khi Bị Chín Mé? | Vinmec
-
Đầu Ngón Tay Sưng, Nhức Có Mủ Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Triệu Chứng Bệnh Chín Mé Ngón Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
Đau Nhức Mưng Mủ đầu Ngón Tay - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Ninh Bình
-
Nhiễm Trùng Bàn Tay - Health Việt Nam
-
Ngón Tay Bị Sưng Là Do đâu Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Chớ Chủ Quan Với Chín Mé Ngón Tay
-
Ngón Tay Bị Sưng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu - JEX
-
NHIỄM TRÙNG BÀN TAY - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
3 Cách Chữa Chín Mé Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất, Bạn Nên Biết
-
Ngón Tay Bị Sưng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Viêm Quanh Móng Cấp Tính - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Nhức Mưng Mủ đầu Ngón Tay - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG