Chỉnh Chu Hay Chỉn Chu? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Chỉnh chu hay chỉn chu?
- Nghĩa của từ chỉn chu
- Nghĩa của từ chỉnh chu
- Nguyên nhân nhầm lẫn giữa chỉn chu và chỉnh chu
Tiếng Việt là ngôn ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Đôi khi là người Việt chúng ta còn có thể dùng sai từ, không biết nên sử dụng từ nào mới chính xác, hợp lý. Một trong số những từ khiến chúng ta thường nhầm lẫn và đặt ra câu hỏi khi sử dụng đó là chỉnh chu hay chỉn chu?
Để giải đáp cho câu hỏi chỉnh chu hay chỉn chu? Kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Chỉnh chu hay chỉn chu?
Câu trả lời cho câu hỏi chỉnh chu hay chỉn chu là “chỉn chu” mới là cách dùng chính xác.
Nghĩa của từ chỉn chu trong cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giải thích như sau: “Chỉn chu: chu đáo, cẩn thận, không chê vào đâu được.”
Vậy theo từ điển Hoàng Phê, “chỉn chu” dùng để chỉ những con người ngăn nắp, có nề nếp, kĩ lưỡng.
Ví dụ: Anh ấy là người chỉn chu
Để hiểu rõ hơn tại sao lại dùng chỉn chu mà không phải chỉnh chu, kính mời quý bạn đọc theo dõi giải thích dưới đây.
Nghĩa của từ chỉn chu
Thực tế, “chỉn chu” là từ đã được ghi nhận và xuất hiện trong các tư liệu chίnh thống.
+ Từ “Chỉn”:
Việt Nam tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giải thích rằng: “Chỉn: vốn, vẫn (tiếng trợ từ). Chỉn e quê khách một mὶnh (truyện Kiều).”
Theo Từ điển từ Việt cổ của Nguyễn Ngọc San – Đinh Văn Thiện (2001), chỉn có nghĩa “chỉ, quả thực, vốn, thật”.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1997) ghi nhận chỉn là một từ cũ và giảng là “vốn, vẫn”.
+ Từ “Chu”:
Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “chu” thuộc hai lớp từ loại là động từ và tính từ.
– (đg) chúm môi lại và dẩu ra phía trước.
– (t) [khg] đầy đủ và đạt mức yêu cầu, có thể làm cho yên tâm, hài lòng: được thế này là chu lắm.
(2) Trong Tầm nguyên từ điển, “chu” có nghĩa là “giáp vòng”, “vây xung quanh”.
(3) Trong Từ điển Việt Nam, “chu” có nghĩa là “quanh khắp” và cũng được đọc là “châu” (châu vi).
(4) Trong Hán Việt từ điển, “chu” cũng có nghĩa là vòng xung quanh hình tròn (chu báo, chu kỳ, chu lưu, chu san) và cũng có nghĩa là đến nơi đến chốn (chu đáo, chu toàn, chu tất…)
Như vậy, “chu” ở đây có nghĩa là một cái gì đó toàn vẹn, tròn trịa, cẩn thận, đạt đến mức làm cho người ta cảm thấy hài lòng, không để sơ suất. Từ này cũng có khả năng vận dụng độc lập nếu dùng trong khẩu ngữ: “Được thế này là chu lắm” (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.226).
Theo đó, tuy rằng từ chỉn chu ghép lại và ngay cả nghĩa ban đầu cũng không quá sát với nghĩa chu đáo, kỹ lưỡng, cẩn thận. Nhưng đây là từ ghép được ghi chép chính xác trong từ điển và được sử dụng để diễn đạt nghĩa này đúng nhất.
Ví dụ: Ăn mặc chỉn chu; Kế hoạch chỉn chu,…
Nghĩa của từ chỉnh chu
Trong các từ điển Tiếng Việt như: Tầm Nguyên tự điển Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh; Thanh Nghị (1958), Từ điển Việt Nam, NXB Thời Thế, Sài Gòn; Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, NXB Trường Thi, Sài Gòn; Hoàng Phê (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng,… đều không có từ “chỉnh chu”.
Có thể thấy từ “chỉnh chu” là từ không chính xác, chưa được ghi nhận và không có trong từ điển tiếng Việt.
Phân tích nghĩa của từ “Chỉnh” theo từ điển:
(1) Chỉnh: sửa cho ngay, cho đúng: chỉnh đốn, chỉnh tề, chỉnh trang… (Tầm Nguyên tự điển Việt Nam).
(2) Chỉnh (không dùng một mình): ngay, cân, đều, thứ tự (Từ điển Việt Nam).
– Chỉnh đốn (đt): sửa sang, sắp đặt lại cho có thứ lớp (chỉnh đốn việc hương thôn).
– Chỉnh nghi (đt): sửa sang cho được sáng sủa, oai phong.
– Chỉnh tề (tt): ngăn nắp, gọn gàng, đâu ra đấy.
– Chỉnh tu (bt): tu chỉnh, sắp đặt, sửa lại.
