[CHÍNH HÃNG] Thuốc Crestor 20mg - Giải Pháp Hạ Mỡ Máu Hiệu Quả

Thuốc Crestor 20mg được chỉ định để điều trị hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL, Apolipoprotein B, Triglycerid và làm tăng HDL. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Crestor 20mg.

1 Thành phần

Thành phần:

Mỗi viên thuốc Crestor 20mg chứa Rosuvastatin hàm lượng 10mg.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Crestor 20mg

2.1 Tác dụng của thuốc Crestor 20mg

Crestor 20mg là thuốc gì? Thuốc có tác dụng hạn chế tỷ lệ chuyển đổi 3-Hydroxy -3-Methylglutaryl Coenzyme A thành Mevalonate vì là một chất ức chế có chọn lọc và cạnh tranh của HMG-CoA reductase.

Ngoài ra Mevalonate còn chuyển hóa thành Cholesterol. Từ đó có tác dụng hạ Cholesterol và Triglyceride ở máu và làm chậm sự tích tụ mảng bám Lipit trong máu.

Gan là nơi Rosuvastatin tác dụng đến nhiều nhất, là cơ quan quyết định việc sản sinh ra Cholesterol. Do đó, Crestor được sử dụng trong điều trị cholesterol cao; xơ vữa động mạch; cholesterol cao, dị hợp tử gia đình; cholesterol cao, đồng hợp tử gia đình và tăng lipid máu [1].

2.2 Chỉ định thuốc Crestor 20mg

  • Tăng Cholesterol máu nguyên phát (loại IIa kể cả tăng Cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử).
  • Rối loạn lipid máu hỗn hợp (loại IIb).
  • Rối loạn Beta lipoprotein máu nguyên phát (tăng Lipoprotein máu týp III).
  • Bổ trợ chế độ ăn kiêng ở người lớn tăng Triglycerid, làm chậm tiến triển xơ vữa động mạch.
  • Tăng Cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử.
  • Hỗ trợ chế độ ăn kiêng ở bệnh nhi 10-17 tuổi bị tăng Cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử (HeFH).
  • Phòng bệnh tim mạch nguyên phát (giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thủ thuật tái tưới máu mạch vành).

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Rosuvastatin SaVi 10 - Thuốc làm hạ mỡ máu

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Crestor 20mg

3.1 Liều dùng thuốc Crestor 20mg

  • Khởi đầu 5 hoặc 10 mg, ngày 1 lần, chỉnh liều bằng cách tăng từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần và phải theo dõi phản ứng có hại của thuốc, đặc biệt với hệ cơ.
  • Chuẩn liều đến 40 mg chỉ cho bệnh nhân tăng Cholesterol máu nặng nguy cơ cao bệnh tim mạch (đặc biệt tăng Cholesterol máu gia đình), mà không đạt mục tiêu điều trị ở liều 20 mg và phải theo dõi thường xuyên.
  • Tăng Cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử trên bệnh nhi (10-17t.): 5-20 mg/ngày, tối đa 20 mg/ngày. Chỉnh liều sau ≥ 4 tuần.
  • Tăng Cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử: kinh nghiệm sử dụng giới hạn trên nhóm nhỏ trẻ em (≥ 8t.).
  • Người cao tuổi, suy thận nhẹ-vừa: không cần chỉnh liều.
  • Khi phối hợp Atazanavir, Ritonavir/Atazanavir, Lopinavir/Ritonavir: không vượt quá 10 mg/lần/ngày.
  • Trường hợp liều Crestor là 40 mg: khi phối hợp Cyclosporine không nên vượt quá 5 mg/lần/ngày.
  • Trường hợp liều Crestor là 20 mg: khi phối hợp Gemfibrozil không nên vượt quá 10 mg/lần/ngày.[2]

3.2 Cách dùng thuốc Crestor 20mg hiệu quả

Thuốc Crestor uống vào lúc nào?

  • Thuốc có thể dùng bất cứ thời điểm nào trong ngày, trước, trong hoặc xa bữa ăn.
  • Dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý thêm hoặc giảm liều.
  • Trước và trong quá trình điều trị phải tuân theo chế độ ăn kiêng giảm Cholesterol.
  • Ban đầu sử dụng liều thấp nhất cps tác dụng, sau đó tăng liều phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân.

4 Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Bệnh gan phát triển kể cả tăng Transaminase huyết thanh kéo dài và không rõ nguyên nhân, và khi Transaminase tăng hơn 3 lần giới hạn trên mức bình thường.
  • Bệnh nhân bị suy thận nặng.
  • Bệnh nhân có bệnh lý về cơ.
  • Người đang dùng Cyclosporin.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, phụ nữ có thể có thai mà không dùng biện pháp tránh thai thích hợp.
  • Hoặc các trường hợp chống chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc A.T Rosuvastatin 20mg ( An Thiên) điều trị tăng mỡ máu hiệu quả

5 Tác dụng phụ của thuốc Crestor 20mg

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp thoáng qua: Đau đầu, choáng váng; đau bụng, táo bón, buồn nôn, nôn mửa; đau cơ, khó vận động
  • Các tác dụng ít gặp về da như: phát ban, nổi mề đay.
  • Các phản ứng hiếm gặp do dị ứng với thành phần của thuốc như: bệnh viêm tụy, bệnh lý về cơ, phù mạch máu.
  • Tăng Transaminase gan nhẹ.
  • Thông báo ngay cho dược sĩ về những tác dụng không mong muốn gặp phải khi điều trị bằng thuốc này.
  • Xin lời khuyên từ dược sĩ hoặc bác sĩ để có được hướng giải quyết tốt nhất.

6 Tương tác

Trước khi điều trị nên báo cáo đầy đủ với bác sĩ điều trị các thuốc mà bạn sử dụng. Một số thuốc có tương tác với thuốc Crestor 20mg gồm:

  • Không dùng chung thuốc với Ciclosporin: gây tăng nồng độ và độc tính Crestor.
  • Không dùng chúng với: Chất ức chế Protease (như Atazanavir, Ritonavir, Lopinavir) sẽ làm tăng độc tính của Crestor.
  • Thuốc chống đông máu Coumarin, Antacid, Niacin, Fenofibrate sẽ làm giảm tác dụng của Crestor.
  • Khi gặp bất kì biến cố bất lợi nào nghi ngờ liên quan đến các thuốc dùng cùng hãy báo ngay cho bác sĩ để có lời khuyên.
  • Tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng Statin đồng thời các thuốc: Gemfibrozil, thuốc hạ Cholesterol máu nhóm Fibrate khác, Niacin liều cao (> 1g/ngày), Colchicin.
  • Sử dụng đồng thời thuốc hạ lipid máu nhóm Statin với thuốc ức chế Protease điều trị HIV và viêm gan siêu vi C (HCV) có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân. Tình trạng tổn thương thận là hậu quả của tiêu cơ vân, có thể dẫn đến suy thận và gây tử vong.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Bệnh nhân bệnh thận, nhược giáp, tiền sử bản thân/gia đình bệnh di truyền về cơ, tiền sử bệnh cơ do sử dụng Statin hoặc Fibrate trước đó, tiền sử bệnh gan và/hoặc uống rượu nhiều, > 70t.

Dùng đồng thời Fibrate, khả năng xảy ra tương tác thuốc và một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt.

Nếu nồng độ CK tăng cao đáng kể trước khi điều trị hoặc trong khi điều trị kèm triệu chứng cơ trầm trọng và gây khó chịu: không điều trị bằng Crestor hoặc ngưng tạm thời Crestor.

Không nên dùng khi có nhiễm khuẩn huyết; tụt huyết áp; đại phẫu; chấn thương; rối loạn điện giải, nội tiết và chuyển hóa nặng; co giật không kiểm soát được.

Ngưng/giảm liều nếu Transaminase huyết thanh gấp 3 giới hạn trên mức bình thường.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Cholesterol cần thiết cho sự phát triển của bào thai, nguy cơ sở dụng thuốc lớn hơn lợi ích nó đem lại. Do đó, không sử dụng đối với phụ nữ mang thai.