Và hàng loạt những từ ghép khác gần nghĩa như: chỉnh lý, chỉnh sức, chỉnh túc, chỉnh trang…
(3) Chỉnh: nguyên thể, hoàn toàn có thứ tự, ngay ngắn, cân xứng (Hán Việt từ điển).
– Chỉnh bị: chỉnh đốn cho sẵn sàng.
– Chỉnh dung: sửa sang dung mạo cho gọn.
– Chỉnh đốn: sửa sang, sắp đặt cho chỉnh tề.
Và những từ gần nghĩa như: chỉnh lý, chỉnh nghi, chỉnh sức, chỉnh tề, chỉnh túc, chỉnh vũ… cũng có nghĩa là sửa sang, sắp đặt lại cho gọn.
(4) Chỉnh: theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thuộc hai lớp từ loại là tính từ và động từ:
– (t) cân đối, có trật tự hợp lí, đúng quy tắc giữa các thành phần cấu tạo: đối câu rất chỉnh.
– (đg) sửa lại vị trí, tư thế cho ngay ngắn, cho đúng: chỉnh lại đường ngắm, chỉnh lại tư thế ngồi trước khi chụp ảnh.
Và các từ ghép có yếu tố “chỉnh” như: chỉnh đốn, chỉnh hình, chỉnh huấn, chỉnh lí, chỉnh lưu, chỉnh sửa, chỉnh tề, chỉnh thể, chỉnh trang…
Vậy, như trên đã tìm hiểu, chúng ta thấy rằng từ “chỉnh” là một từ có khả năng tồn tại độc lập (là thực từ) thuộc hai lớp từ loại: động từ và tính từ.
Từ“Chỉnh” sẽ có nghĩa chung là chỉnh sửa sao cho gọn gàng hơn trước, sửa lại cho đúng.
Ví dụ: Chỉnh lại tư thế ngồi ngay ngắn; Chỉnh lại đồng hồ cho đúng giờ,…
Nguyên nhân nhầm lẫn giữa chỉn chu và chỉnh chu
Có lẽ, có khá nhiều bạn cho đến trước khi đọc bài viết này đều nhầm lẫn và sử dụng từ “chỉnh chu”. Bây giờ khi đọc qua bài viết này mới biết và hiểu cách dùng chính xác là từ “chỉn chu”.
Nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn này có thể kể đến:
+ Cách đọc và viết của Chỉnh và Chỉn khá giống nhau. Vì vậy, có nhiều bạn đọc hai từ này sai và trở thành thói quen. Đặc biệt là bị nhiễm thói quen từ những người xung quanh như ông, bà, cha mẹ cũng sử dùng sai từ này, vì vậy bạn nghe như nào thì đọc theo như vậy dẫn đến nhầm lẫn này.
+ Về nghĩa của từ “chỉnh”: chỉnh gợi liên tưởng đến các từ nghiêm chỉnh, chỉnh đốn, chỉnh tề, hoàn chỉnh… tạo cảm giác vừa dễ hiểu vừa phù hợp với yếu tố chu mang nghĩa trong các từ chu đáo, chu tất, chu toàn… và nhiều người cảm thấy ghép hai từ này rất đúng với ý nghĩa muốn truyền tải. Trong khi đó, với từ “chỉn” với nhiều người nó lại gần như vô nghĩa và có vẻ không hợp lý.
Tuy nhiên, như bạn đã biết cách dùng từ chỉn chu mới là chính xác nhất thể hiện nghĩa kỹ lưỡng, chu đáo, tỉ mỉ và cẩn thận. Nếu bạn vẫn đang sử dụng sai từ này thì hãy cố gắng sửa lại cho đúng và hợp lý nhất nhé.
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới chỉnh chu hay chỉn chu?
Từ khóa » Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu đúng
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu, Từ Nào Là đúng Chính Tả?
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu, Từ Nào Là đúng Chính Tả?
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu, Từ Nào Là đúng Chính Tả? - THPT Sóc Trăng
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu Mới đúng Chính Tả Tiếng Việt | Wikikienthuc
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu? Từ Nào Mới đúng Chính Tả Tiếng Việt?
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu, Từ Nào đúng Chính Tả Tiếng Việt? - Thủ Thuật
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu? Câu Trả Lời Khiến Bạn Bất Ngờ
-
Chỉn Chu Là Gì? Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu Là đúng Chính Tả?
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu Là đúng Chính Tả? - LUV.VN
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu Mới đúng Chính Tả?
-
“Chỉn Chu” Hay “Chỉnh Chu” Từ Nào Mới Đúng Chính Tả?
-
“Chỉnh Chu” Hay “chỉn Chu”? - Báo điện Tử Bình Định
-
"Chỉn Chu" Hay "chỉnh Chu" Là đúng Chính Tả? - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Chỉn Chu Hay Chỉnh Chu? Sử Dụng Từ Nào Mới đúng Chính Tả Tiếng Việt