Nghiên cứu trên động vật, thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, do đó không sử dụng đối với bà mẹ đang cho con bú.

7.3 Xử trí khi quá liều

Chưa có báo cáp về triệu chứng khi sử dụng quá liều thuốc. Khi phát hiện uống quá liều, nên theo dõi chức năng gan, khuyến cáo điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

7.4 Bảo quản

Điều kiện lý tưởng cho việc bảo quản thuốc là nhiệt độ 25 độ C.

Nơi khô ráo thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm hỏng thuốc.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-18150-14.

Nhà sản xuất: IPR Pharm Inc - Mỹ.

Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên.

9 Thuốc Crestor 20mg giá bao nhiêu?

Thuốc Crestor 20mg giá bao nhiêu? Sản phẩm hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Crestor 20mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Crestor 20mg mua ở đâu?

Thuốc Crestor 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Crestor 20mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

11 Ưu - Nhược điểm của thuốc Crestor 20mg

11.1 Ưu điểm của thuốc Crestor 20mg

  • Dạng viên nén dễ sử dụng và bảo quản thuốc.
  • Phù hợp với những bệnh nhân cần sử dụng thuốc liều cao, giảm số viên thuốc cần uống mỗi lần sử dụng.
  • Thuốc có tác dụng trong phòng ngừa thứ phát ở những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim [3].
  • Thuốc được sản xuất bởi IPR Pharm Inc - Mỹ, đây là công ty dược phẩm nổi tiếng với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành.

11.2 Nhược điểm của thuốc Crestor 20mg

  • Giá thành sản phẩm khá cao, cao hơn so với thuốc Crestor 5mg và 10mg.
  • Không sử dụng được ở phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 6 tuổi.

Tổng 20 hình ảnh

crestor20mg 6 H3005
crestor20mg 6 H3005
crestor20mg 3 M5655
crestor20mg 3 M5655
crestor20mg 2 U8073
crestor20mg 2 U8073
thuoc crestor 20mg 12 E1204
thuoc crestor 20mg 12 E1204
crestor20mg 5 O5643
crestor20mg 5 O5643
crestor20mg 7 A0368
crestor20mg 7 A0368
crestor20mg 14 C1343
crestor20mg 14 C1343
crestor20mg 9 M5174
crestor20mg 9 M5174
thuoc crestor 20mg 11 N5650
thuoc crestor 20mg 11 N5650
thuoc crestor 20mg 10 E1620
thuoc crestor 20mg 10 E1620
thuoc crestor 20mg R7241
thuoc crestor 20mg R7241
thuoc crestor 20mg 01 D1480
thuoc crestor 20mg 01 D1480
thuoc crestor 20mg 02 O6502
thuoc crestor 20mg 02 O6502
thuoc crestor 20mg 03 T7587
thuoc crestor 20mg 03 T7587
thuoc crestor 20mg 04 F2386
thuoc crestor 20mg 04 F2386
thuoc crestor 20mg 05 I3103
thuoc crestor 20mg 05 I3103
thuoc crestor 20mg 06 V8614
thuoc crestor 20mg 06 V8614
thuoc crestor 20mg 07 N5237
thuoc crestor 20mg 07 N5237
thuoc crestor 20mg 08 G2835
thuoc crestor 20mg 08 G2835
thuoc crestor 20mg 09 N5806
thuoc crestor 20mg 09 N5806

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Crestor 5 (Crestor 5 mg), Drugs.com. Truy cập ngày 14 tháng 09 năm 2022.
  2. ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF TẠI ĐÂY
  3. ^ Wander GS, Hukkeri MYK, Yalagudri S, Mahajan B, Panda AT (Ngày đăng: Tháng 03 năm 2018). Rosuvastatin: Role in Secondary Prevention of Cardiovascular Disease, Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 09 năm 2022.

Từ khóa » Thuốc Crestor 20mg